Nguồn vốn thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2015 (Trang 54 - 56)

2..2.5.1 Xác định giá bán

2.2.6. Nguồn vốn thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường

Giai đoạn đầu thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường, thành phốHồ Chí Minh phải ứng tiền ngân sách, hỗ trợ doanh nghiệp vay khơng lãi suất để dự trữ hàng hóa.

Từ năm 2013, bằng chủ trương, cơ chế chính sách, thơng qua hoạt động kết nối ngân hàng –doanh nghiệp, Chính quyền thành phốHồChí Minhđã thành cơng

trong việc xã hội hóa nguồn vốn thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường, thu hút được nhiều tổ chức tín dụng tham gia cung ứng nguồn vốn để thực hiện Chương

chức tín dụng tham gia Chương trình với hạn mức và lãi suất phù hợp nhằm đầu tư

chăn nuôi, sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển hệ thống phân phối và dự trữ

hàng hóa để cung ứng hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường Thành phố; doanh

nghiệp thực hiện các thủtục vay vốn và giải ngân vốn vay theo quy trình thủtục do các tổ chức tín dụng tham gia Chương trình cơng bố, hướng dẫn và theo đúng quy

định của pháp luật hiện hành. Lịch trả nợvay, hạn mức vay và lãi suất cụ thểsẽ do các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp tham gia Chương trình thỏa thuận và tựchịu trách nhiệm trong hợp đồng vay vốn.

Thành phố mời gọi các tổ chức tín dụng tham gia cung ứng vốn thực hiện Chương trìnhđáp ứng cácđiều kiện sau:

- Căn cứ nhu cầu, khả năng và các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện việc đăng ký hạn mức tín dụng cho vay với lãi suất phù hợp và các sản phẩm dịch vụkhác (nếu có) dành cho doanh nghiệp tham gia Chương trình.

- Xây dựng phương án cho vay và quy trình thẩm định cụthể, chặt chẽ, đúng

quy định pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng và kịp thời giải quyết thủ

tục cho vay và giải ngân vốn vay theo quy định cho doanh nghiệp tham gia Chương trình.

- Chịu trách nhiệm vềviệc xét duyệt, quyết định cho vay theo quy định pháp luật, theo nội dung đăng ký tham gia Chương trình và các quy định khác có liên

quan của Chương trình.

Phương thức kết nối ngân hàng –doanh nghiệp đạt được lợi ích của các bên,

đảm bảo khả năngáp dụng trong dài hạn:

-Đối với doanh nghiệp: nguồn vốn thực hiện Chương trình tăng lên rất đáng

kể, đáp ứng mọi nhu cầu vốn của doanh nghiệp: dựtrữ hàng hóa, đầu tư phát triển sản xuất, liên kết phát triển sản xuất, mởrộng hệ thống phân phối, xuất khẩu… Cụ thể: năm 2011 ngân sáchứng cho vay 436,43 tỷ đồng, năm 2012 ngân sách ứng cho

vay 282 tỷ đồng, năm 2013 ngân hàng cam kết cho vay 1.960 tỷ đồng, năm 2014 ngân hàng cam kết cho vay 8.300 tỷ đồng, năm 2015 ngân hàng cam kết cho vay

11.850 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động sửdụng nguồn vốn vay

ưu đãi từ các ngân hàng, theo quy định của ngân hàng cho vay, khơng bị bó buộc

như trường hợp sửdụng ngân sách nhà nước, phải đáp ứng các điều kiện, quy định chặt chẽ.

-Đối với Chính quyền: tiết kiệm được khoản ngân sách đáng kể, sửdụng để tập trung vào các nhiệm vụkinh tế, chính trịkhác của thành phốHồChí Minh.

-Đối với các tổchức tín dụng: tiếp cận, thiết lậpđược quan hệkhách hàng là các doanh nghiệp lớn, uy tín; qua đó cung cấp thêm nhiều dịch vụ tín dụng khác, vừa gia tăng doanh sốcủa tổ chức tín dụng, vừa tăng tiện ích, cơng cụ tài chính hỗ trợhoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước

không sử dụng ngân sách để thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường; đây là

bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện nội dung thực hiện Chương trình, được

Chính phủ, Bộ ngành trung ương và các tầng lớp nhân dân đánh giá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2015 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)