Các giải pháp kỹ thuật an toàn

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 42 - 45)

a. Phương hướng chung

Biện pháp ưu tiên hàng đầu là tìm cách xóa mối nguy hiểm ở nguồn xuất hiện cũng như giảm tối thiểu nguồn năng lượng của hệ thống có thể tạo ra mối nguy hiểm. Phương hướng chung thường thông qua một số biện pháp sau:

- Sử dụng các phương tiện làm việc hay phương pháp gia cơng khác; ví dụ thay cho việc di chuyển vật nặng dùng sức người bằng phương tiện vận chuyển;

- Sử dụng các phương tiện làm việc có cơ cấu an tồn như hệ thống cữ, hệ thống giới hạn tốc độ trong các máy;

- Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp an toàn theo quy định;

- Trang bị phương tiện, dụng cụ kiểm tra và thường xuyên kiểm tra các phương tiện làm việc cũng như ý thức chấp hành của người lao động về cơng tác an tồn.

b. Các biện pháp tức thời

* Hạn chế mối nguy hiểm thông qua các phương tiện an toàn

Tùy thuộc vào các điều kiện cơng nghệ và tổ chức trong q trình sản xuất mà sử dụng các phương tiện an toàn khác nhau, các phương tiện an toàn này bao gồm các chức năng có mục tiêu rõ ràng như:

- Chức năng ngăn ngừa sự cố vơ tình:

Ví dụ: Bao che, nắp chắn ở những nơi có khả năng gây mất an tồn như cụm bánh răng, cơ cấu puly...

- Chức năng điều khiển bằng hai tay:

Mục đích bắt buộc người thợ khi muốn vận hành máy phải sử dụng cả hai tay mới thực hiện được nhằm ngăn ngừa tình trạng một tay vẫn ở vị trí nguy hiểm mà tay kia đã cho máy hoạt động.

- Chức năng ngăn chặn những sai sót:

Mục đích nhằm hạn chế phát sinh sự cố khi có sai sót trong q trình vận hành sử dụng các máy móc, thiết bị và dụng cụ cơ khí...

Như vậy, tất cả các phương tiện an tồn đều có chức năng an tồn, tuy nhiên cũng cần phân biệt rõ chức năng an toàn tác dụng trực tiếp và gián tiếp. Chức năng an toàn tác dụng trực tiếp là chức năng của máy mà sự thiếu sót chức năng của nó trực tiếp làm tăng sự rủi ro gây ra tổn thương. Chức năng an toàn tác dụng gián tiếp là chức năng mà sai sót của nó khơng trực tiếp gây ra nguy hiểm.

* Trang bị các phương tiện tự hãm

Các phương tiện tự hãm là các phương tiện an toàn dùng ngăn chặn các sự cố xảy ra. Trong các máy cắt gọt, phương tiện tự hãm chính là các hệ thống cữ hành trình, van thủy lực, rơ le... Chức năng của các hệ thống này là không cho các chuyển động trực tiếp được thực hiện khi người thợ vì lý do nào đó mà chưa xử lý kịp.

* Các biện pháp bảo vệ kỹ thuật

- Trang bị bảo vệ tách biệt:

Chính là các bộ phận hay cơ cấu máy được trang bị hệ thống ngăn cách không cho cơ thể tiếp xúc với chỗ nguy hiểm nhằm loại trừ hay hạn chế mối nguy hiểm. Ví dụ: bao che, nắp đậy…

- Trang bị bảo vệ không tách biệt:

Là những trang bị nhằm loại trừ hay hạn chế mối nguy hiểm. Chẳng hạn như cơ cấu điều khiển từ xa bằng điện tử hoặc cơ khí để ngăn khơng cho người vận hành đến gần nơi nguy hiểm.

- Trang bị bảo vệ không tiếp cận:

Sự ngăn cản con người không cho tiếp cận đến vùng nguy hiểm bằng cách phong tỏa, không cho con người đi đến khu vực đó. Ví dụ: rào chắn lối di chuyển của cần trục, biển báo tín hiệu...

Cần lưu ý rằng, khi sử dụng các thiết bị an tồn phải biết rõ mục đích của nó, đồng thời khi chọn trang bị an toàn cần quan tâm chung cho cả hệ thống, tránh tình trạng chỉ chú ý đến một bộ phận, vì sự cố gây mất an tồn có thể xảy ra bất cứ chỗ nào và khi nào.

c. Các biện pháp về tổ chức

- Điều chỉnh về tổ chức để xác định, kiểm tra và duy trì định kỳ kiểm tra thiết bị. - Giảng dạy và hướng dẫn về an toàn lao động cho các đối tượng lao động. Mọi đối tượng lao động đều phải được biết, được hiểu về cơng tác an tồn, tránh tình trạng khi chưa đủ kiến thức về cơng tác an tồn trong lĩnh vực mình sẽ làm việc đã tiến hành cơng việc.

- Trang bị an tồn cho cá nhân:

Ở mỗi công việc đều có sự ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn cho người lao động. Trang bị an tồn cá nhân phù hợp với tính chất cơng việc là điều cần thiết. Ví dụ: Thợ vận hành sử dụng máy móc cơ khí phải có quần áo bảo hộ gọn gàng, tránh ăn mặc lôi thôi dễ bị cuốn vào các bộ phận chuyển động trong máy, hay mang kính bảo hộ để phịng phoi bắn vào mắt...

- Sử dụng hệ thống biển báo:

Hệ thống biển báo nhằm mục đích thơng báo, nhắc nhở ý thức thực hiện cơng tác an tồn, chỉ ra các vùng và khả năng nguy hiểm để mọi người biết mà tránh xa. Ví dụ như biển báo nguy hiểm nơi sự cố mất an tồn có khả năng xảy ra, biển báo không lại gần khu vực cẩu hay trục đang hoạt động… Khi sử dụng hệ thống biển báo cần thực hiện những yêu cầu sau:

+ Màu sắc, hình ảnh, ký hiệu phải theo quy định chung và dễ nhận biết, cho phép nhận biết từ xa;

+ Để ở nơi dễ nhìn thấy, ngay trước vùng nguy hiểm.

Ngoài ra, để tăng cường khả năng nhận biết của mọi người (nhất là với người bị khiếm thị) cần sử dụng cả hệ thống biển báo bằng âm thanh như nhạc, cịi, chng… Với loại tín hiệu này cần phải đảm bảo âm lượng đủ (cường độ khoảng 15 dB), tín hiệu rõ ràng, khơng nhầm lẫn và khơng gây ảnh hưởng đến những nơi không cần thiết.

- Tăng cường công tác kiểm tra:

Công tác kiểm tra bao gồm: Kiểm tra các thiết bị, phương tiện, cơ cấu an toàn; kiểm tra việc thực hiện các quy định về an tồn… Thơng qua việc kiểm tra nhằm mục đích tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật về an toàn, thay thế sửa chữa các

phương tiện, thiết bị, cơ cấu bị hỏng. Trong phần lớn các vụ xảy ra tai nạn lao động là do ý thức chấp hành kỷ luật an toàn của người lao động không tốt và do cơ cấu hay thiết bị an toàn mất tác dụng.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)