Bằng cách kết hợp các đường cung ở ba kịch bản thuế GTGT trên cùng một đồ thị, trong phần này tác giả giải thích tóm tắt sự khác biệt thặng dư người tiêu dùng, sản lượng
29
Phụ lục 16 giải thích về mặt lý thuyết nhận định rút ra từ số liệu thực nghiệm này của tác giả. 30 Xem thêm thực trạng ngành sản xuất Lân (FPT Securities, 2015).
sản xuất nội địa, lợi nhuận của các nhà sản xuất trong nước, lợi nhuận của các nhà phân phối và số thu thuế của Nhà nước giữa các kịch bản thuế khác nhau.
Hình 4.1 - Ba kịch bản thuế với các loại phân bón có nhập khẩu trên một đồ thị P Demand P5%-retail 5 Import 6 2 P0%-retail = PVATexempt-retail 8 Import 9 3 4 S5% PIM*(1+5%) SVATexempt S0% PIM 7 1 PW O 0 7* 1* Q
(Nguồn: tác giả tự xây dựng)
Hình vẽ trên đại diện cho các loại phân bón có nhập khẩu một phần để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước (Urê, NPK, DAP). S0%, S5%, SVATexempt lần lượt là các đường cung của các nhà sản xuất trong nước ở các trạng thái thuế GTGT 0%, 5% và không đánh thuế. Q1 = Q2 = Q4 = Q5 là sản lượng phân bón làm ra trong nước ở trạng thái thuế GTGT 0% và 5%. P1 = P7 là giá bán ra (không bao gồm thuế GTGT) ở kịch bản thuế GTGT 5% và cũng là giá bán ra của các nhà sản xuất trong nước ở kịch bản thuế GTGT 0% hoặc không đánh thuế GTGT. P2 = P3 = P8 = P9 là giá bán lẻ phân bón tới tay người nơng dân khi thuế suất thuế GTGT = 0% hay không đánh thuế GTGT. Q3 = Q9 là sản lượng phân bón tiêu thụ khi không đánh thuế GTGT hoặc thuế suất thuế GTGT = 0%. Q6 là sản lượng phân bón tiêu thụ khi thuế suất thuế GTGT = 5%. P5 = P6 là giá bán lẻ phân bón tới tay người nơng dân khi thuế suất thuế GTGT = 5%.
Sản lượng tiêu thụ và mức giá bán lẻ cuối cùng tới tay người nơng dân đối với các loại phân có nhập khẩu một phần như Urê, NPK, DAP là giống nhau ở kịch bản thuế GTGT 0% và không đánh thuế GTGT (tương tự như các loại phân nhập khẩu toàn bộ như SA, Kali). Sản lượng này lớn hơn sản lượng tiêu thụ ở trạng thái thuế GTGT 5% và mức giá bán lẻ khi thuế suất = 0% hay không đánh thuế nhỏ hơn mức giá bán lẻ ở trạng thái thuế GTGT 5%, do đó thặng dư người tiêu dùng ở kịch bản thuế GTGT 0% và kịch bản không đánh thuế GTGT giống nhau, đồng thời lớn hơn ở kịch bản thuế GTGT 5%.
Khoảng cách giữa đường S0% và S5% là thuế GTGT đầu ra 5% đối với nhà sản xuất trong nước nên chi phí biên thực tế (không kể thuế GTGT) của nhà sản xuất trong hai trường hợp này là giống nhau và bằng diện tích Δ011*. Lợi nhuận của nhà sản xuất trong
nước ở kịch bản thuế suất 0% và 5% = 78%*(SΔ011* - Fixed Cost) > lợi nhuận ở kịch bản không đánh thuế GTGT = 78%*(SΔ077* - Fixed Cost).
Các nhà phân phối (gồm các công ty phân phối vùng miền và các đại lý) hưởng lợi nhuận định mức trên doanh thu bán lẻ phân bón, bất kể là phân bón sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Doanh thu bán lẻ phân bón ở kịch bản khơng đánh thuế bằng doanh thu bán lẻ ở kịch bản thuế suất 0% và lớn hơn ở kịch bản thuế suất 5%, trong khi tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu bán lẻ ở trạng thái thuế suất 5% là thấp nhất. Do đó lợi nhuận của các nhà phân phối Urê, DAP, NPK, SA, Kali là như nhau ở kịch bản thuế suất 0% cũng như không đánh thuế và lớn hơn so với kịch bản thuế suất 5%.
Hình 4.2 - Ba kịch bản thuế với loại phân bón sản xuất nội địa 100% trên một đồ thị
P Demand 4 S5%-retail = P5%-retail 6 SVATexempt-retail = PVATexempt-retail 2 S0%-retail = P0%-retail PVATexempt SVATexempt 5 P5% S5% 3 P0% S0% 1 O 0 3* 5* 1* Q
(Nguồn: tác giả tự xây dựng)
Hình vẽ này thể hiện các đường cung loại phân bón trong nước sản xuất hồn toàn (cụ thể là phân Lân) ở ba kịch bản thuế GTGT. Ở kịch bản thuế GTGT 0%, S0% là đường cung trong nước, Q1 = Q2 là sản lượng làm ra, P1 là giá bán ra của các nhà sản xuất trong nước, P2 là giá bán lẻ phân bón tới người nơng dân. Ở kịch bản thuế GTGT 5%, S5% là đường cung trong nước, Q3 = Q4 là sản lượng làm ra, P3 là giá bán ra của các nhà sản xuất trong nước, P4 là giá bán lẻ phân bón tới người nơng dân. Ở kịch bản không đánh thuế GTGT, SVATexempt là đường cung trong nước, Q5 là sản lượng làm ra, P5 là giá bán ra của các nhà sản xuất trong nước, P6 là giá bán lẻ phân bón tới người nơng dân.
Về sản lượng tiêu thụ: kịch bản thuế suất 0% có sản lượng tiêu thụ lớn hơn so với kịch bản không đánh thuế GTGT và thấp nhất ở kịch bản thuế suất 5%. Giá bán lẻ ở kịch bản
thuế suất 5% cao hơn so với kịch bản không đánh thuế GTGT và lớn hơn kịch bản thuế suất 0%. Thặng dư người tiêu dùng, vì vậy, ở trạng thái thuế suất 5% nhỏ hơn so với kịch bản không đánh thuế GTGT và lại nhỏ hơn ở kịch bản thuế suất 0%. Các sự khác biệt về lợi nhuận của nhà sản xuất, nhà phân phối, số thu thuế ở ba kịch bản thuế GTGT được trình bày chi tiết tại Phụ lục 14.