1.3. Điều hành giá các mặt hàng thiết yếu ở Việt Nam hiện nay
1.3.2. Khuôn khổ pháp lý
Khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động này cũng đã có những dấu mốc quan trọng. Để góp phần phát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của ngườitiêu dùng và lợi ích của Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
khóa X đã ban hành Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4
năm 2002. Mục tiêu chung của Pháp lệnh Giá chính là thực hiện kiểm soát Nhà nước trong lĩnh vực giá cả đối với tất cả các hàng hóa trên thị trường nhằm tránh những biến động bất thường có thểxảy ra. Bên cạnh đó, Pháp lệnh Giá đã có phần
quy định cụthểvềbình ổn giá với mục tiêu thực hiện các chính sách, biện pháp cần
thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường đối với những hàng
hóa, dịch vụquan trọng, thiết yếu. Các biện pháp này bao gồm: (a) Điều chỉnh cung cầu hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa giữa
các vùng, các địa phương trong nước; (b) Mua vào hoặc bán ra hàng hóa dựtrữ; (c) Kiểm sốt hàng hóa tồn kho; (d) Quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá; (đ)
Kiểm sốt các yếu tốhình thành giá; (e) Trợ giá nông sản khi giá thị trường xuống quá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất; trợ giá hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác.
Gần đây, Luật Giá đã được thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 thay thế
cho Pháp lệnh Giá. Luật Giá đã có những quy định chi tiết, cụ thể và chặt chẽ hơn về quản lý nhà nước đối với giá cảhàng hóa nói chung trên thị trường và cũng chi tiết hơn cả nội dung bình ổn giá so với Pháp lệnh Giá trước đây. Điều 4, Luật Giá đưa khái niệm: “Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều
hịa cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để
tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ
tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý”. Luật Giá cũng đưa ra danh mục hàng
hóa thuộc diện bình ổn1 với 7 biện pháp bình ổn khác nhau. Sau đó, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ ban hành đã quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, trong đó có những quy định vềbình
ổn giá.
Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng trong danh mục bìnhổn giá, Chính phủ, các
Bộ, ban, ngành đã ban hành những quy định riêng nhằm quản lý thị trường cũng
như giá cả trong từng thời điểm nhằm thực hiện mục tiêu chung đưa ra trong Pháp lệnh Giá trước đây và Luật Giá sau này.