Đột phá trong nhận thức để tìm lời giải chiến lƣợc: Theo

Một phần của tài liệu Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh: Phần 2 (Trang 26 - 32)

cách này, các cấp có trách nhiệm và tồn xã hội nhận thức lại một cách sâu sắc vai trò nền tảng chiến lƣợc của ngành điện trong công cuộc phát triển kinh tế. Mọi cấp, mọi ngành, và toàn xã hội căng mắt học hỏi kinh nghiệm hay nhất của quốc tế để từ đó có sự thống nhất cao về ý chí và các phƣơng án hành động cụ thể với một quyết tâm chiến lƣợc: Việt Nam sẽ khơng cịn cảnh thiếu điện triền

220 miên trong tƣơng lai.

Là một dân tộc có điểm mạnh là thích nghi rất cao với khó khăn và giỏi về xử lý tình thế, có nhiều khả năng chúng ta sẽ chỉ dừng ở các cách ứng xử 1 và 2. Hơn nữa, “thời tiết” (làm các nhà máy thuỷ điện thiếu nƣớc và trời nóng làm nhu cầu điện tăng đột biến) và “cơ chế” (giá bao cấp, thiếu vốn đầu tƣ), dƣờng nhƣ đã là những lý do khá thuyết phục để chúng ta không cần đề cập đến cách ứng xử 3.

Thế nhƣng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thành công trong phát triển ngành điện là tiền đề chiến lƣợc, có ý nghĩa nền tảng cho tồn bộ cơng cuộc phát triển kinh tế. Do vậy, nếu cách tiếp cận thứ 3 không đƣợc đặt ra một cách quyết liệt và sâu rộng, công cuộc hiện đại hóa của nƣớc ta sẽ phải chịu nhiều trở ngại và tổn thất to lớn ở phía trƣớc. Chúng ta cần có đƣợc ý chí chiến lƣợc và những chƣơng trình hành động cụ thể để đảm bảo rằng Việt Nam sẽ khơng cịn nguy cơ thiếu điện trong tƣơng lai. Bài viết này muốn gợi ra một số quan sát và ý tƣởng bƣớc đầu cho cách tiếp cận này.

Cần coi dự trữ quốc gia về công suất điện quan trọng hơn dự trữ sắt, thép, xi măng, đƣờng

Có lẽ Hàn Quốc, với đóng góp của Cơng ty Điện lực quốc gia KEPCO, là một ví dụ đặc sắc. Hàn Quốc ngay từ lúc khởi đầu đã coi điện là nền tảng cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa nên ln ln chú trọng đầu tƣ đặc biệt cho phát triển và quản lý ngành này. Do vậy, trong lịch sử phát triển của mình, Hàn Quốc khơng bao giờ phải chịu cảnh thiếu điện, mặc dù nhịp độ tăng trƣởng kinh tế của họ có tốc độ rất cao, với sự phát triển bùng nổ của những ngành tiêu tốn nhiều điện nhƣ hóa chất, thép, đóng tàu. Lƣợng điện sử dụng trên đầu ngƣời của Hàn Quốc trong giai đoạn 1990–2002 mỗi năm tăng bình quân 330,8 kwh, trong khi con số này của Việt Nam chỉ là 23,4 kwh [1] (nghĩa là thấp hơn Hàn Quốc 10 lần).

221

Để đảm bảo đủ điện, cho dù nhu cầu sử dụng điện có gia tăng nhanh chóng, ngành điện Hàn Quốc, chấp nhận tỷ lệ công suất điện dự trữ rất cao tại một số thời điểm, chẳng hạn, 50% (1972–1973) và 55% (1986–1987). Điều đáng suy nghĩ là, Hàn Quốc khơng có nguồn thuỷ điện dồi dào, cũng nhƣ nguồn than và khí phong phú nhƣ của ta, nên việc sản xuất điện của Hàn Quốc khó khăn và tốn phí hơn ta rất nhiều.

Mặt khác, phát triển ngành điện của Hàn Quốc còn tạo sức bật cho các ngành công nghiệp xây dựng và chế tạo máy. Các dự án xây dựng nhà máy điện đã giúp các công ty Daewoo và Hyundai có cơ hội tiếp nhận và nội địa hóa cơng nghệ trong lĩnh vực sản xuất điện từ các công ty nƣớc ngồi (chủ yếu là Mỹ) và mau chóng tích tụ thêm tiềm lực để trở thành các tập đồn kinh tế có vai trò trụ cột trong phát triển quốc gia.

Phát triển ngành điện ở Trung Quốc cũng là một ví dụ đáng tham khảo. Lƣợng điện sử dụng trên đầu ngƣời của Trung Quốc trong giai đoạn 1990–2002 bình qn hàng năm tăng 46,9 kwh (có nghĩa là gấp đôi mức tăng ở nƣớc ta), thế nhƣng Trung Quốc về cơ bản có dƣ điện (khoảng 25%) trong suốt các năm qua (trừ giai đoạn 2002–2003). Việc chúng ta phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, là nƣớc phải sản xuất trên 70% điện từ than và nhập than của nƣớc ta, cho thấy khả năng hoạch định chiến lƣợc trong phát triển ngành điện của Trung Quốc tốt hơn ta.

Trong thời đại công nghệ thông tin và tồn cầu hóa đang trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, mức độ quan trọng của ngành điện lực càng cao hơn bao giờ hết.

Nếu chúng ta còn để tình trạng thiếu điện đe dọa, chúng ta sẽ ở thế rất yếu trong kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt đối với các ngành công nghệ hƣớng tới xuất khẩu; hơn nữa kinh nghiệm thực tế cho thấy, chúng ta phải nhƣợng bộ nhiều về giá đất, thuế để bù đắp cho yếu kém của ta về cung ứng điện cho các nhà đầu tƣ.

