An toàn trên máy đột, dập, cắt cán

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 49 - 52)

* Các tai nạn lao động thường xảy ra và nguyên nhân

Máy đột, dập cắt, cán thường có tốc độ không lớn nhưng công suất máy rất lớn. Khi sử dụng nếu khơng có biện pháp an tồn tốt có thể xảy ra một số tai nạn sau:

- Cắt đứt ngón tay: Nguyên nhân chủ yếu của tai nạn này có thể do sự cố máy khi đang điều chỉnh phôi máy đã hoạt động làm cho chày cắt đi xuống cắt vào ngón tay hay do thao tác nhầm lẫn, vị trí tay đang ở nơi nguy hiểm đã cho máy hoạt động gây mất an tồn;

- Kẹp ngón tay, bàn tay vào giữa phôi và bàn máy (có thể là một khuôn): Nguyên nhân chủ yếu do tay cầm phơi ngay vị trí trên mặt bàn máy, khi máy làm việc ép phôi xuống gây kẹp tay;

- Cuốn tay vào máy cán: Đây là dạng tai nạn xảy ra chủ yếu trên máy cán, nguyên nhân do sơ ý, khơng tn thủ quy định an tồn, vị trí tay cầm phối khơng đúng, khi máy làm việc kéo theo tay vào vùng cán, gây tai nạn;

- Rơi phôi vào chân: Phôi sử dụng trên máy đột, dập, cắt, cán thường là phôi dạng tấm có kích thước lớn. Cồng kềnh nên rất dễ để rơi vào chân gây tai nạn.

Ngoài các tai nạn kể trên, trong một số trường hợp khi vật gia công ở dạng nóng có thể xảy ra tai nạn bị bỏng.

* Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy đột, dập, cắt, cán

Từ các tai nạn thường xảy ra như đã nói ở trên, mức độ thương tật trong mỗi trường hợp khác nhau, từ nhẹ đến nặng thậm chí gây tử vong. Vì vậy, khi sử dụng máy cần tuân thủ một số quy định về an tồn như sau:

- Phải có đầy đủ trang bị an toàn lao động khi sử dụng máy. Ngồi quần, áo bảo hộ lao động cịn có một số trang bị an toàn khác, chẳng hạn khi sử dụng máy cắt, để phòng rơi vật nặng vào chân thì trang bị an tồn lao động là loại giầy bằng da cứng, hay khi sử dụng máy cán nóng cần có quần áo bằng sợi amiăng để cách nhiệt...;

- Máy phải có cơ cấu an tồn. Cơ cấu an toàn trong từng máy đã được trang bị từ trước, nhưng trong quá trình sử dụng, người thợ phải thường xuyên kiểm tra để tránh tình trạng cơ cấu bị mất tác dụng, gây hậu quả nghiêm trọng cho người và máy;

- Không dùng tay trực tiếp lấy sản phẩm từ trong lịng khn đột, dập. Khi sử dụng tay để lấy trực tiếp sản phẩm rất dễ xảy ra tai nạn chày đột, dập hoạt động bất ngờ gây tai nạn như đã trình bày ở trên. Vì vậy, cách tốt nhất là sử dụng kìm gắp hay que móc để lấy sản phẩm.

Khi làm việc trên máy dập cắt cần chú ý vị trí tay cầm phơi sao cho phù hợp, sau khi để phôi đúng vị trí, tay giữ phơi chuyển ra vị trí thích hợp sao cho không bị kẹp tay giữa phơi và bàn máy và vị trí chân đứng tránh khơng cho sản phẩm khi cắt đứt rơi vào chân.

Khi sử dụng máy cán, để đề phịng tay bị cuốn theo phơi vào máy thì phải ln chú ý vào vị trí quả cán làm việc, khơng sử dụng găng tay cầm trực tiếp vào phơi vì như vậy găng tay dễ mắc vào phôi và bị cuốn vào máy gây nguy hiểm. Tốt nhất là sử dụng kìm cặp phơi hoặc có thanh chắn an tồn.

Chương 8

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)