Chủ trương quản lý giá trong nền kinh tế thị trường định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2015 (Trang 27 - 29)

1.3. Điều hành giá các mặt hàng thiết yếu ở Việt Nam hiện nay

1.3.1. Chủ trương quản lý giá trong nền kinh tế thị trường định hướng

Trong thời gian qua, tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước được thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế,

chính sách. Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả hơn. Thị trường hàng hóa, dịch vụ tăng về số lượng,chủng loại, chất

lượng; đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, năng lực cạnh tranh. Giá cả hàng hóa, dịch vụ

hầu hết vận hành theo cơ chế giá thị trường và được xác định dựa trên quan hệ cung - cầu... Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa hoàn chỉnh và đồng bộ; chất

lượng chưa cao, tiến độ ban hành còn chậm; việc tuyên truyền, phổ biến, thực thi và

bảo đảm kỷ cương pháp luật còn nhiều hạn chế. Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân thủ theo nguyên tắc và quy luật kinh tế thị trường. Đây là thách thức, khó khăn khơng nhỏ.

Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, để

đảm bảo lợi ích và phúc lợi của toàn xã hội, trong điều kiện kinh tế thị trường chưa

phát triển thì quản lý nhà nước về giá đối với các doanh nghiệp độc quyền và thống lĩnh thị trường là yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên, kiểm sốt khơng có nghĩa là Nhà

nước định giá đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ do các doanh nghiệp độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường kinh doanh mà ưu tiên các quy định kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh. Nhà nước chỉ quy định giá đối với một số ít hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước trên cơ sở tơn trọng các nguyên tắc thị trường.

Để góp phần kiểm sốt, ngăn ngừa và xử lý các hành vi lạm dụng sức mạnh

thị trường của các doanh nghiệp để định giá bất lợp lý, gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước, góp phần khuyến khích cạnh tranh về giá, tăng

cường hiệu quả phân bổ nguồn lực xã hội; sau đó là góp phần bình ổn giá cũng như đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước trong việc khắc phục những khuyết tật của

thị trường.

Về phương hướngquản lý giá:

- Đối với quản lý nhà nước về giá, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý giá hàng hóa, dịch vụ độc quyền hoặc do doanh nghiệp thống lĩnh thị trường sản xuất -

kinh doanh theo hướng: Tôn trọng nguyên tắc thị trường, Nhà nước không can thiệp

bằng mệnh lệnh hành chính; định giá đối với những hàng hóa, dịch vụ độc quyền

nhà nước (dịch vụ kết nối viễn thông, truyền tải điện, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện,…), kịp thời điều chỉnh giá (tăng/giảm) khi các yếu tố đầu vào thay đổi. Đồng

thời, tăng cường kiểm sốt, kiểm tra chi phí sản xuất - kinh doanh thực tế; kiểm sốt chặt chẽ các yếu tố hình thành giáđối với những hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết

yếu có thị trường cạnh tranh hạn chế thuộc danh mục bìnhổn giá, kê khai giá, quản

lý giá gián tiếp thông qua các biện pháp kinh tế như: Điều hịa cung ứng hàng hóa

dịch vụ, sử dụng linh hoạt các cơng cụ tài chính, tiền tệ để tác động vào giá cả trong

trường hợp có biến động bất thường, tăng cường tính hiệu quả trong việc thu thập,

công khai và minh bạch thông tin về giá, cũng như công tác dự báo thị trường.

- Đối với quản lý nhà nước về cạnh tranh, tiếp tục hoàn thiện các quy định quản lý cạnh tranh cho phù hợp với thực tế thực hiện; tăng cường hiệu quả các biện pháp kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị

trường:

+ Hoàn thiện và phát triển cơ cấu thị trường cạnh tranh theo hướng: Ưu tiên cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường được tiếp cận với công nghệ hiện đại, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp huy động vốn. Giảm những thủ tục

thị trường trong những năm đầu. Thực hiện tái cấu trúc thị trường, rà soát và dỡ bỏ những rào cản thị trường không cần thiết, bất hợp lý đang “bảo hộ độc quyền” để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tiềm năng, có cơ hội đầu tư phát triển.

+ Thực hiện tái cấu trúc ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; điều chỉnh cấu trúc thị trường góp phần thúc đẩy cạnh tranh, giảm thiểu độc quyền, thông qua các biện pháp: Nhà nước từng bước tổchức sắp xếp sản xuất theo hướng tiếp tục phân

định, xác định và công bố những ngành sản xuất nào Nhà nước cịn duy trì độc

quyền ở mức độ nhất định gắn liền với việc tái cấu trúc doanh nghiệp. Rà soát lại chiến lược và quy hoạch phát triển, đẩy nhanh q trình cổ phần hóa doanh nghiệp

nhà nước, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế khác, kể cả nhà đầu tư nước ngoài (trừ những lĩnh vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh); giảm dần ưu đãi

cho các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa

ở những lĩnh vực độc quyền, thống lĩnh thị trường trong việc tiếp cận các yếu tố đầu

vào của sản xuất - kinh doanh như: Đất đai, tiền vốn, hạ tầng thương mại… tách

chức năng sản xuất- kinh doanh ra khỏi nhiệm vụ an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2015 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)