2..2.5.1 Xác định giá bán
2.3. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các
2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta có quy mơ lớn nhưng cơ bản còn ở
trình độ thấp, năng suất chưa cao; nguồn nguyên liệu đầu vào như thức ăn chăn ni, phân bón... cịn phụ thuộc vào nhập khẩu, vì vậy chi phí sản xuất nơng nghiệp
nước ta chưa bền vững, khó xây dựng được chuỗi cungứng hiệu quả.
-Cơ sở pháp lý vềquản lý giá, mơi trường nền tảng thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường còn nhiều bất cập. Việc thực hiện hệ thống chính sách và biện pháp bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu đối với đời sống người dân do Chính phủtrực tiếp chỉ đạo và các Bộtrực tiếp điều hành còn nhiều hạn chế, việc kiểm tra, kiểm sốt giá cịn mang tính hình thức, hành chính; sựchồng chéo của các quy định
và chưa phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và chế tài đối với các cơ quan quản lý
và tham gia bình ổn giá nên sựphối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa tốt dẫn tới tình trạng lũng đoạn giá, đầu cơ giá đối với các sản phẩm thiết yếu, cơ bản.
- Nhiều nhóm hàng thuộc danh mục hàng bìnhổn thị trường như thịt gia súc,
gia cầm, rau củphụ thuộc vào diễn biến thời tiết, bệnh dịch nên khó dự trữ và chủ
nên tại một số thời điểm có biến động, lượng hàng hóa tại các điểm bán khơng dồi dào, bị gián đoạn.
- Hệ thống kho dự trữ phân tán, nhỏ lẻ, việc vận chuyển hàng hóa vào nội thành gặp nhiều khó khăn do tình hình giao thơng thường xuyên trong tình trạng ùn tắc và quy định cấm xe tải trong một số giờnhất định. Các địa phương đã tạo điều kiện cho các xe được lưu thông 24/24h hoặc gắn biển để vận chuyển hàng vào các kho, cửa hàng trong nội thành. Tuy nhiên thời gian cấp phép ngắn (03 tháng/lần) và hạn chế về tuyến đường lưu thơng mà tại đó lại có hệthống kho và điểm bán hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, việc vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn, đặc biệt là khi xảy ra mưa, bão hoặc thị trường xảy ra biến động.
2.3.4.2. Nguyên nhân chủquan.
- Công tác tuyên truyền tại chỗ ở các điểm bán hàng để người dân biết về
chương trình bìnhổn thị trường cịn hạn chế, đặc biệt là tại các vùng ven.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng còn hạn chế, vẫn còn hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường; tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp chân chính nói chung, doanh nghiệp bìnhổn thị trường nói riêng.
- Những tiêu cực có thể phát sinh: từ hiệu quả đã đạt được và uy tín của Chương trình có thể nảy sinh việc một số doanh nghiệp cốgắng tìm cách tham gia
Chương trình nhằm lấy uy tín, tạo thương hiệu chứ không thực sự chú ý tới mục tiêu là giá cảvà chất lượng hàng hóa. Việc có được logo “bình ổn thị trường” giống
như một tầm bình phong để doanh nghiệp từ chỗ xa lạ đối với người tiêu dùng trở
nên được chú ý và tin tưởng (đã qua sàng lọc về chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn sản xuất, năng lực xây dựng hệthống phân phối v.v...).
2.3.5. Bài học kinh nghiệm.
Qua 13 năm triển khai Chương trình Bìnhổn thị trường, từthực tiễn quản lý,
điều hành, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, thành phốHồChí Minh rút ra 05 bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai Chương trình Bìnhổn thị trường:
- Thứnhất, bài học vềsựthống nhất tư tưởng trong hệ thống chính trịvà tạo sự đồng thuận trong nhân dân, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp: Chương trình Bình ổn thị trường của thành phố
là một chủ trương đúng đắn; nhờsự thống nhất cao về tư tưởng, kiên trì và quyết tâm cao trong tổthức thực hiện, tất cả đều hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các
cấp, các ngành, sự năng động của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếtham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao, nên
Chương trình đãđạt được những kết quảtích cực, góp phần tăng trưởng kinh tế ổn
định, củng cốlòng tin, tâm lý xã hội; chăm lo thiết thựcđời sống nhân dân trong bối
cảnh tình hình suy thối kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới tác động đến tình hình kinh tế- xã hội nước ta trong những năm qua.
