Phân phối hàng hóa bình ổn thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2015 (Trang 48 - 52)

2.2. Nội dung thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt

2.2.4. Phân phối hàng hóa bình ổn thị trường

Một nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo của Chương tình Bìnhổn thị trường là gia tăng hiệu quả lưu thơng hàng hóa, giảm tối đa chênh lệch giá do khâu trung gian từ

nhà sản xuất đến người tiêu dùng bằng cáchthúc đẩy phát triển hệthống phân phối nói chung và mạng lưới bán hàng bình ổn thị trường nói riêng; bao gồm hệ thống bán buôn và hệ thống bán lẻ. Hiện trạng hệthống phân phối trên địa bàn thành phố HồChí Minhđến hết năm 2014 như sau:

- Hthống bán buôn trên địa bàn thành phHChí Minh cơ bản được t

chc theo các loi hình sau:

+ Các đại lý (cấp 1, cấp 2 và cấp 3) chuyên tiêu thụ những sản phẩm hoặc hàng hố có nhãn hiệu của một ngành sản xuất. Những đại lý này có các cửa hàng kinh doanh, chuyên doanh tại các khu vực của chính doanh nghiệp sản xuất; hoặc là

công ty bán buôn đã liên kết chặt chẽvới các doanh nghiệp sản xuất.

+ Các doanh nghiệp bán buôn là các công ty thương mại theo ngành hàng hoặc kinh doanh tổng hợp, đa sốcác doanh nghiệp này vẫn cịn hoạt động bán bn và chủyếu là các loại hàng hoá truyền thống. Sự thu hẹp quy mô bán buôn của các loại doanh nghiệp này đang diễn ra rõ rệt. Hầu hết các doanh nghiệp này phải kết hợp đầu tư sản xuất, bán buôn và bán lẻ.

+ Các doanh nghiệp sản xuất – bán buôn. Do nhu cầu mở rộng tiêu thụ sản phẩm, một sốdoanh nghiệp sản xuất tựtổchức hệthống bán buôn sản phẩm trên thị

buôn của các doanh nghiệp sản xuất thường mỏng và tập trung vào thị trường tiêu thụchính.

+ Các hộ bán buôn thường phát triển tự phát và trình độ quản lý khơng chun nghiệp nên khó có thểphát triển thành quy mô lớn.

+ Trên địa bàn TP.HCM hiện có 6 chợ đầu mối, chủ yếu là bán buôn mặt hàng nơng, hải sản, trong đó có một số chợcó qui mơ lớn, được tổ chức hoạt động qui củ, áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại.

+ Ngoài ra, thành phốHồ Chí Minh cịn có hệ thống các kho hàng hóa; tổng kho quy mơ lớn với mơ hình hệ thống phân phối hiện đại như mơ hình phân phối Cash & Cary hay tổ chức định kỳ các hội chợ bán buôn, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và nắm bắt thông tin, ký kết các hợp đồng giao dịch.

- Hthống thương mại bán l:

+ Hệ thống chợ: tính đến ngày 30/10/2014, trên địa bàn TP.HCM có 208

chợcác loại1, trong đó có 14 chợ hạng I, 43 chợhạng II, 99 chợhạng III, 3 chợ đầu mối bán bn hàng nơng sản và có khá nhiều chợtạm (49 chợtạm). Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của phần lớn các chợ được xây dựng kiên cố và bán kiến cố,

đáp ứng khá tốt nhu cầu trao đổi, giao lưu hàng hoá của dân cư. Với tổng số 208 chợ trên 322 đơn vị xã, phường, TP.HCM có mật độ chợ tính theo đơn vị hành chính xã, phường là 0,65 chợ/xã, phường–thấp hơn mức bình quân cả nước là 0,71 chợ/xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên của toàn TP.HCM là 2.095 km2,

như vậy, bán kính phục vụbình qn của 01 chợlà 1,7 km (thấp hơn 2,2 lần so với mức bình quân của cả nước là 3,66 km) và bình quân 1 chợphục vụ khoảng 32.000 nguời (cao gấp gần 3 lần so với mức bình quân chung của cả nước là hơn 10.800

người/chợ). Lực lượng tham gia kinh doanh chủ yếu trên chợ đều thuộc thành phần kinh tế tư nhân kinh doanh bán buôn, bán lẻ và người sản xuất nhỏtrực tiếp bán sản phẩm. Vềquy mô của các chợ trên địa bàn TP.HCM, trung bình 1 chợchiếm 1.741 m2 diện tích đất, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước về diện tích đất và diện tích kinh doanh của chợ.

Nhìn chung, mạng lưới chợ trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn vừa qua đã

đáp ứng tốt nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hoá của các đối tượng tham gia. So

sánh các tiêu chí về thực trạng phát triển chợ của TP.HCM với các tiêu chí chung của cả nước có thểnhận thấy nếu xét số lượng chợ trên đơn vị1 xã, phường thì chỉ

tiêu này cao hơn với mức bình qn của cả nước, nhưng tiêu chí vềmật độchợtheo diện tích tựnhiên thìởmức khá thấp, trong khi sốdân phục vụcủa 1 chợlạiởmức quá cao. Ngoài chỉtiêu về cơ sởvật chất các chợhiện có, nếu xét về độ tương xứng của các chỉ tiêu về phân bố chợ, có thể thấy sự khơng phù hợp giữa các chỉ tiêu,

điều này có thể dẫn đến những hạn chế về khả năng khai thác các lợi thế của chợ trong việc phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc đánh giá các chỉ tiêu này phục vụ cho công tác qui hoạch cũng cần xem xét

trong điều kiện cụ thể đối với các địa bàn là các tỉnh, thành phố lớn như TP.HCM với đặc thù hạn chế về diện tích cũng như mức độtập trung cao của dân cư tại các

đô thị trên địa bàn.

