Công tác xác định mặt hàng thực hiện bình ổn thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2015 (Trang 37 - 39)

2.2. Nội dung thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt

2.2.1. Công tác xác định mặt hàng thực hiện bình ổn thị trường

Từ năm 2011-2015, Chương trình Bìnhổn thị trường trên địa bàn thành phố

HồChí Minh triển khai đối với 04 ngành hàng: các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu; các mặt hàng phục vụmùa khai giảng; các mặt hàng sữa và các mặt hàng

dược phẩm thiết yếu.

Trong đó các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu có 09 nhóm mặt hàng: lương thực (gạo, mì, bún, bánh phở…), đường ăn, dầu ăn, thịt heo, thịt gia

cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản. Chính quyền thành phốHồChí Minh thực hiện bìnhổn thị trường các nhóm mặt hàng này vì các

lý do:

- Các nhóm mặt hàng này có tính thiết yếu cao, chiếm tỷtrọng lớn nhất trong tổng chi tiêu của người dân. Thống kê giai đoạn 2004 – 2012 cho thấy nội dung

“Chi ăn, uống, hút” luôn chiếm từ 43,91% đến 52,13% mức chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng.

Bảng 2.1:Chi tiêu đời sống bình quânđầu người một tháng theo giá thực tế.

Nội dung chi tiêu 2004 2006 2008 2010 2012

Tổng số 100% 100% 100% 100% 100%

Chi ăn, uống, hút 48,35% 43,91% 45,87% 47,96% 52,13% Chi may mặc 3,48% 6,37% 3,63% 3,21% 2,94% Chi nhàở,điện nước, vệsinh 6,08% 6,65% 6,55% 8,55% 7,79% Chi thiết bị, đồdùng 8,13% 6,27% 7,44% 6,51% 4,95% Chi y tế, chăm sóc sức khỏe 6,76% 7,6% 5,22% 3,45% 3,74%

Chi đi lại và bưu điện 13,42% 12,17% 17,05% 13,22% 12,06% Chi giáo dục 6,26% 7,41% 6,11% 8,84% 8,15%

Văn hóa thểthao, giải trí 2,53% 6,18% 4,52% 2,67% 2,62% Chi khác 4,97% 3,52% 3,5% 5,59% 5,62%

(Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM năm 2014)

- Với thẩm quyền của địa phương cấp tỉnh, bìnhổn thị trường các nhóm mặt

hàng này là lựa chọn tối ưu để thực hiện chính sách quản lý thị trường, kiềm chế lạm phát do chiếm tỷtrọng cao trong rổhàng hóa tính chỉsốgiá tiêu dùng–CPI.

Bảng 2.2: 20 nhóm hàng hóa, dịch vụcó trọng sốcao nhất trong rổhàng hóa tính chỉsốgiá tiêu dùng–CPI.

STT Nhóm mặt hàng, dịch vụ Trọng số

1 Dịch vụ ăn, uống ngồi gia đình 1.236/10.000 2 Dịch vụgiáo dục 541/10.000

3 Gạo 512/10.000

4 Nhiên liệu 429/10.000

5 Thịt gia súc tươi sống 376/10.000 6 Dịch vụy tế 360/10.000 7 Quần áo may sẵn 351/10.000

8 Cước dịch vụviễn thông 319/10.000

9 Sữa, bơ, pho mát 315/10.000

10 Phương tiện đi lại 314/10.000

11 Thủy sản tươi sống 287/10.000 12 Vật liệu bảo dưỡng nhàở 284/10.000 13 Xà phòng và chất tẩy rửa 264/10.000

14 Điện sinh hoạt 241/10.000

15 Rau tươi, khô và chếbiến 237/10.000

16 Gas và các loại chất đốt khác 228/10.000 17 Thịt gia cầm tươi sống 194/10.000 18 Quả tươi và chếbiến 151/10.000

-Do đáp ứng nhu cầu cơ bản nên mức chi tiêu (tuyệt đối) các mặt hàng này

không phân biệt tầng lớp dân cư; vì vậy sự tăng giá của các mặt hàng này sẽ tác

động trực tiếp và tác động lớn nhất đối với tầng lớp dân cư có mức sống thấp nhất.

- Vì tính thiết yếu cao nên giá cả thị trường các nhóm hàng này tương đối nhạy cảm, thường bịmột số đối tượng thực hiện đầu cơ, găm hàng, tung tin đồn thất thiệt, gây sốt giá đểtrục lợi.

Nhìn chung, bìnhổn thị trường hiệu quảcác nhóm mặt hàng này là giải pháp tối ưu mà chính quyền địa phương cấp tỉnh có thểlựa chọn đểthực hiện các nhiệm vụkềm chếlạm phát,ổn định kinh tếvĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2015 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)