Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 26 - 30)

a. Nguyên nhân gây tai nạn

Trong các công trường xây dựng, tai nạn xảy ra do ngã từ trên cao xuống rất nhiều và có xu hướng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê thì dạng tai nạn này chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tai nạn khác trong xây dựng. Về nguyên nhân gây tai nạn có rất nhiều và đa dạng, song có thể quy về những nguyên nhân chủ yếu sau:

* Nguyên nhân về tổ chức

- Bố trí cơng nhân khơng đủ điều kiện: Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về chun mơn, về an tồn; sức khỏe kém, người có bệnh tim mạch, huyết áp, thị lực, thính lực kém… để tiến hành các công việc trên cao.

- Thiết các phương tiện bảo vệ khi làm việc trên cao: dây an toàn, lan can, lưới đỡ…

- Hệ thống đường đi lối lại trên cao không đủ yêu cầu: chật hẹp, thiếu lan can, độ đốc lớn…

- Bố trí dây chuyền sản xuất không hợp lý, công việc chồng chéo, vướng mắc nhau.

- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để ngăn chặn, khắc phục kịp thời các hiện tượng khơng an tồn.

- Sử dụng hệ thống giàn giáo kém chất lượng: yếu, không chắc chắn nên sập gẫy hoặc đung đưa làm cho công nhân mất thăng bằng.

- Ý thức thực hiện quy trình kỹ thuật, kỷ luật lao động và nội quy an tồn của cơng nhân kém, đùa nghịch khi làm việc.

* Nguyên nhân kỹ thuật

- Do thiết kế: Xác định sơ đồ tải trọng và tính tốn sai, khơng đúng với điều kiện làm việc thực tế dẫn đến đổ, vỡ, gẫy làm cho công nhân bị ngã trong khi làm việc trên cao. Các chi tiết hay kết cấu liên kết, bộ phận hợp thành không phù hợp với khả năng và điều kiện gia công chế tạo.

- Do gia công chế tạo chi tiết: Vật liệu sử dụng không đáp ứng yêu cầu tối thiểu (mục nát, cong vênh…) gia cơng khơng chính xác, các mối liên kết khơng đủ độ bền nên đã xảy ra tình trạng sập đổ giàn giáo, gẫy thang, trơn trượt… gây tai nạn.

- Do tháo lắp: Khi lắp không đúng thiết kế, thiếu hệ thống giằng, cột giàn giáo bị nghiêng, giáo cao khơng có hệ thống chống đỡ đầy đủ… nên độ ổn định không cao.

- Do sử dụng: Chất vật liệu quá nhiều hay quá nhiều người cùng làm việc trên giàn giáo gây quá tải. Thiếu kiểm tra tình trạng giàn giáo để phát hiện ra các bộ phận, chi tiết bị hỏng để sửa chữa thay thế kịp thời.

b. Các biện pháp an toàn chủ yếu

Để ngăn ngừa và hạn chế tai nạn khi làm việc trên cao, tùy theo tính chất và đặc điểm cơng việc thực hiện trên cơng trình, theo điều kiện và khả năng cụ thể của từng công trường để nghiên cứu, lựa chọn chọn, áp dụng các biện pháp tổ chức và công nghệ xây dựng khác nhau sao cho đảm bảo an toàn nhất. Phương hướng chung là cố gắng hạn chế công việc tiến hành trên cao bằng cách nghiên cứu thay đổi biện pháp cơng nghệ để có thể tiến hành dưới đất, thay cho công việc trên cao và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao. Các biện pháp đó bao gồm:

* Biện pháp về tổ chức

- Các yêu cầu đối với lao động làm việc trên cao.

+ Có sức khỏe tốt khơng có các bệnh về tim mạch huyết áp thị lực và thính lực; + Đã được đào tạo về chuyên môn được học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn;

+ Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy về an toàn như đeo dây đai an toàn làm việc đúng nơi quy định khơng đi lại ở những nơi có khơng có hệ thống lan can…; + Có đầy đủ trang bị bảo vệ cá nhân: mũ chống chấn thương sọ não, dây đai an toàn, giày…;

+ Nghiêm cấm việc hút thuốc trong khi làm việc uống bia rượu trước khi và trong khi làm việc;

+ Tổ chức thực hiện cơng việc một cách khoa học tránh tình trạng cơng việc chồng chéo căng thẳng;

+ Không được làm việc ở tư thế với, trường hợp đặc biệt phải có dây đai an tồn; + Thực hiện chế độ giám sát kiểm tra an tồn.

