Trung bình Thấp nhất Cao nhất Độ lệch chuẩn
Số nhân khẩu 4,48 2,00 7 1,12
Số lao động trồng lúa 2,02 1,00 4 0,81
Nguồn: số liệu khảo sát 2015
Số nhân khẩu của nông hộ được khảo sát bình quân hơn 4 nhân khẩu/hộ. Số nhân khẩu của nông hộ được khảo sát được dao động trong khoảng từ 2 – 7 khẩu/hộ. Số lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất lúa của nơng hộ bình qn khoảng 2 lao động/hộ. Số lượng lao động tham gia trồng lúa dao động trong khoảng từ 1 – 4 lao động/hộ. Trong quá trình khảo sát thực tế, các đáp viên đều cho rằng với số lượng lao động như trên thì khơng đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông hộ nên phần lớn các hộ sản xuất lúa đều có thuê lao động trong sản xuất lúa để đảm bảo các khâu trong quá trình sản xuất được đảm bảo.
4.3.1.5 Diện tích đất canh tác của nơng hộ
Diện tích đất canh tác của nơng hộ qua kết quả khảo sát được thể hiện qua kết quả khảo sát về diện tích đất canh tác của nơng hộ cho thấy, tổng diện tích đất trung bình của nơng hộ là 1,65ha. Trong đó, hộ có diện tích đất đai thấp nhất là 0,2ha và hộ có diện tích đất canh tác lớn nhất là 9,25ha. Trong tổng diện tích đất canh tác của nơng hộ, diện tích trồng lúa trung bình là 1,63ha, cịn lại là diện tích trồng các loại cây trồng khác hay diện tích ni thủy sản bình qn khoảng 0,2ha/hộ.
Bảng 5: Diện tích đất đai của nơng hộ
ĐVT: ha Trung bình Thấp nhất Cao nhất Độ lệch chuẩn Tổng diện tích đất 1,65 0,20 9,25 1,55 Diện tích trồng lúa 1,63 0,20 9,10 1,54 Diện tích CĐL 0,89 0,20 2,50 0,43 Diện tích đất khác 0,02 0 0,40 0,05
Bảng 5 cũng cho thấy rằng, trong 1,63 ha canh tác lúa, thì bình quân chỉ có 0,89ha (chiếm 54,6%) đất trồng lúa tham gia mơ hình CĐL. Phần diện tích cịn lại là diện tích sản xuất theo kiểu truyền thống của nơng hộ. Nhìn chung, trồng lúa vẫn đang là hoạt động sản xuất chính của nơng hộ được khảo sát. Ngồi diện tích tham gia CĐL, cịn khoảng hơn 40% diện tích chưa tham gia CĐL. Diện tích này là tiềm năng để tiếp tục mở rộng mơ hình trong thời gian tới.
4.3.2 Tình hình tài chính của nơng hộ
Tình hình tài chính của nơng hộ qua kết quả khảo sát được đánh giá qua các yếu tố về thu nhập, tình hình vốn sản xuất, tình hình tiếp cận vốn vay và mục đích sử dụng vốn của nông hộ.
4.3.2.1 Thu nhập và cơ cấu nguồn thu nhập của nông nộ
Kết quả khảo sát về tổng thu nhập trung bình của nơng hộ được thể hiện qua Bảng 6. Tổng thu nhập của nông hộ ở mức trên 60 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 28,89%; nhóm nơng hộ có thu nhập nằm trong khoảng từ 21 – 40 triệu/năm chiếm 27,78%. Tiếp theo là nhóm hộ có thu nhập từ 20 triệu trở xuống (chiếm 26,67%). Cịn lại là nhóm nơng hộ có tổng thu nhập từ 41 – 60 triệu đồng/năm. Kết quả ở Bảng 6 cho thấy, tổng thu nhập tung bình của nơng hộ được khảo sát là 56,08 triệu đồng/năm. Nơng hộ có tổng thu nhập cao nhất là 807,65 triệu đồng và thấp nhất là 4,98 triệu đồng