Theo hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu trong và ngoài nước nào định lượng phản ứng của sản lượng phân bón làm ra tại Việt Nam trước sự thay đổi của giá. Do giới hạn về khả năng thu thập số liệu sản xuất trong nước tác giả dựa vào kết quả tính tốn và trích dẫn trong nghiên cứu của Steiner (2014) để xác định trung bình mức độ phản ứng về sản lượng trước giá bán của ngành phân bón các nước trên thế giới; sau đó đưa ra các lập luận phân tích nhằm chứng minh mức độ trung bình đó là phù hợp với Việt Nam. Kết quả cho thấy ngành phân bón trong nước có độ co giãn của mức độ khai thác cơng suất theo thu nhập rịng kỳ vọng là 0,4. Từ kết quả này, tác giả tính tốn được độ co giãn của cung phân bón theo giá tại Việt Nam là 0,6 (chi tiết xem Phụ lục 10).
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
Chương này thu thập số liệu thị trường về giá, sản lượng của sáu loại phân bón hóa học chính ở Việt Nam, sau đó ước tính độ co giãn của cầu phân bón theo giá và sử dụng độ co giãn của cung phân bón các loại thu được ở Chương III để tính tốn các thay đổi: thặng dư người tiêu dùng, thặng dư nhà sản xuất, số thu thuế và phúc lợi xã hội ròng giữa ba kịch bản thuế GTGT (thuế suất 5%, không đánh thuế và thuế suất 0%). Tác giả sẽ chỉ ra trong 3 nhân vật (các nông hộ, các công ty sản xuất nội địa - hệ thống phân phối và ngân sách Nhà nước), ai là người được lợi, ai là người chịu thiệt và với số tiền bao nhiêu khi thay đổi chính sách thuế GTGT đối với phân bón. Bên cạnh đó vấn đề ngoại tác tiêu cực có thể xảy ra với mơi trường của phân bón cũng được phân tích để làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án thuế GTGT hợp lý.