Kết quả phân tích sự đa hình protein ở lá của một số giống đậu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự đa DẠNG DI TRUYỀN của một số GIỐNG đậu TƯƠNG có KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH gỉ sắt KHÁC NHAU (Trang 88 - 90)

tương bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE

Mẫu lá của các giống đậu tương nhiễm và kháng bệnh gỉ sắt như DT12, VMK, CBU8325, DT2000 được tách chiết, hòa trong dung dịch đệm 0,1M Tris-HCl và điện di trên gel polyacrylamide 12,5%. Kết quả phân tích điện di cho thấy ở các giếng nhiều băng vạch xuất hiện và phân bố từ giải khối 10 kDa đến 200 kDa. Các băng điện di phân tách tốt, đặc biệt là vùng có khối lượng thấp (<25 kDa). Giữa các giống DT12, VMK, CBU8325, DT2000 có sự tương đồng về thành phần protein, mức độ phân bố và độ đậm nhạt của các băng. Điều này chứng tỏ phương pháp tách chiết protein là ổn định và thích hợp cho việc nghiên cứu protein từ lá đậu tương (hình 3.7).

Trên các đường chạy điện di đều thấy xuất hiện các băng protein có hàm lượng lớn, nhỏ điển hình cho hình ảnh điện di protein bằng phương pháp SDS-PAGE. Trong lá, các protein như rubisco hoặc các protein tham gia hệ thống quang hóa chiếm đa số. Nếu có thể loại bỏ, hoặc giảm bớt nồng độ các protein có hàm lượng lớn này sẽ tạo điều kiện cho phân tách các protein nhỏ khác bằng điện di tốt hơn như nghiên cứu của Krishnan và cộng sự (2009) [68]. Bằng việc tách chiết trong đệm thích hợp chứa 10 mM

Ca2+ và 10 mM phytate, các tác giả đã loại bỏ được các thành phần protein lớn như Rubisco tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu protein bằng điện di 1 chiều (SDS-PAGE) và điện di 2 chiều (2-DE).

Hình 3.7. Hình ảnh điện di SDS-PAGE 12,5% của protein chiết từ lá đậu tương VMK,CBU8325, DT12 và DT2000

Mặt khác, quan sát điện di SDS-PAGE của mẫu thí nghiệm với đối chứng hoặc giữa các mẫu với nhau, chúng tôi nhận thấy có sự biểu hiện khác nhau (mức độ đậm nhạt của các vạch điện di protein tương ứng) là không đáng kể. Do đó, để so sánh mức độ biểu hiện khác nhau của các protein, cũng nhưng sự biến đổi các thành phần và dạng tương đồng (isoform) của chúng thì việc sử dụng phương pháp điện di 2-DE là thích hợp hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu sự đa DẠNG DI TRUYỀN của một số GIỐNG đậu TƯƠNG có KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH gỉ sắt KHÁC NHAU (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w