Cơng tác kiểm tra giám sát kiểm tra an tồn khơng những có tác dụng nhằm ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm kỷ luật về cơng tác an tồn mà cịn có tác dụng nhắc nhở mọi người ln coi trọng cơng tác an tồn, nếu buông lỏng công tác này, ý thức thực hiện sẽ kém và hậu quả xảy ra mất an toàn là tất yếu.

* Biện pháp về kỹ thuật

- Yêu cầu chung khi làm việc trên cao:

+ Trước hết cần tạo ra một khơng gian làm việc an tồn bao gồm: Mặt bằng để thao tác thuận lợi, có hệ thống lan can hoặc lưới chắn bảo vệ. Ở những nơi khơng có lan can hay lưới chắn thì phải có dây đai an tồn. Riêng đối với việc xây dựng các ống khói có độ cao từ 3 m trở lên phải làm sàn hoặc lưới bảo vệ rộng từ 2 - 3 m và đặt nghiêng về phía thân ống một góc tối thiểu 180;

+ Phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng để đi lại và làm việc trên cao. - Yêu cầu đối với phương tiện làm việc trên cao:

Phương tiện làm việc trên cao gồm có giàn giáo, thang… Yêu cầu chung đối với các phương tiện này là:

+ Về mặt kết cấu phải đủ bền khơng biến hình trong q trình sử dụng. Mặt sàn phải bằng phẳng, khơng trơn trượt, khơng có phần lồi (gây vấp cho cơng nhân), khe hở ván sàn nhỏ hơn 10 mm, nếu là ván gỗ phải dài ít nhất 3 cm và khơng mục, mọt. Giàn giáo cao từ 1,5 m trở lên so với sàn hoặc nền phải có lan can tối thiểu 1 m.

Hình 6.1. Một số chân thang và góc nghiêng khi bắc thang

+ Thang lên xuống giữa các tầng phải chắc chắn và độ dốc không quá lớn, nếu thang cao phải có lan can bảo vệ, riêng thang có độ cao trên 12 m phải có lồng cầu riêng. Thang leo trèo, làm việc không cố định phải có hệ thống chân chống trượt và độ nghiêng theo tiêu chuẩn (hình 6.1).

Theo tiêu chuẩn này, để đề phịng thang bị trượt thì nền bắc thang phải bằng phẳng, ổn định độ nghiêng thang trong khoảng 45- 700 và tổng thể chiều dài thang không quá 5 m. Đối với thang đôi, khi dựng phải đảm bảo chắc chắn và có thanh khóa góc mở giữa hai cánh thang. Trường hợp đặt thang với góc nghiêng trái với quy định thì phải có người giữ thang cẩn thận hoặc có biện pháp buộc thang vào một bộ phận chắc chắn của cơng trình.

- u cầu khi dựng và tháo lắp:

+ Khi tháo lắp giàn giáo phải đảm bảo mặt nền không bị lún, nếu nền đất yếu phải có tấm kê;

+ Các cột phải thẳng đứng và có đầy đủ hệ thống giằng néo như trong thiết kế; + Giữa sàn và tường chừa khe hở không quá 5 cm;

+ Các thanh giáo cơngxơn phải có cơ cấu neo bám chắc chắn;

+ Giàn giáo cao phải có thiết kế kết cấu neo bám vào phần vững chắc của cơng trình tuyệt đối khơng được sử dụng neo bám vào phần tường đang xây;

+ Khi tháo dỡ hệ thống giàn giáo phải tuân theo nguyên tắc: Bộ phận không chịu lực tháo trước, bộ phận chịu lực tháo sau; bộ phận lắp sau tháo trước, bộ phận lắp trước tháo sau và tránh để rơi chi tiết hay dụng cụ xuống dưới.

- Yêu cầu khi sử dụng:

+ Chỉ được phép sử dụng giàn giáo khi đã nghiệm thu;

+ Trước khi leo lên giàn giáo làm việc phải kiểm tra xem xét lại các yêu cầu của giàn giáo như khi nghiệm thu;

+ Không để quá nhiều vật liệu lên giàn giáo;

+ Không sử dụng giàn giáo làm nơi đặt thiết bị nhỏ như cẩu thiếu nhi, nếu có nhu cầu đặt thì phải thiết kế giàn giáo riêng;

+ Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn liền kề theo phương thẳng đứng mà ở giữa khơng có sàn bảo vệ;

+ Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra độ an toàn của giàn giáo nếu thấy chi tiết hai bộ phận nào không đáp ứng yêu cầu thì phải thay thế ngay;

+ Hết ca làm việc phải thu dọn vật liệu thừa, dụng cụ đồ nghề sạch sẽ.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)