Thay đổi phúc lợi các bên trên thị trường phân bón

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước tính tác động của việc thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón hóa học tại việt nam (Trang 40 - 44)

Dưới đây tác giả tóm tắt kết quả so sánh thay đổi phúc lợi của các bên ở ba kịch bản

thuế GTGT đối với từng loại phân bón.25

Trong đó thặng dư người tiêu dùng (CS), thặng

dư bên bán (PS),26

số thuế phải nộp Nhà nước (G), gánh nặng thuế với bên mua, gánh nặng thuế với bên bán và phúc lợi xã hội (SW – Social Welfare) được so sánh giữa hai kịch bản không đánh thuế GTGT và thuế suất 0% với kịch bản gốc thuế suất 5%.

25

Chi tiết tính tốn - xem tại Phụ lục 14. 26

Ở đây khái niệm thặng dư bên bán (Provider surplus) được hiểu là bao gồm thặng dư nhà sản xuất (Producer surplus) và thặng dư nhà phân phối (Distributor surplus).

Bảng 4.5 - So sánh phân phối lợi ích riêng phần của ba bên giữa ba phương án thuế GTGT

Đơn vị tính: tỷ đồng

So sánh Thị trường

phân bón SA NPK DAP KALI URÊ LÂN

Phương án VATexempt - phương án VAT5% ΔCS 5.318,06 256,46 2.018,33 1.129,63 558,48 1.325,29 29,88 ΔPS -236,35 3,46 -246,34 1,75 7,54 -162,08 159,32 ΔG -5.055,26 -234,03 -1.815,51 -1.015,29 -509,65 -1.225,18 -255,60 ΔG - người mua -4.964,57 -234,03 -1.738,34 -1.011,48 -509,65 -1.174,41 -296,66 ΔG - người bán -90,69 0 -77,17 -3,81 0 -50,76 41,06 ΔSW 26,46 25,89 -43,51 116,09 56,37 -61,97 -66,41 Phương án VAT0% - phương án VAT5% ΔCS 5.442,96 256,46 2.018,33 1.129,63 558,48 1.325,29 154,77 ΔPS 196,50 3,46 27,26 15,26 7,54 17,90 125,07 ΔG -4.987,05 -234,03 -1.778,05 -1.012,49 -509,65 -1.187,85 -264,98 ΔG - người mua -5.019,49 -234,03 -1.778,05 -1.012,49 -509,65 -1.187,85 -297,42 ΔG - người bán 32,44 0 0 0 0 0 32,44 ΔSW 652,40 25,89 267,54 132,40 56,37 155,34 14,85 (Nguồn: tác giả tự tính)

Từ bảng số liệu trên, một số kết quả phân tích được rút ra như sau:

 Đối với người nông dân, việc không đánh thuế GTGT hoặc hạ thuế suất xuống 0% đều

có lợi hơn so với trường hợp thuế suất thuế GTGT 5% vì gánh nặng thuế của họ giảm đi lần lượt là 4.964 tỷ đồng và 5.019 tỷ đồng (tương đương với khoảng 5,5% - 5,6% số

tiền 89.577 tỷ đồng27

đã bỏ ra để mua phân bón trong năm 2014), đồng thời thặng dư người tiêu dùng tăng lên lần lượt là 5.318 tỷ đồng và 5.443 tỷ đồng. Trong đó, phương

án thuế suất 0% làm gia tăng lợi ích của người nông dân thêm đôi chút so với phương án không đánh thuế GTGT (giảm 55 tỷ đồng gánh nặng thuế và tăng 125 tỷ đồng thặng dư người tiêu dùng mỗi năm).

 Đối với số thu ngân sách Nhà nước và phúc lợi xã hội ròng, số liệu ΔG và ΔSW ở bảng

trên mới chỉ thể hiện sự thay đổi diễn ra trên thị trường phân bón. Để tính tốn đầy đủ các chênh lệch ΔG, ΔSW của tồn xã hội, cần thực hiện phân tích liên phần tới cả thị trường các yếu tố đầu vào chịu thuế GTGT của sản xuất phân bón. Phần 4.4 sẽ thực hiện nội dung phân tích liên phần này và tính tốn tác động tổng hợp cuối cùng tới số thu thuế và phúc lợi xã hội ròng.

 Đối với bên bán (bao gồm các nhà sản xuất trong nước và phân phối), phương án khơng

đánh thuế GTGT làm giảm lợi nhuận rịng đi 236 tỷ đồng so với phương án thuế suất GTGT 5%, trong khi lựa chọn thuế suất 0% làm tăng lợi nhuận ròng thêm 196 tỷ đồng so với phương án gốc (thuế suất 5%). Vì thế, về tổng thể nếu có sự bù trừ cộng gộp thì lựa chọn thuế suất GTGT 0% đem lại lợi ích cao nhất cho phía cung phân bón. Tuy nhiên nếu xét chi tiết từng loại phân bón cụ thể và tách riêng nhà sản xuất với nhà phân phối thì lợi ích tổng thể lớn nhất ở kịch bản thuế suất GTGT 0% không đồng nhất đối với tất cả các chủ thể thuộc về bên cung. Điều này được thể hiện rõ khi nhìn vào biến động sản lượng phân bón sản xuất nội địa, nhập khẩu, tiêu thụ và biến động lợi nhuận ròng của nhà sản xuất nội địa, nhà phân phối giữa các phương án thuế GTGT (chi tiết trong hai bảng số liệu bên dưới)

27 Số liệu tính tốn từ VHLSS 2014 cho biết giá phân bón trung bình của 4.299 hộ = 9.644.233 đồng/tấn. Lấy số này nhân với sản lượng tiêu thụ trong nước là 9.286.049 tấn thì số tiền mà các nơng hộ phải bỏ ra để mua phân bón trong năm 2014 là khoảng 89.557 tỷ đồng.