- Thứhai, bài học về nhận định thị trường, cập nhật thông tin, dự báo cung cầu: Chương trình ngày càng được hồn thiện và cập nhật bổ sung nhiều nội dung mới, điều đó xuất phát từ sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc chủ động nắm bắt thông tin, những tín hiệu từ thị trường, thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, giá cảthị trường đểxây dựng những giải pháp phù hợp; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất, tạo nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng phục vụ người tiêu dùng; tạo sự hình thành, liên kết, phối hợp, cộng đồng trách nhiệm giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, tiêu dùng... phục vụ cho xã hội nhất là trong tình hình lạm phát, khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tếtồn cầu; sựhợp tác giữa thành phốvà các tỉnh ngày càng hiệu quả, góp phần tiêu thụ hàng hóa với giá cả ổnđịnh, góp phần chống nạn ép giá, độc
- Thứba, bài học về sựchủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng: xác định
rõ các phương thức tạo nguồn hàng, chọn đúng mặt hàng thiết yếu, đúng đối tượng doanh nghiệp đểgiao nhiệm vụ, đầu tư chiều sâu, tạo ra sản phẩm, chủ động trong cung ứng hàng hóa; kiểm tra giám sát chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư đến sản phẩm được hình thành, đưa vào thị trường nên hàng hóa đảm bảo cân đối cung cầu, khơng đểthiếu hàng hóa cục bộ, dẫn đến giá cả tăng đột biến.
- Thứ tư, bàihọc vềphát triển mạng lưới phân phối: Thành cơng của chương
trình thểhiệnởsự kết nối chặt chẽgiữa các khâu sản xuất, phân phối và tiêu dùng; tập trung phát triển mạnh mạng lưới phân phối tạo điều kiện để hàng hóa đến tận
tay người tiêu dùng, giảm các tầng nấc trung gian, giảm chi phí. Trong thực tiễn,
nhiều doanh nghiệp đã phát triển kênh phân phối phủ rộng vào các khu dân cư, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp - khu chế xuất; loại hình các kênh phân phối cũng rất đa dạng, không chỉxây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, thành phố còn chú trọng việc sử dụng, khai thác mặt bằng của hợp tác xã, của doanh nghiệp, chợ truyền thống và trong dân cư; đồng thời tập trung phục vụ hàng hóa tại những nơi mạng lưới phân phối chưa đáp ứng đủ bằng nhiều phương tiện bán hàng lưu động; hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá cảhợp lý. Qua các phương thức đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng nêu trên, mới thực sự đạt được ý nghĩa của chương trình với mục tiêu là đưa hàng hóa nội địa
phục vụ cho người dân thành phố và đặc biệt là người lao động thu nhập thấpởcác vùng cịn nhiều khó khăn, nâng cao lịng yêu nước, ý thức tiết kiệm của người dân
trong tiêu dùng và ưu tiên dùng hàng Việt.
- Thứ năm, bài học về tăng cường thông tin tuyên truyền: Chủ động phối hợp
các cơ quan thông tin truyền thông để tiếp nhận thông tin, cung cấp thông tin, thiết lập đường dây nóng đểtiếp nhận phản hồi của người dân, các tổ chức đoàn thể, cơ
quan báo đài để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh. Đồng thời, thành phố luôn chủ động phối hợp các Bộ ngành trung ương trong công tác ổn định cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường, nâng cao vai trò của các Hiệp hội trong việc thực hiện vai trò là cầu nối
giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần kiềm chế lạm phát,
ổn định xã hội.
TÓM TẮT CHƯƠNG II.
Trước hết, trong Chương II, Luận văn tập trung mô tả, phân tích q trình
phát triển, cách thức thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường các mặt hàng lương
thực, thực thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phốHồ Chí Minh giai đoạn 2010
–2015; các vấn đềtrọng tâm:
- Cách thức, lý do lựa chọn nhóm hàng hóa thực hiện bìnhổn thị trường.
-Phương pháp, nội dung dự báo thị trường, đánh giá tính hiệu quả, mặt hạn chếcủa cơng tác dựbáo thị trường hiện nay.
-Phương thức tạo nguồn hàng thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường, cụ
thể là phương thức huy động nguồn lực về cơ sở vật chất phục vụsản xuất, nguồn vốn hỗ trợ; các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất, liên kết sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu…
- Hiện trạng và đánh giá hệthống phân phối, phân tích các chính sách thúc
đẩy phát triển hạtầng thương mại, hỗtrợ lưu thơng hàng hóa.
-Phân tích cơ chếhình thành giá cảbìnhổn thị trường.
-Phân tích cơ chếphối hợp thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường giữa
các bên liên quan.
Đồng thời, Chương II đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình Bình ổn thị trường, phân tích mặt được, mặt hạn chế, nguyên nhân khách
quan, chủ quan tồn tại những mặt hạn chếvà rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai Chương trình Bìnhổn thị trường giai đoạn 2010 – 2015; làm cơ
sở đểxây dựng giải pháp nâng cao hiệu quảthực hiện Chương trình giaiđoạn 2015 –2020.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH BÌNHỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC
PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TPHCMGIAI ĐOẠN 2015–2025.
3.1.Quan điểm, định hướng.