222

Mất điện cịn làm hệ thống thơng tin liên lạc qua Internet tê liệt, điều này sẽ dẫn đến những tổn thất tiềm tàng, rất nghiêm trọng mà khơng ai có thể đo lƣờng hết đƣợc.

Một khi thấy hết vai trò nền tảng đặc biệt của ngành điện, Nhà nƣớc nên coi việc đầu tƣ vào các dự án phát triển ngành điện quan trọng hơn hẳn các dự án xi măng, mía đƣờng, phân bón, sắt thép, lọc dầu, cảng nhỏ địa phƣơng. Chúng ta cũng cần coi dự trữ quốc gia về công suất điện quan trọng hơn dự trữ sắt, thép, xi măng, đƣờng.

Phát hành trái phiếu có đảm bảo bằng điện

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Nhà nƣớc cần đóng vai trị chủ đạo trong phát triển ngành điện, đồng thời tạo môi trƣờng thuận lợi nhất cho khu vực kinh tế tƣ nhân và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào các nhà máy sản xuất điện độc lập. Chính phủ Hàn Quốc dành 30–50% tổng nợ vay nƣớc ngoài của quốc gia cho đầu tƣ vào ngành điện. Trung Quốc tạo mơi trƣờng khuyến khích đến mức các thành phần kinh tế ồ ạt đầu tƣ vào ngành điện. Malaysia cho đấu thầu quốc tế với cơ chế minh bạch, thuận lợi, để thu hút các nhà đầu tƣ tốt nhất trên thế giới vào góp sức phát triển ngành điện của mình.

Về đầu tƣ, chúng ta khơng nên để tỷ trọng thuỷ điện trong tổng nguồn điện quá cao nhƣ hiện nay (khoảng 48%, trong khi các nƣớc chỉ ở mức 10–20%). Trong tƣơng lai, tình hình thời tiết, khí hậu có thể cịn nhiều bất thƣờng trong khi nền kinh tế có mức tổn thƣơng ngày càng cao khi bị thiếu điện (theo chuẩn mức quốc tế là 0,5 USD cho mỗi kwh bị thiếu).

Về nguồn vốn đầu tƣ, chúng ta có thể dùng nhiều biện pháp phong phú sáng tạo, kể cả “đổi đất lấy cơng trình.” Chúng ta cũng có thể phát hành trái phiếu có đảm bảo bằng điện, theo giá cả khuyến khích và lãi suất phải chăng. Với mong muốn khơng cịn

223

cảnh thiếu điện trong tƣơng lai và cơ chế lãi suất hợp lý, chắc chắn trái phiếu phát triển điện lực sẽ giúp huy động những nguồn vốn rất lớn trong xã hội.

Cần có quĩ đặc biệt để khuyến khích sáng tạo các phƣơng pháp sử dụng điện tiết kiệm

Mặc dù ngành điện nƣớc ta đã có tiến bộ vƣợt bậc trong phát triển và công tác quản lý, chúng ta vẫn còn thua kém xa so với nhiều nƣớc lân cận. Tỷ lệ điện thất thoát của ta giảm từ 25% năm 1990 xuống còn 14% năm 2002; đó là điều rất đáng trân trọng. Thế nhƣng, tỷ lệ này của Trung Quốc chỉ ở mức 7% và Hàn Quốc ở mức 5–6% trong suốt thời kỳ này.

Ta cũng nên tham khảo và tiếp nhận kinh nghiệm của Đài Loan trong định giá bán điện: giá bán điện mùa hè cao hơn các mùa khác khoảng 20–30%; Giá bán điện dịch vụ và tiêu dùng cao hơn hẳn giá điện sản xuất.

Chúng ta cũng cần phát động rộng rãi việc học hỏi và sáng chế các phƣơng pháp sử dụng điện tiết kiệm. Nhà nƣớc và ngành điện cần có quĩ khuyến khích đặc biệt cho các hoạt động đó. Các cuộc thi sáng tạo nên có định hƣớng vào lĩnh vực này.

Chọn ngành điện làm thí điểm đặc biệt cho cơ chế quản lý hiện đại và chống tham nhũng

Coi ngành điện là nền tảng không chỉ là việc phải đầu tƣ mạnh mẽ tiền của, mà còn là việc tạo nên cơ chế quản lý hiện đại và tuyển chọn đội ngũ cán bộ chủ chốt có tài năng và phẩm chất cao cho ngành kinh tế chiến lƣợc này.

Nên chăng, ngành điện đƣợc chọn là ngành thí điểm đặc biệt cho hình thành cơ chế quản lý hiện đại và chống tham nhũng. Theo đó, cán bộ quản lý tài năng đƣợc tuyển chọn từ mọi nguồn và đƣợc đánh giá định kỳ bởi một ủy ban cấp quốc gia, cán bộ công nhân

224

viên đƣợc trả lƣơng thỏa đáng nhƣ trong các công ty liên doanh. Với các cơng trình xây dựng, nhà nƣớc nên cho cơ chế thƣởng quản lý dự án 0,5–1% giá trị cơng trình nếu cơng trình đạt chất lƣợng và hiệu quả cao, đúng tiến độ; từ đó có cơ chế đặc biệt nghiêm khắc chấm dứt triệt để việc bên A đƣợc hƣởng tỷ lệ 10% từ mỗi cơng trình xây dựng nhƣ thơng lệ hiện nay.

Vietnamnet – 31/5/2005 Ghi chú:

225

Một phần của tài liệu Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh: Phần 2 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)