Tình trạng thu nhập khi tham gia CĐL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng lớn tại huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 54)

Tần số %

Thu nhập tăng 59 65,56

Thu nhập không đổi 31 34,44

Tổng 90 100,00

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

4.3.3.3 Thuận lợi và khó khăn khi tham gia mơ hình CĐL

Sản xuất lúa theo mơ hình CĐL là một mơ hình sản xuất mới kết hợp với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho nơng hộ. Mơ hình được bắt đầu triển khai từ năm 2012 đến nay cũng đã mang đến nhiều thuận lợi và một số khó khăn đối với nơng hộ.

Những thuận lợi của nông hộ khi sản xuất theo mơ hình CĐL

Kết quả khảo sát về những thuận lợi khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn được trình bày qua Bảng 13. Sản xuất theo mơ hình CĐL mang lại nhiều thuận lợi cho nông hộ. Thuận lợi được nhiều nơng hộ đánh giá trong q trình khảo sát là ít tốn chi phí hơn so với sản xuất theo mơ hình truyền thống (56,67% nơng hộ đánh giá). Ít tốn chi phí một phần là do sản xuất mang tính đồng loạt trong mơ hình, giúp giảm chi phí bơm tưới, phịng trị bệnh … Một trong những điểm thuận lợi quan trọng là được đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (37,78%). Bên cạnh đó, việc sản xuất theo mơ hình CĐL có sự liên kết với doanh nghiệp nên nơng hộ có thị trường tiêu thụ ổn định hơn.

Bảng 13: Những thuận lợi khi sản xuất theo mơ hình CĐL

Tần số %

Được đầu tư CSHT 34 37,78

Thị trường tiêu thụ ổn định 31 34,44

Được tập huấn kỹ thuật 31 34,44

Được hỗ trợ vay vốn 12 13,33

Ít tốn chi phí hơn 51 56,67

Được trao đổi kỹ thuật sản xuất giữa các hộ 21 23,33

Sản xuất an toàn hơn 5 5,56

Sản xuất đồng loạt hơn 37 41,11

Được tập huấn kỹ thuật và được trao đổi kỹ thuật sản xuất giữa các hộ cũng là điểm thuận lợi được nhiều nông hộ đánh giá (Bảng 13). Ngồi ra, cịn có các thuận lợi khác như được hỗ trợ vay vốn, sản xuất an toàn hơn

Một số khó khăn của nơng hộ khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn

Bên cạnh những thuận lợi như trên, trong quá trình sản xuất theo mơ hình CĐL, nơng hộ cịn gặp một số khó khăn được trình bày trong Bảng 14.

Bảng 14: Khó khăn khi sản xuất theo mơ hình CĐL

Tần số %

Quy trình sản xuất phức tạp 25 27,78

Giá đầu vào cao 14 15,56

Thiếu lao động 21 23,33

Giao thơng khó khăn 22 24,44

Khơng được hỗ trợ vay vốn 17 18,89

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Khó khăn được nhiều nơng hộ đánh giá nhất là quy trình sản xuất phức tạp (27,78%). Hệ thống cơ sở hạ tầng được hỗ trợ đầu tư, tuy nhiên hệ thống giao thơng cịn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc vận chuyển vật tư sản phẩm… Bên cạnh đó, việc sản xuất đồng loạt cũng làm cho việc thuê lao động trở nên khó khăn hơn, nhất là trong những khâu không thực hiện cơ giới hóa. Ngồi ra, cịn có một số khó khăn như giá vật tư đầu vào cao, không được hỗ trợ vay vốn cũng là những khó khăn đối với một số nông hộ được khảo sát.

4.3.3.4 Đầu vào sản xuất lúa

Loại giống lúa canh tác

Kết quả khảo sát về giống lúa canh tác của nông hộ cho thấy các giống lúa phổ biến là OM6976, OM4900, OM5451, OM4218, HG2, Jasmine. Cơ cấu giống lúa được trồng qua kết quả khảo sát được thể hiện qua Hình 4. Giống lúa OM4900 được sử dụng phổ biến hơn các giống lúa khác (chiếm 34,44%). Tiếp theo là giống lúa Jasmine chiếm 21,11%. Còn lại là các giống lúa khác được trình bày chi tiết trong Hình 4. Nhìn chung, các giống lúa của nông hộ sử dụng đều là những giống lúa chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, những giống lúa được sử dụng đều là giống lúa xác nhận nên chất lượng giống được đảm bảo theo tiêu chí của của CĐL.

