Kỹ thuật an tồn khi thi cơng bê tông cốt thép

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 30 - 32)

Cơng tác bê tơng cốt thép có ba cơng đoạn chính: làm ván khn, làm cốt thép trộn và đổ bê tông.

* Công đoạn làm ván khuôn

Đối với cơng đoạn làm ván khn, ngồi việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế để khuôn vững chắc, ổn định trong q trình đổ bê tơng sau này phải chú ý đến công tác an tồn an tồn. Cơng tác an tồn chủ yếu như khi làm việc trên cao nhưng cần chú ý thêm một số yếu tố sau:

- Phải có cột chống và dầm đỡ chắc chắn mới được đặt ván sàn; - Ván thành khn phải có gơng giữ chắc chắn;

- Khi sử dụng ván gỗ cần loại bỏ những tấm ván đã mục nát, mối mọt; - Không đi lại ở bên dưới khu vực đang ghép sàn;

- Không sử dụng các dụng cụ khác búa để đóng đinh vì dễ gây tai nạn;

- Đinh sử dụng phải để gọn gàng, nên sử dụng giày có đế cứng để tránh bị đinh đâm vào chân.

* Công đoạn làm cốt thép

Khi gia công cốt thép cần làm tốt các vấn đề sau:

- Nếu gia công cốt thép (nắn thẳng, cắt đứt…) trong các xưởng cơ khí thì thực hiện quy định an tồn trong cơ khí;

- Nếu gia cơng cốt thép tại cơng trường thì phải tiến hành tại khu vực riêng, không được thực hiện ngay dưới chân các cơng trình đang thi cơng;

- Sử dụng các thiết bị như kéo cắt thép, máy cắt bằng đá, chạm chặt phải chú ý đến cơng tác an tồn để phịng kẹt tay, chạm văng vào người và đặc biệt chú ý khi làm hai người thì búa phải chắc chắn và hướng đánh búa không được hướng vào người cùng làm việc.

* Khi dựng cốt thép

- Buộc cốt thép phải bằng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay.

- Khi dựng cốt thép gần đường dây tải điện thì phải cắt điện hoặc có biện pháp phòng điện giật.

- Khi dựng cốt thép ở trên cao phải có sàn thao tác dụng ít nhất 0,8 m.

- Cấm đi lại trực tiếp trên khung cốt thép, lối qua lại phải có ván lót rộng ít nhất 0,4 m.

* Công đoạn đổ bê tông

- Trước khi đổ bê tơng phải kiểm tra tình trạng của giàn giáo, của hệ thống ván khuôn, cốt thép, đường dây tải điện, máy trộn bê tông…

- Khi máy trộn bê tông đang quay không được dùng que, sào thọc vào máy. - Cơ giới hóa việc vận chuyển bê tông lên cao:

+ Nếu sử dụng hệ thống cần trục thì thực hiện cơng tác an tồn khi sử dụng thiết bị nâng chuyển;

+ Nếu sử dụng hệ thống rịng rọc dây kéo thì phải thật chắc chắn và có người chỉ huy tại vị trí lên xuống;

+ Nếu sử dụng dầm bê tơng thì phải kiểm tra hệ thống cách điện, tránh để điện rò ra nơi làm việc và khi không sử dụng phải tắt máy.

- Những người tham gia đổ bê tơng phải có trang bị đầy đủ dụng cụ phịng hộ cá nhân.

- Khi bảo dưỡng bê tông không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh ván khuôn.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)