Các phương tiện, trang bị chữa cháy tại chỗ

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 63 - 66)

- Các loại khí: Là các chất chữa cháy thể khí như CO2, N2 Tác dụng của các

8.5.4. Các phương tiện, trang bị chữa cháy tại chỗ

Ngoài các hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động đã nêu ở trên còn các dụng cụ chữa cháy thô sơ nhằm triển khai chữa cháy kịp thời khi đám cháy mới phát sinh, phát triển làm giảm tối đa thiệt hại do cháy gây ra. Các dụng cụ đó là:

- Dụng cụ chữa cháy thủ công (cát, xẻng, xô đựng nước, chăn, nước, vỉ dập lửa…);

- Bình chữa cầm tay, xe đẩy (bình CO2, bình bọt, bình bột).

A. Bình chữa cháy bằng CO2

Loại này có ba bộ phận chính: Vỏ bình, van bình và loa phun. Vỏ bình làm bằng thép đúc có thể làm việc ở áp suất tối đa 225 kG/cm2. Van bình làm bằng hợp kim đồng, van có 2 loại, đó là van vặn và van mỏ vịt, loa phun thường làm bằng nhựa hoặc cao su. Khí CO2, được nén trong bình với áp suất 60 ÷ 70 atm, khi áp suất trong bình vượt quá 180 kG/cm2, van an tồn của bình sẽ mở để xả CO2 ra ngồi tránh nổ

bình. Bình khí CO2 có nhiều loại khác nhau. Kích thước và trọng lượng bình thay đổi tùy theo loại. Đường kính bình từ 100 ÷ 150 mm. Chiều cao bình 440 ÷ 800 mm, thể tích bình 2 ÷ 8 lít. Trọng lượng CO2 có trong bình từ 1,2 ÷ 10 kg.

Khi có cháy xảy ra, ta xách bình tới nơi đám cháy, dứt đứt kẹp chì, rút chốt hãm, tay phải cầm loa phun, tay trái mở van (van vặn thì mở van ngược chiều kim đồng hồ, van mỏ vịt thì bóp van) khí CO2 sẽ phun ra ngồi để chữa cháy.

Hình 8.4. Cấu tạo bình chữa cháy bằng CO2

Bình chữa cháy bằng khí CO2 thường dùng để dập tắt các đám cháy thiết bị điện tử, thực phẩm vì khi phun khơng lưu lại những chất trên vật cháy nên khơng làm hư hỏng thêm vật. Loại bình này thích hợp đám cháy trong phịng kín, buồng hầm, nơi khuất gió.

Khơng dùng khí CO2 để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì sẽ tạo khí CO là khí độc và rất dễ nổ.

Lưu ý: Do CO2 lỏng chuyển sang trạng thái khí sẽ thu nhiệt nên khi phun cần

đề phịng bỏng lạnh: Khơng nên phun trực tiếp lên người, không cầm vào chi tiết bằng kim loại trên vòi và loa phun.

b. Bình chữa cháy bằng bột

Bình chữa cháy bằng bột Bình bột chữa cháy có 2 loại chính: Loại có bình chứa khí đẩy riêng (ví dụ: Bình MF4, MF8 của Trung Quốc) và loại khí đẩy được nạp trực tiếp cùng với bột (ví dụ loại bình MFZ4, MFZ8, MFZ2B của Trung Quốc). Bình bột có ba bộ phận chính gồm: vỏ bình, van bình, loa phun. Vỏ bình được làm bằng thép hàn chịu được áp suất 25 kG/cm2, van bình làm bằng hợp kim đồng có dạng mỏ vịt, loa phun làm bằng nhựa. Ngồi ra, bình bột có đồng hồ báo áp suất

của khí đẩy trong bình. Bình có đường kính từ 130 ÷ 180 mm; chiều cao bình 650 ÷ 800 mm, thể tích bình 4 ÷ 8 lít, trọng lượng bột 4 ÷ 8 kg. Khí đẩy sử dụng trong bình bột là CO2, hoặc nitơ. Như đã nêu ở phần trên, tùy theo loại bột được nạp trong bình mà ta có thể dùng nó để chữa cháy các đám cháy khác nhau. Dưới đây là loại bình bột MFZ-4:

Hình 8.5. Cấu tạo bình bột chữa cháy

Khi có cháy xảy ra, xách bình tới nơi đám cháy, dốc ngược đáy bình và lắc, rút chốt hãm, tay trái cầm loa phun hướng vào gốc lửa, tay phải bóp van, bột sẽ được phun ra ngoài để dập tắt đám cháy. Chú ý khơng sử dụng bình bột để chữa cháy các dụng cụ, thiết bị điện địi hỏi độ chính xác cao (trạm điện thoại, máy vi tính).

Tất cả các loại bình chữa cháy đã mơ tả cần được bảo quản ở nơi râm, mát, khơng để ngồi mưa nắng, phải để nơi dễ thấy, dễ lấy. Khơng để ở nơi có axít và kiềm để tránh ăn mịn van và vỏ bình, tuyệt đối khơng để bình gần nguồn nhiệt hoặc các thiết bị sinh nhiệt.

Khi lựa chọn bình bọt để chữa cháy cần nhìn các ký hiệu trên nhãn mác để biết phạm vi sử dụng, bảo quản nó.

A - Chữa chất cháy rắn B - Chữa cháy chất lỏng C - Chữa cháy chất khí D/M - Chữa cháy kim loại E - (hoặc hình tia chớp ) - Chữa cháy điện

Trong thực tế hiện nay người ta sử dụng các loại bình chữa cháy bằng khí CO2, bột, bọt hịa khơng khí để trang bị cho các cơ sở.

Một phần của tài liệu Bài giảng An toàn và vệ sinh lao động: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)