Hình 4: Cơ cấu giống lúa canh tác của nông hộ tham gia CĐL

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Nơi mua lúa giống

Mạng lưới cung cấp giống được phát triển nên nơng hộ cũng có nhiều nơi để lựa chọn và mua lúa giống. Kết quả khảo sát cho thấy, nông hộ mua chủ yếu mua lúa giống từ 4 nguồn: trung tâm giống, viện, trường đại học; công ty; cửa hàng vật tư, giống và trại sản xuất giống. Trong các nguồn cung cấp trên, nông hộ mua giống từ Trung tâm giống, Viện, trường đại học chiêm tỷ lệ cao hơn so với các nguồn cịn lại (chiếm 60%); mua giống từ các cơng ty cung cấp đầu vào chiếm 28,89%; mua từ các các cửa hàng vật tư, giống chiếm 26,67%. Còn lại là mua từ các trại sản xuất lúa giống tư nhân.

Hình 5: Nguồn mua lúa giống của nơng hộ

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Từ kết quả trên cho thấy, nông hộ tham gia mơ hình này quan tâm đến chất lượng giống nên phần lớn họ mua giống xác nhận ở những nơi có uy tín để đảm bảo hoạt động sản xuất được hiệu quả hơn. Qua đó cho thấy, nơng hộ đã có nhận thức đúng hơn trong việc lựa chọn đầu vào trong sản xuất của mình.

Lý do chọn giống lúa canh tác

Nông dân có nhiều tiêu chí để nông hộ chọn giống lúa canh tác như: năng suất, kháng sâu bệnh, được bao tiêu sản phẩm, phù hợp điều kiện tự nhiên …

Bảng 15: Lý do chọn mua giống lúa

Tần số %

Năng suất cao 35 38,89

Được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm 17 18,89

Làm theo chương trình CĐL 34 37,78

Phù hợp với đktn 24 26,67

Kháng sâu bệnh 17 18,89

Giá bán cao 12 13,33

theo khuyến cáo 5 5,56

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Bảng 15 cho thấy, năng suất cao là tiêu chí được nhiều nơng hộ quan tâm khi lựa chọn giống lúa để canh tác (chiếm 38,89%). Tiếp theo là chọn giống lúa theo chương trình CĐL (37,78%). Bên cạnh đó, có 26,67% nơng hộ chọn giống phù hợp với điều kiện tự nhiên để đạt năng suất cao. Ngồi ra, cịn có các lý do như chọn những giống được bao tiêu sản phẩm; giống kháng sâu bệnh hay những giống có giá bán cao (Jasmine).

Vật tư đầu vào

Vật tư đầu vào bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ sản xuất…. Bảng 16 cho thấy, nông hộ mua vật tư đầu vào từ các cửa hàng bán lẻ, các đại lý và mua từ các công ty đầu tư vào CĐL.

Bảng 16: Nguồn mua vật tư đầu vào

Tần số %

Cửa hàng bán lẻ 12 13,33

Đại lý 45 50,00

Mua từ các công ty đầu tư MH CĐL 33 36,67

Tổng 90 100,00

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Bảng 16 cho thấy, nông hộ mua vật tư đầu vào từ các đại lý cung cấp vật tư chiếm 50% trong tổng số nông hộ được khảo sát. Đối với mơ hình CĐL, một số cơng ty có liên kết cung cấp vật tư với giá rẻ hơn thị trường để hỗ trợ cho nông hộ. Ngồi ra, một số cơng ty bao tiêu sản phẩm đầu ra cũng cung cấp đầu vào cho nông dân sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy, có 36,67% nông hộ mua đầu vào từ các công ty đầu tư vào mơ hình hay các cơng ty bao tiêu sản phẩm. Cịn lại, 13,33% nông hộ mua vật tư đầu vào từ các cửa hàng bán lẻ vật tư nơng nghiệp. Có nhiều lý do để nông hộ chọn mua vật tư từ các nguồn khác nhau. Các lý do để nông hộ quyết

Bảng 17: Lý do mua vật tư từ các nguồn cung cấp

Tần số %

Được công ty đầu tư, giá rẻ hơn thị trường 31 34,44

Được mua trả chậm 53 58,89

Được hướng dẫn kỹ thuật 28 31,11

Gần nhà, thuận tiện vận chuyển 16 17,78

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Trong những lý do chọn mua vật tư của nông hộ, lý do được mua vật tư trả chậm là lý do phổ biến nhất của nông hộ qua kết quả khảo sát (chiếm 58,89%); có 34,44% nơng hộ chọn mua vật tư của cơng ty vì được đầu tư với giá rẻ hơn giá thị trường. Bên cạnh đó, mua vật tư được hướng dẫn thêm kỹ thuật sử dụng cũng là một trong những yếu tố để quyết định lựa chọn nơi mua vật tư của nông hộ. Cuối cùng là yếu tố gần nhà, thuận tiện trong việc vận chuyển cho nông hộ.

