Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước tính tác động của việc thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón hóa học tại việt nam (Trang 28 - 30)

Về phân tích định lượng các tác động kinh tế của việc thay đổi chính sách thuế GTGT đối với một mặt hàng cụ thể, trong phạm vi hiểu biết của mình tác giả chưa thấy có nghiên

cứu trong nước nào.18

Tuy vậy có một số nghiên cứu của nước ngồi về chủ đề này. Wein (2011) đánh giá các tác động vi mô của việc không đánh thuế GTGT đối với ngành bưu chính ở Đức. Theo thơng lệ, các dịch vụ thuộc về hạ tầng của nền kinh tế (nước sạch, bưu chính, viễn thơng) ở một số nước Châu Âu thường không chịu thuế GTGT và/hoặc được áp dụng các rào cản gia nhập thị trường với mục đích hỗ trợ các nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tối thiểu của toàn xã hội với mức giá ưu đãi (universal service

obligation - USO). Bằng mơ hình cân bằng cung cầu riêng phần và các độ dốc đường cung,

đường cầu dịch vụ bưu chính ở Đức được tham khảo từ nghiên cứu đi trước, Wein chỉ ra rằng nếu không đánh thuế GTGT nhằm đạt được USO thì có hai hệ quả xảy ra: thứ nhất, lợi ích tài chính vốn dĩ vẫn thường được kỳ vọng đối với các doanh nghiệp không chịu thuế là không chắc chắn; thứ hai, các kết cục phúc lợi phụ thuộc vào tính chất của thị trường (cạnh tranh hay độc quyền, có sự phân biệt giá và có doanh nghiệp dẫn dắt thị trường hay không).

Trong một nghiên cứu sử dụng bảng cân đối liên ngành I/O do IMF (1991) thực hiện về ảnh hưởng của việc không đánh thuế đối với cơ sở thuế GTGT cho toàn bộ nền kinh tế ở các nước đang phát triển có nêu ra luận điểm về tính ưu việt của việc đánh thuế 0% so với không đánh thuế GTGT. Cụ thể là cách đánh thuế GTGT 0% tối ưu hơn về mặt hiệu quả kinh tế, loại bỏ được hoàn toàn thuế đầu vào ẩn trong giá mua các nguyên liệu dùng để sản xuất ra một sản phẩm và tránh được hiện tượng đánh thuế trùng lắp. Tuy vậy đứng trên quan điểm quản lý thuế, không đánh thuế GTGT được xem là đơn giản hơn so với áp dụng thuế suất 0% nên phần lớn các quốc gia đang phát triển và thậm chí ở nhiều nước phát triển, chỉ khu vực xuất khẩu hay một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mới được hưởng thuế

18

Có một số bài phân tích ngắn hoặc tiểu luận trong nước về hệ thống thuế GTGT ở Việt Nam sử dụng cách tiếp cận định tính nhưng phần lớn thiên về tổng kết kinh nghiệm và đưa ra những nhận định khơng có tính mới so với lý thuyết đã biết về thuế GTGT.

suất thuế GTGT 0%. Trên thực tế, đa phần các quốc gia Châu Âu không đánh thuế các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, nước sạch cho hộ gia đình, dịch vụ y tế cho người khuyết tật…; ngoại trừ Bồ Đào Nha, Ailen, Anh áp dụng thuế GTGT 0%.

Ngoài hai nghiên cứu về chủ đề thuế GTGT như trên, tác giả cịn tìm được các nghiên cứu khác đánh giá tác động của can thiệp Chính phủ vào thị trường tự do cạnh tranh như ban hành giá tối đa, trợ cấp, thuế quan, hạn ngạch …. Phương pháp chung của các nghiên cứu này là sử dụng mơ hình cân bằng cung – cầu riêng phần, phương trình đại số các đường cung, cầu của loại hàng hóa được nghiên cứu để tính tốn cụ thể thay đổi thặng dư người tiêu dùng, thặng dư nhà sản xuất, số thu của Nhà nước và phúc lợi toàn xã hội. Cụ thể như Pindyck & Rubinfeld (1995) – mục 2.6 và 9.1 minh họa cách thức đánh giá ảnh hưởng vi mơ của việc đặt giá trần khí đốt tự nhiên ở Mỹ vào năm 1975. Từ các độ co giãn của đường cung, cầu tuyến tính tham khảo được, tác giả đo lường các thay đổi phúc lợi bằng cơng cụ phân tích cân bằng riêng phần và rút ra kết luận rằng cái giá phải trả của việc áp giá trần khí đốt đối với xã hội là 1,4 tỷ USD/năm. Mục 9.6 - Pindyck & Rubinfeld (1995) cũng áp dụng cách thức tương tự để tính tốn tác động của sắc thuế 50 cent một galông xăng - được đề xuất trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1980 bởi một ứng cử viên độc lập. Theo đó, quy định thuế mới (nếu có) mang lại nguồn thu thuế 44,5 tỷ USD cho Chính phủ và tổn thất phúc lợi xã hội 2,75 tỷ USD mỗi năm.

Từ các kết quả nghiên cứu vừa nêu tác giả rút ra một số điểm như sau: (i) tác động về mặt phúc lợi của các bên liên quan khi thay đổi chính sách thuế GTGT phụ thuộc vào tính chất thị trường hàng hóa là cạnh tranh hay độc quyền, (ii) nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các can thiệp bởi Chính phủ vào thị trường sử dụng phân tích cân bằng cung – cầu riêng phần của Kinh tế học Vi mô, (iii) bước đầu tiên trong những nghiên cứu dạng này là xác định độ co giãn của cung, cầu hàng hóa đang xét theo giá bằng một mơ hình ước lượng phù hợp hoặc tham khảo từ nghiên cứu đi trước.

CHƯƠNG 3 – MƠ HÌNH HÀM CẦU, HÀM CUNG CỦA PHÂN BĨN

Trong chương này, tác giả xây dựng mơ hình để ước lượng độ co giãn của cầu, cung phân bón theo giá ở Việt Nam trong ngắn hạn. Về phía cầu, dữ liệu chéo từ VHLSS 2014 cho giá của năm yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, máy móc, phân bón, dịch vụ - vật liệu khác), thu nhập từ hoạt động trồng trọt và một số đặc tính của hộ được áp dụng vào mơ hình Translog để đo lường độ co giãn của cầu phân bón theo giá. Về phía cung, tác giả tính độ co giãn theo giá của cung phân bón trong nước từ trung bình độ co giãn của mức độ khai thác cơng suất theo thu nhập rịng kỳ vọng của các nhà sản xuất ở các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước tính tác động của việc thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón hóa học tại việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)