KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa (Trang 35 - 37)

h) Lựa chọn nhà thầu trong trường họp đặc biệt: Trường họp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác thì

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Luật đấu thầu cũng như luật pháp nói chung, có nguồn gốc lịch sử hình thành. Nó gắn liền với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Tuy nhiên luật đấu thầu có đặt trưng riêng liên quan tới đặc điểm và mục đích của

hoạt động đấu thầu. Trước hết, luật đấu thầu ra đời do đòi hỏi từ công tác mua sắm công khai và minh bạch sử dụng nguồn vốn lớn, chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Trong đó chỉ có một người mua và rất nhiều người bán. Người mua (bên mời thầu) chủ yếu là cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế ... luôn mong muốn mua được hàng hóa chất lượng cao với giá thấp nhất. Người bán là các nhà thầu với mong muốn giành được lợi nhuận tối đa và uy tín cao trong việc cung cấp hàng hóa. Để thống nhất được lợi ích của các bên tham gia đấu thầu gồm: bên mua, bên bán, chính phủ, nhà tài trợ và các bên liên quan khác, cần phải có một cơ sở pháp lý để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nước và quốc tế phù họp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Vấn đề này đã được phân tích trong chương 1 của luận văn để thấy rõ vai trò, sự cần thiết phải có các hướng dẫn, quy chế và luật đấu thầu quốc tế.

Để làm rõ hơn về đấu thầu quốc tế tác giả đã nêu ra các khái niệm về hình thức và phương thức đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa theo quan điểm của WB, ADB, SIDA, Việt Nam và Luật mẫu của UNCITRIAL. Từ đó tác giả rút ra các đặc điểm riêng của các chế định về đấu thầu mua sắm hàng hoá quốc tế liên quan tới chủ thể, đối tượng giao dịch, điều kiện mua bán và các điều kiện pháp lý. Đây cũng là căn cứ để phân biệt với các hình thức đấu thầu khác không phải mua sắm hàng hóa qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế, liên quan đến đối tượng mua sắm như: dịch vụ, tư vấn và xây lắp.

Cuối cùng, tác giả nêu lên các nguyên tắc cơ bản và căn cứ pháp lý cho hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế của một số nhà tài trợ như WB, ADB, SIDA... Các quy định cụ thể, trên cơ sở so sách với hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế sẽ được trình bày ở chương 2.

Chương 2

NỘI DUNG Cơ BẢN CÁC QUY ĐỊNH VỂ ĐÂU THẦU MUA SẮM HÀNG HOÁ QUỐC TÊ HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w