- Bị vấp ngã: Do trong xưởng hay nhà máy cơ khí việc sắp xếp nguyên vật liệu, thành phẩm/bán thành phẩm không gọn gàng, ngăn nắp.
- Va đập: Các dụng cụ cầm tay (như cưa sắt, dũa, đục...) dễ gây va đập vào người lao động. Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp khơng chặt có thể bị văng ra, bàn gá kẹp khơng chặt có thể làm rơi vật gia cơng... gây tai nạn.
- Bỏng: Phoi của các máy tiện, phay… ở nhiệt độ cao, phoi vụn có thể bắn vào người đứng đối diện gây bỏng cho người lao động. Trong công nghệ hàn, khi hàn, kim loại lỏng có thể bắn tung toé dễ gây bỏng da thợ hàn và những người xung quanh. Công nghệ gia công áp lực, khi kết thúc gia công, vật rèn vẫn cịn nóng khoảng 7000C, vơ ý sờ tay, chạm vào có thể bị bỏng.
- Điện giật: Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các cơng xưởng, xí nghiệp, số người tiếp xúc với điện ngày càng nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện trong cơ khí do thiếu các hiểu biết về an tồn điện, khơng tn thủ các quy tắc về an tồn điện.
- Quần áo, tóc bị cuốn vào máy: Đối với các máy chuyển động quay, các cơ cấu truyền động như bánh răng, dây curoa... Áo quần công nhân không đúng cỡ, khơng gọn gàng, tóc khơng cuộn gọn đối với nữ giới... có thể bị quấn vào máy và gây nên tai nạn.
- Máy cán, kẹp, cắt: Việc gị tơn mỏng đi kèm các động tác cắt, dập trước khi đem gò tai nạn lao động thường xảy ra dưới dạng chân tay bị cứa đứt. Khi thao tác các máy đột, dập... nếu vơ ý có thể bị dập tay hoặc đứt vài ngón tay hoặc bị nghiền cả bàn tay, có thể bị suy nhược thể lực, giảm khả năng nghe, đau đầu, choáng…
- Văng bắn: Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp khơng chặt có thể bị văng ra, bàn gá kẹp khơng chặt có thể làm rơi vật gia công... Khi mài, phoi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng khơng đúng vị trí, đá mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay cơng nhân gây tai nạn lao động.
- Cháy, nổ: Lửa hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh, cho nên cần đặt nơi hàn xa các vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ.