Đây là chức năng quan trọng của Nhà nước để kìp thời phát hiện và uốn nắn các hoạt động đấu thầu sao cho đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt là những hành vi như tham nhũng, thông đồng đấu thầu, gian lận thương mại, do mặt trái của cơ chế thị trường gây nên.
Các cơ quan chức năng của Nhà nước như: công an kinh tế, thanh tra, có đủ khả năng để kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiến nại, xử lý vi phạm trong đấu thầu. Để đảm bảo tính khách quan đồng thời không làm giảm tiến độ thực hiện dự án,
các cơ quan này cần có sự hoạt động độc lâp, chí công, vô tư, kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu.
Ớ Việt Nam, cơ quan thanh tra chưa thực sự tách rời khỏi Chính phủ để trở hành một hệ thống độc lập. Điều này có nghĩa là cả bên mời thầu và Thanh tra đều thuộc Chính phủ. Vì vậy, hoạt động của cơ quan này chưa phát huy hết vai trò của nó để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt trong công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam, do cơ cấu tổ chức và cơ chế cũ để lại với nhiều Ban quản lý dự án hoạt động không bị bất kỳ ngành luật hay hệ thống pháp luật nào điều chỉnh, đã gây nên rất nhiều khó khăn trong công tác thanh tra kiểm tra. Trong thời gian tới, chắc chắn các mô hình Ban quản lý dự án phải được thay đổi để nó có cơ chẽ điều chỉnh, giám sát và hoạt động có hiệu quả.
Công tác báo cáo cũng là hoạt động quan trọng trong đấu thầu. Căn cứ vào báo cáo mà các cơ quan chức năng có thể đánh giá các chỉ số phát triển, để có định hướng cho các hoạt động đầu tư trong tương lai đúng mục đích và phù hợp với yêu cầu xã hội cũng như các quy luật của nền kinh tế thị trường theo định hưóng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.