Từchủ trương “Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các nguồn lực kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập, phát triển đầy đủ,
đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, định hướng phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt trái, tiêu cực của cơ chếthị trường”; trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế thế gới, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO); cơng tác triển khai Chương trình Bìnhổn thị trường trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh vừa phải đảm bảo đúng quy định pháp luật; vừa đảm bảo hiệu lực, hiệu quảquản lý, điều tiết kinh tếvĩ mô của Nhà nước; đồng thời phảiđảm bảo để thị trường vận hành hiệu quả. Do đó Thành phố cần tiếp tục những quan điểm thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường sau:
- Bình ổn thị trường thơng qua điều hịa cung – cầu hàng hóa: dựbáo chính xác thị trường, khuyến nghịsản xuất theo thị trường; hỗtrợphát triển sản xuất theo
hướng hiện đại, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế. Huy động mọi nguồn lực xã hội, mọi đối tượng doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các chính sách phát triển sản xuất, thực hiện bìnhổn thị trường.
- Bình ổn thị trường thơng qua gia tăng hiệu quả lưu thơng hàng hóa, phát
triển hệthống phân phối, giảm khâu trung gian; từ đó giảm giá thành đến tay người
tiêu dùng, đảm bảo lợi nhuận nhà sản xuất.
- Quản lý thị trường hiệu quả, đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất.
3.2.Định hướng thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường.
Trong dài hạn, trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu, cập nhật và bổsung mới phương thức triển khai thực hiện
Chương trình Bìnhổn thị trường, trong đó chú trọng phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia Chương trình Bìnhổn thị trường nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn trong bối cảnh chung của đất nướcở
từng giai đoạn phát triển dưới tác động ngày càng trực tiếp và mạnh mẽ của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Theođó, Chương trình Bìnhổn thị trường sẽ được hoạch định phát triển theo hướng xã hội hóa nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các
nguồn lực xã hội và tạo điều kiện cho các nguồn lực lôi cuốn lẫn nhau và gắn kết
cùng nhau để tăng cường lực lượng vật chất cho Chương trình nhưng vẫn đảm bảo
hiệu lực, hiệu quảquản lý, điều tiết kinh tếvĩ mô của Nhà nước và đảm bảo hài hòa với những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại của đất nước và Thành phố.
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Bìnhổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn
thành phốHồChí Minhgiai đoạn 2015–2025.
3.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác dự báo, đánh giá thị trường để định hướng sản xuất, tạo nguồn hàng.
Hiện nay công tác dựbáo nhu cầu tiêu thụchủ yếu sửdụng thông tin số liệu của Cục Thống kê, cơ quan tham mưu triển khai Chương trình Bình ổn thị trường
chỉ xác định tổng cầu, việc đánh giá thị trường còn cảm quan, chưa tham tham khảo ý kiến chuyên gia, chưa phản ánh rõ xu hướng tiêu dùng, thói quen mua hàng.
Trong giai đoạn hiện nay, sựbùng phát của các dịch bệnh đã ảnh hưởng đến
tâm lý tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng. Nhu cầu về thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch xuất hiện và trở thành nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Sự tun truyền hiểu biết vềan tồn thực phẩm, khuyến khích người tiêu dùng sửdụng thực phẩm an toàn ngày càng phổ biến trên các phương tiện truyền thông; giúp
khỏe. Do đó, người tiêu dùngcó xu hướng lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn
gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín, chất lượng thực phẩm đảm bảo đểtránh vấn đề ngộ
độc thực phẩm.
Vì vậy, bên cạnh tiêu chí tổng cầu, tổng cung; công tác dự báo, đánh giá
thị trường cần bổsung thêm các tiêu chí:
- Sựthay đổi nhu cầu tiêu dùng do tác động của dịch bệnh: Có 3 yếu tốquan trọng nhất có thể làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh
đó là khả năng vềthu nhập, thị hiếu thói quen tiêu dùng và mức độnguy hiểm của dịch bệnh. Khả năng về thu nhập cho phép người tiêu dùng có cơ hội thay đổi loại thực phẩm khi có dịch bệnh theo hai hướng: (i) vẫn sửdụng loại thực phẩm thường dùng (bị ảnh hưởng bởi thói quen) nhưng chọn loại thực phẩm của nhà cung cấp có
uy tín, thương hiệu và được đảm bảo vềvấn đềan toàn thực phẩm; (ii) chuyển sang sửdụng một loại thực phẩm khác đểthay thếkhi loại thực phẩm thường dùng đang bịdịch bệnh. Thói quen và thịhiếu tiêu dùng cũng góp phần qui định hành vi người tiêu dùng ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh. Rõ ràng nếu như người tiêu dùng có thói quen sử dùng thịt gia cầm trong bữa ăn hàng ngày, và việc sử dụng này khá
thường xuyên thì khả năng để họ chuyển sang sử dụng một loại thực phẩm khác
như thịt lợn cũng sẽ khó xảy ra hơn. Mức độ nguy hiểm của dịch bệnh thể hiện ở
phạm viảnh hưởng, hậu quả có thể có và sự cảnh báo của các cơ quan chức năng.