+ Hệthống siêu thị:trên địa bàn Thành phốhiện có 178 siêu thịvới diện tích chiếm đất là 716.808 m2, bình qn 1 siêu thị có diện tích chiếm đất là 4.027 m2. Trong số đó, có 90 siêu thị tổng hợp (chiếm 50,6%) và 88 siêu thị chuyên doanh (chiếm 49,4%). Địa bàn có số lượng siêu thị nhiều nhất là quận 7 với 18 siêu thị,

sau đó là quận 1 với 16 siêu thị, quận Tân Bình và Gị Vấp đều có 15 siêu thị, quận

Tân Phú và Bình Thạnh đều có 13 siêu thị và quận Thủ Đức có 10 siêu thị. Đáng chú ý hiện nay có khá nhiều địa bàn chỉ có 1 đến 2 siêu thị, chủyếu là các địa bàn huyện như CủChi, Cần Giờ, Hóc Mơn, Nhà Bè, ngồi ra có một số địa bàn quận có số lượng siêu thị rất ít như quận 9 chỉ có 3 siêu thị, quận 8 có 2 siêu thị... Có thể nhận thấy, vềsố lượng siêu thịhiện nay chưa đáp ứng đủnhu cầu tiêu dùng của dân

cư trên địa bàn TP, mặt khác phân bố không đồng đều, có địa bàn tập trung số lượng lớn siêu thị trong khi các địa bàn khác số lượng siêu thịrất ít. Về cơ cấu siêu thị trên địa bàn các quận, huyện, số lượng siêu thịchuyên doanh nhỏchiếm tỷlệlớn và siêu thịtổng hợp cịn ít, chưa tương xứng với điều kiện về qui mô và dân số cần

nhỏ, điều này dẫn đến việc hạn chếphát huy khả năng khai thác cũng như việc duy tu, cải tạo, nâng cấp và mởrộng các siêu thịtrong kỳqui hoạch.

Nhìn chung, hệthống siêu thị trên địa bàn thành phốHồChí Minh hiệnchưa tương xứng với nhu cầu, việc phân bố siêu thị trên địa bàn chưa phù hợp, cần có

định hướng qui hoạch hợp lý để sau này đi vào hoạt động có hệthống, có hiệu quả,

đem lại lợi ích cho xã hội cũng như cho sự phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

+ Hệthống trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm (gọi chung là TTTM):

Trên địa bàn TP.HCM hiện có 38 TTTM gồm 8 TTTM hạng 1, 11 TTTM hạng 2,

14 TTTM hạng 3 và 5 TTTM chưa phân hạng với tổng diện tích chiếm đất khoảng 125 ha.

Nhìn chung, việc đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại trên địa bàn TP.HCM còn chưa triển khai được nhiều và đồng bộ, do đó chưa hình thành

được một hệ thống đầy đủ, phân bố hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng như theo kịp sựphát triển của thành phố Hồ Chí Minh trong

tương lai.

+ Hệ thống cửa hàng thương mại, cửa hàng tiện lợi và đường phố thương mại: ngoài hệthống phân phối bán buôn bán lẻ như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, hiện nay cịn có loại hình phát triển khá mạnh đó là hệ thống cửa hàng tiện lợi. Loại hình nàyđang phát triển phổbiến vào các khu dân cư,

đường phố, các khu chung cư, các khu đô thịmới, khu công nghiệp, các khu vực xa trung tâm. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 251 cửa hàng tiện lợi tập trung vào các chuỗi như: Co.opFood, SatraFood, Foodcomart, Vissan, G7 mart, Minimart, Citimart, Shop & Go, Family, Selecmart.

Ngoài ra, các cửa hàng thương mại của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh

được hình thành và chủ yếu tập trung ở các đường phố trung tâm trên địa bàn các phường. Mạng lưới này đã góp phần làm phong phú, sống động thị trường, nâng cao văn minh thương mại, là điểm “nhấn” quan trọng và sẽ phát triển mạnh trong

thời gian tới. Tại thành phốHồChí Minh, nhiều tuyến phố thương mại đã hoạt động mạnh từnhiều năm nay, là điểm đến mua sắm của nhân dân và khách du lịch khơng chỉthành phốmà cịn của cảcác vùng khác trong cả nước.

Nhìn chung, hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhtương đối phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và nhu cầu phát

triển kinh tế. Nhờ đó, mạng lưới bán hàng bình ổn thị trường phát triển trên nền

tảng hệ thống phân phối đã phủ kín khu vực nội thành, đang phát triển khu vực ngoại thành với hơn 9.000 điểm bán; trong đó có 3.962 điểm bán hàng lương thực,

thực phẩm thiết yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2015 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)