Bảng 4.6 - So sánh sản lượng phân bón nội địa – nhập khẩu – tiêu thụ ở ba kịch bản thuế GTGT (Đơn vị tính: tấn) Loại phân Urê (nhập khẩu một phần) NPK (nhập khẩu một phần) DAP (nhập khẩu một phần)

Kịch bản Q nội địa Q nhập Q tiêu thụ Q nội địa Q nhập Q tiêu thụ Q nội địa Q nhập Q tiêu thụ

5% VAT rate 1.967.306 224.200 2.191.506 2.322.771 269.478 2.592.249 84.399 983.010 1.067.409

VATexemption 1.903.547 390.229 2.293.776 2.247.491 465.729 2.713.220 81.664 1.035.558 1.117.221

0% VAT rate 1.967.306 326.470 2.293.776 2.322.771 390.449 2.713.220 84.399 1.032.822 1.117.221

Loại phân SA (nhập khẩu toàn bộ) Kali (nhập khẩu tồn bộ) Lân (khơng nhập khẩu)

Kịch bản Q nội địa Q nhập Q tiêu thụ Q nội địa Q nhập Q tiêu thụ Q nội địa Q nhập Q tiêu thụ

5% VAT rate 0 916.923 916.923 0 972.107 972.107 1.545.855 0 1.545.855

VATexemption 0 959.713 959.713 0 1.017.472 1.017.472 1.552.582 0 1.552.582

0% VAT rate 0 959.713 959.713 0 1.017.472 1.017.472 1.580.390 0 1.580.390

(Nguồn: tác giả tự tính)

Bảng 4.7 - So sánh lợi nhuận của nhà sản xuất – phân phối ở ba kịch bản thuế GTGT (Đơn vị tính: tỷ đồng) Loại phân Urê (nhập khẩu một phần) NPK (nhập khẩu một phần) DAP (nhập khẩu một phần)

Kịch bản Nhà SX nội địa Nhà Phân phối Nhà SX nội địa Nhà Phân phối Nhà SX nội địa Nhà Phân phối

5% VAT rate 7.774,79 1.722,50 11.818,72 2.623,25 583,70 1.468,20

VATexemption 7.594,81 1.740,40 11.545,12 2.650,52 570,19 1.483,46

0% VAT rate 7.774,79 1.740,40 11.818,72 2.650,52 583,70 1.483,46

Loại phân SA (nhập khẩu toàn bộ) Kali (nhập khẩu tồn bộ) Lân (khơng nhập khẩu)

Kịch bản Nhà SX nội địa Nhà Phân phối Nhà SX nội địa Nhà Phân phối Nhà SX nội địa Nhà Phân phối

5% VAT rate 0 333,32 0 725,86 2.138,23 425,26

VATexemption 0 336,78 0 733,41 2.283,79 439,01

0% VAT rate 0 336,78 0 733,41 2.253,23 435,32

- Với các loại phân bón có nhập khẩu một phần cho tiêu thụ trong nước (như Urê, NPK, DAP): sản lượng và lợi nhuận của các nhà sản xuất trong nước là như nhau ở phương án thuế suất GTGT 5% và 0%, đồng thời lớn hơn ở kịch bản không đánh thuế GTGT. Điều này giải thích tại sao các cơng ty phân bón chủ chốt thuộc Tập đồn Hóa chất và Tập đồn dầu khí – chiếm lĩnh 100% sản lượng Urê, DAP sản xuất nội địa và một phần đáng kể sản lượng NPK làm ra trong nước – phản đối việc khơng đánh thuế GTGT với phân bón.

Về phía các trung gian phân phối, được cho là hưởng lợi nhuận định mức trên doanh thu bán lẻ phân bón, lợi nhuận ở kịch bản thuế suất GTGT 0% bằng lợi nhuận ở kịch bản không đánh thuế GTGT và lớn hơn so với ở kịch bản thuế suất GTGT 5%.

- Với các loại phân bón phải nhập khẩu toàn bộ (như SA, Kali): sản lượng và lợi nhuận của các nhà nhập khẩu, phân phối trong nước là như nhau ở phương án không đánh thuế hay thuế suất GTGT 0% và lớn hơn ở kịch bản thuế suất GTGT 5%.

- Với loại phân bón trong nước sản xuất toàn bộ (Lân): sản lượng ở kịch bản thuế suất GTGT 5% < sản lượng ở kịch bản không đánh thuế GTGT < sản lượng ở kịch bản thuế suất GTGT 0%. Tuy vậy lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước, lợi nhuận của các trung gian phân phối cao nhất ở kịch bản không đánh thuế, giảm xuống ở kịch bản thuế suất GTGT 0% và thấp nhất ở kịch bản thuế suất GTGT 5%.

Tóm lại, khi tồn tại ngoại thương các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu - phân

phối phân bón đạt được sự đồng thuận lợi ích cao nhất ở phương án thuế suất GTGT 0%. Ngược lại, khi khơng có ngoại thương, phương án khơng đánh thuế GTGT mang lại lợi ích tối đa cho các nhà sản xuất và phân phối phân bón. Trong bối cảnh thực tế của Việt Nam do chỉ có phân Lân được sản xuất nội địa 100% còn các loại phân khác - chiếm đại bộ phận sản lượng – phải nhập khẩu nên “lựa chọn tập thể” của các nhà cung ứng trong nước là thuế suất 0%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ước tính tác động của việc thay đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón hóa học tại việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)