An toàn trên máy mài hai đá (TCVN 3152:1979 về dụng cụ mài)

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 48 - 49)

* Các tai nạn lao động thường xảy ra và nguyên nhân

Đá mài là dụng cụ cắt với tốc độ cao (V = 30 - 300 m/giây). Vật liệu chế tạo là những hạt mài (như cát silic, gốm, bakelit) được dính kết lại với nhau bằng chất kết dính. Đặc điểm của đá mài là hạt mài ln bắn ra trong q trình mài, dễ vỡ... nên khi sử dụng máy mài hai đá để mài dụng cụ cắt thường xảy ra một số tai nạn như sau:

- Phoi bắn vào mắt: Bụi hạt mài có chứa hóa chất gây độc cho mắt, hơn nữa hạt mài thường rất nhỏ, khó tìm thấy và đơi khi khơng gây cảm giác khó chịu ngay nên người bị hạt mài bắn vào mắt dễ chủ quan nhưng hậu quả lại rất lớn, nhiều trường hợp để lâu gây hỏng mắt;

- Vỡ đá văng vào người: Nguyên nhân do đá đã có rạn nứt từ trước hay do mài vật mỏng gây kẹt vào khe hở giữa đá và bệ tỳ làm vỡ đá. Vì đá chuyển động với vận tốc rất cao nên khi bắn vào người gây chấn thương nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp đá vỡ gây chết người;

- Quệt ngón tay vào đá: Vị trí tay cầm vật mài gần với điểm mài, khi mài sơ ý để ngón tay chạm vào đá gây mịn vẹt ngón tay và chảy máu.

* Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy mài - Khi lắp đá mài:

Đá mài trước khi lắp phải được bảo đảm nghiêm ngặt về vận chuyển và bảo quản, không được để đá chồng lên nhau hay để nghiêng đá, tránh vỡ đá hay rạn nứt đá. Khi mang ra lắp phải kiểm tra xem đá có bị rạn nứt không? Việc kiểm tra được thực hiện bằng mắt hoặc dụng cụ chuyên dùng. Một cách kiểm tra đơn giản là cầm đá ở dạng treo lên, sau đó dùng búa gỗ gõ nhẹ vào đá, nghe tiếng kêu để đốn xem đã có bị rạn nứt khơng, nếu tiếng kêu như kim loại là được. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra này độ chính xác khơng cao và phụ thuộc vào kinh nghiệm rất nhiều.

Khi lắp đá cần đảm bảo chắc chắn, độ đồng tâm với máy cao, không gây cho đá bị rạn nứt. Sau khi lắp cần kiểm tra và điều chỉnh độ cân bằng của đá.

Sau khi lắp đá xong cần cho đá quay với vận tốc cao trong thời gian 3 đến 5 phút để xem có hiện tượng khác thường khơng? Nếu khơng có, coi như đảm bảo yêu cầu, nếu có phải xem xét lại, tìm ra ngun nhân đế chỉnh lại cho đúng.

Vỏ che chắn của đá mài phải thiết kế sao cho nó có thể ngăn chặn khơng cho đá mài khi vỡ bắn ra ngoài. Khe hở giữa đá và che chắn nằm trong khoảng 10 - 15 mm. Chiều dày vật liệu làm vỏ che chắn không được quá mỏng và phải theo tiêu chuẩn.

Ngoài ra, cần lưu ý trong việc chọn đá mài, đá mài phải phù hợp với vật liệu gia cơng, nếu chọn đá mài khơng đúng có thể gây ra ứng suất nhiệt lớn dẫn đến vỡ đá mài. Góc mở của vỏ che chắn chọn sao cho nhỏ nhất để hạn chế khả năng gây tai nạn khi vỡ đá.

- Khi sử dụng đá:

Trước khi mài phải có kính bảo hộ để đề phòng bụi đá bắn vào mắt và thực hiện một số quy định an toàn sau:

+ Kiểm tra khe hở giữa đá và bệ tỳ, khe hở khoảng 2 - 3 mm là được;

+ Khi mài không đứng đối diện với đá mài, phải đứng chếch sang một bên để mài, đề phịng khi vỡ đá thì giảm khả năng mảnh đá bắn vào người gây chấn thương;

+ Tay cầm vào vật phải chắc chắn, khi mài nếu vật mài nóng lên phải làm nguội bằng nước sau đó mới mài tiếp;

+ Lực tỳ vào đá vừa phải và không được mài vào mặt bên của đá;

+ Không được hai người cùng mài trên một viên đá vì như vậy dễ xảy ra tai nạn; + Không được tụ tập đông người xung quanh máy mài, đặc biệt ở hướng đi có thể vỡ bắn ra;

+ Khơng được mài vật có bề dày nhỏ hơn 3 mm. Khi vật có bề dày nhỏ, việc cầm khó chắc chắn, dễ gây tuột khỏi tay và kẹt vào khe hở giữa đá và bệ tỳ làm vỡ đá.

- Sau khi mài xong phải tắt máy.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)