Từ những lý do trên cho thấy, thiếu vốn sản xuất đang là vấn đề làm tăng chi phí sản xuất do nơng dân phai vay vốn hay mua vật tư trả chậm. Bên cạnh đó, đối với những hộ đủ vốn thì có thể mua vật tư của công ty đầu tư với giá rẻ hơn, làm giảm chi phí sản xuất cho nơng hộ.

4.3.3.5 Cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV

Liều lượng sử dụng phân bón, thuốc BVTV là một trong những kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mơ hình. Qua khảo sát cho thấy, nơng dân thương sử dụng liều lượng phân bón và thuốc BVTV theo cách kết hợp giữa hướng dẫn kỹ thuật với kinh nghiệm của mình. Kết quả khảo sát về cách sử dụng liều lượng phân bón và thuốc BVTV được thể hiện trong Bảng 18 và Bảng 19

Đối với cách sử dụng phân bón

Bảng 18 cho thấy, có 81,11% nơng hộ bón phân theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Tỷ lệ nông hộ sử dụng liều lượng phân bón dựa vào kinh nghiệm chiếm 64,44%. Bên cạnh đó, có 41,11% nơng hộ sử dụng liều lượng phân bón theo mức hiện tại để có năng suất cao. Ngồi ra, một số nơng hộ sử dụng liều lượng phân bón theo kinh nghiệm của hàng xóm hoặc sử dụng theo lượng phân bón có sẵn tại nhà. Bảng 18: Cách sử dụng liều lượng phân bón

Tần số %

Làm theo kinh nghiệm 58 64,44

Hướng dẫn của CBKT 73 81,11

Có sẵn trong nhà 17 18,89

Để có năng suất cao 37 41,11

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Đối với cách sử dụng thuốc BVTV

Đối với thuốc BVTV có 100% nông hộ áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Bên cạnh đó, có đến 75,56% nơng hộ sử dụng liều lượng thuốc theo kinh nghiệm. Ngồi ra, có 30% nơng hộ sử dụng thuốc theo ngân sách của gia đình. Cịn lại là sử dụng theo hướng dẫn của người bán hay sử dụng theo quảng cáo trên phương tiện thơng tin

Nhìn chung, qua phân tích về cách thức sử dụng liều lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho cho thấy phần lớn nông hộ cũng đã sử dụng liều lượng theo hướng dẫn kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều nơng hộ sử dụng liều lượng theo lượng phân bón có sẵn trong gia đình, hay sử dụng lượng thuốc theo ngân sách gia đình hoặc sử dụng theo kinh nghiệm của hàng xóm. Việc sử dụng theo ngân sách hay theo lượng có sẵn sẽ không đảm bảo các nguyên tắc “4 đúng”, hay “1 phải 5 năm giảm” sẽ làm giảm hiệu quả kỹ thuật của mơ hình. Việc sử dụng theo kinh nghiệm của hàng xóm cũng dẫn đến sự kém hiệu quả do điều kiện sản xuất của nơng hộ có thể khác nhau.

Bảng 19: Cách sử dụng liều lượng thuốc BVTV

Tần số %

Làm theo kinh nghiệm 68 75,56 Hướng dẫn của CBKT 90 100,00 Ngân sách gia đình 27 30,00 Hướng dẫn của người bán 14 15,56 QC trên phương tiện thông tin 28 31,11

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Tình hình dịch bệnh trên lúa và các ứng phó

Về tình hình dịch bệnh trên lúa, kết quả khảo sát 90 nông hộ cho thấy, có 64,44% nơng hộ gặp dịch bệnh nghiêm trọng trong năm 2014. Trong đó có 30 hộ (chiếm 33,33%) gặp phải dịch rầy nâu trên lúa và có 46,67% nơng hộ bị dịch đạo ơn. Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, nơng hộ được sự hướng dẫn của cơ quan khuyến nông địa phương biện pháp phịng ngừa và ứng phó với tình hình dịch bệnh. Hoạt đơng ứng phó của nơng hộ với dịch bệnh được thể hiện ở Bảng 20.

Bảng 20 cho thấy các hoạt động ứng phó với dịch bệnh của nông hộ cụ thể như: thường xuyên kiểm tra đồng ruộng; phun chế phẩm sinh học để phòng ngừa dịch bệnh bùng phát và phun thuốc đặc trị sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng”.

Bảng 20: Hoạt động ứng phó với dịch bệnh trên lúa của nông hộ

Tần số %

Kiểm tra đồng ruộng 54 60,00

Phun thuốc đặc trị theo nguyên tắc 4 đúng 42 46,67

Phun chế phẩm sinh học 16 17,78

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

4.3.3.6 Tập huấn kỹ thuật sản xuất

Từ kết quả phân tích về cách thức sử dụng liều lượng phân, thuốc BVTV và cách ứng phó với tình hình dịch bệnh cho thấy được sự quan trọng của việc ứng dụng kỹ thuật trong hoạt động sản xuất của nơng hộ. Vì thế, việc tập huấn kỹ thuật cho nông hộ là vấn đề rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Số lần tập huấn và nội dung tập huấn kỹ thuật

Kết quả khảo sát về số lần tham dự tập huấn của nơng hộ bình qn trên 5 lần/hộ. Nơng hộ có số lần tập huấn thấp nhất là 2 lần và cao nhất là 15 lần. Nội dung được tập huấn của nông hộ được thể hiện qua Bảng 21.

Bảng 21: Nội dung được tập huấn

Tần số %

Kỹ thuật trồng lúa và phòng trừ sâu bệnh 38 42,22 Sử dụng phân bón, thuốc BVTV 39 43,33

Kỹ thuật sản xuất giống 6 6,67

Ghi chép nhật ký đồng ruộng 35 38,89

Hạch toán kinh tế 10 11,11

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Bảng 21cho thấy, có 43,33% nơng hộ được tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Về kỹ thuật trồng lúa và phòng trừ sâu bệnh được 42,22% nơng hộ đánh giá có tham dự nội dung tập huấn này. Bên cạnh đó, có 38,89% nơng hộ được tập huấn cách theo dõi và ghi chép nhật ký đồng ruộng. Ngồi ra, nơng hộ còn tham gia tập huấn về hạch toán kinh tế chiếm 11,11% và một số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giống.

Nhìn chung, các khóa tập huấn tập trung vào các nội dung để đạt được tiêu chí số 3 trong 5 tiêu chí về cánh đồng mẫu lớn.

Đơn vị tập huấn

Kết quả khảo sát được thể hiện trong Hình 6 cho thấy có nơng hộ được tập huấn từ nhiều nguồn khác nhau như: cơ quan khuyến nông địa phương, hợp tác xã, viện trường đại học, công ty cung cấp đầu vào. Trong các đơn vị tập huấn kỹ thuật

cho nông hộ, cơ quan khuyến nông địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất, 42,22%. Các công ty cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm chiếm 33,44%. Còn lại là viện, trường đại học và Hợp tác xã.

Hình 6: Đơn vị tập huấn kỹ thuật cho nông hộ

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Nhìn chung, tập huấn kỹ thuật được sự quan tâm nhiều từ phía cơ quan khuyến nông nhằm thực hiện nhiệm vụ của đơn vị là hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất và thu nhập cho nông hộ. Đối với các công ty cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tăng cường hoạt động tập huấn để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm đầu ra, tạo thuận lợi cho việc cung cấp cho thị trường.

Tình hình áp dụng kỹ thuật và hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật

Kết quả khảo sát cho thấy, 100% nơng hộ đều có áp dụng kỹ thuật được tập huấn vào trong hoạt động sản xuất của nông hộ. Đồng thời cho rằng, hoạt động tập huấn đã mang lại những tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của nông hộ. Kết quả đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật được tập huấn được thể hiện qua Bảng 22.

Bảng 22: Hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật được tập huấn.

Tần số %

Giảm chi phí phân, thuốc 43 47,78

Tăng năng suất lúa 68 75,56

Chất lượng tốt, giá bán cao hơn 27 30,00

Ít sâu bệnh 33 36,67

Nguồn: số liệu khảo sát 2015

Bảng 22 cho thấy, có 75,56% nơng hộ cho rằng việc ứng dụng những kỹ thuật đã được tập huấn đã làm tăng năng suất lúa của nơng hộ. Tiếp theo có 47,78% nơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng lớn tại huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)