LÀM GÌ ĐỂ THÍCH ỨNG TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐẦY BIẾN ĐỘNG?

Một phần của tài liệu Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh: Phần 2 (Trang 120 - 126)

IV. Cải cách Tài chính

LÀM GÌ ĐỂ THÍCH ỨNG TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐẦY BIẾN ĐỘNG?

GIỚI ĐẦY BIẾN ĐỘNG?

Trả lời phỏng vấn của Sinh viên Việt Nam

Khi thách thức lộ diện

– Thƣa TS, sau hai năm Việt Nam gia nhập WTO, ông thấy ngƣời trẻ Việt Nam đƣợc và mất gì?

Khi nói về “đƣợc” và “mất” trong một q trình biến chuyển, ta cần bắt đầu bằng xác định rõ thƣớc đo hay các tiêu chí có tính triết lý trong đánh giá. Về hội nhập quốc tế, chúng ta có thể sử dụng ba tiêu chí sau:

1. Nắm bắt đƣợc các cơ hội và các quan hệ hợp tác để thu đƣợc những lợi ích cụ thể về kiến thức, thông tin, kinh nghiệm, và nguồn lực vật chất.

2. Sự lớn lên về năng lực và nhận thức, tạo nên động lực nội sinh cho hội nhập và phát triển; nghĩa là càng hội nhập sâu - càng trƣởng thành, và càng trƣởng thành - càng hội nhập sâu hơn.

3. Khắc họa rõ hơn bản sắc nhân văn của dân tộc trong thế giới hội nhập.

Theo suy nghĩ của tơi, trong ba tiêu chí trên, ngƣời trẻ Việt Nam (và đất nƣớc Việt Nam của chúng ta) đạt đƣợc kết quả khá trong tiêu chí thứ nhất, trung bình trong tiêu chí thứ hai, và yếu trong tiêu chí thứ ba.

– Theo TS, đâu là nguyên nhân của những cái “đƣợc” và “chƣa đƣợc” nói trên của ngƣời trẻ Việt Nam trong q trình hội nhập?

314

một cộng đồng dân tộc làm nên một thành quả tùy thuộc vào ba tố chất theo lƣợc đồ ba chữ A: Aptitude (Năng lực), Attitude (Thái độ và Tƣ duy), và Altitude (Tầm vóc).

Năng lực thể hiện tƣ chất, sự năng động, và tính nhạy bén với

cái mới. Ngƣời Việt Nam ta khá mạnh về tố chất này. Đây là yếu tố chủ đạo tạo nên cái “đƣợc” về thu nhận tri thức, kinh nghiệm, và lợi ích vật chất đã nói ở trên.

Thái độ và Tƣ duy là sự thể hiện của quá trình từ nhận thức

đến cảm xúc và hành vi. Ngƣời Việt Nam ta với lịch sử lâu dài bị chà đạp và áp bức để rồi phải vùng lên giành độc lập với sự hy sinh vơ bờ bến nên có tính xúc cảm rất cao; do đó ảnh hƣởng đến tính sáng suốt của nhận thức, tính thực tiễn của tƣ duy, và tính chiến lƣợc trong quyết định. Sự hạn chế của chúng ta trong thái độ và tƣ duy đã làm suy giảm khả năng tạo nên động lực nội sinh trong hội nhập và phát triển.

Tầm vóc của thế hệ ngƣời Việt Nam ta hôm nay, do đặc thù

của lịch sử và hệ thống, cịn rất yếu: tầm nhìn hạn hẹp, phơ trƣơng hình thức, hiếu thắng, thiếu khả năng lớn lên từ thất bại và thách thức.

Tôi đọc lịch sử phát triển của nhiều quốc gia và liên tƣởng đến đất nƣớc mình mà cứ thấy xót xa. Ngƣời Hàn Quốc và Đài Loan trong những năm nghèo đói của buổi đầu phát triển luôn làm cho thế giới kinh ngạc về khát vọng vƣơn lên, khả năng làm việc, và sự tận tâm cống hiến cho đất nƣớc. Ngƣời Hàn Quốc, trong lễ kỷ niệm độc lập, không phô trƣơng nhiều mà nhắc nhau cùng ôn lại tại sao bị mất nƣớc. Trong khi đó, chúng ta mới khá lên một chút thì đã quá say sƣa với các cuộc thi hoa hậu, xây dựng tƣợng đài, ăn thua trong thi đấu quốc tế, trong sự hoành hành của sự gian dối và tính phơ trƣơng.

315

là thách thức lớn nhất mà ngƣời trẻ Việt Nam cần vƣợt qua trong nỗ lực hội nhập và phát triển?

Vâng, đúng vậy.

– Nếu ông là một ngƣời trẻ và đang sống ở môi trƣờng của một “cậu bé ra biển lớn” nhƣ Việt Nam. Ông sẽ xây dựng kế hoạch gì cho mình để trƣởng thành với bản sắc riêng?

Bản sắc riêng của một con ngƣời trong hội nhập không tạo ra bởi sự dị biệt (theo kiểu ta hay nói là hịa nhập mà khơng hịa tan) mà là giá trị ngƣời đó tạo nên đƣợc cho cộng đồng nhờ sự hội nhập sâu sắc của mình. Do vậy, muốn có đƣợc bản sắc riêng trong hội nhập, chúng ta cần nỗ lực tạo nên đƣợc giá trị có ý nghĩa cho cộng đồng mà mình hội nhập.

Theo nguyên tắc này, có ba điều chiêm nghiệm từ cuộc sống, tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ. Thứ nhất, mỗi ngƣời chúng ta đều có tác động (tốt hay xấu) tới ngƣời cộng tác hay liên quan đến mình và tác động này, thực sự, thƣờng lớn hơn mức mình tƣởng. Thứ hai, mỗi ngƣời quen, ngƣời thân, ngƣời cộng tác với chúng ta đều có thể tốt hơn lên nếu chúng ta kỳ vọng và trân trọng sự vƣơn lên của họ. Thứ ba, nhiều ngƣời muốn giúp bạn với một sự giúp đỡ hào hiệp và chân chính hơn là bạn nghĩ, đặc biệt nếu bạn thực sự phấn đấu để xứng đáng với sự giúp đỡ đó.

Về chiến lƣợc cho hội nhập thành công theo nguyên tắc trên, tôi xin các bạn tham khảo mơ hình 5P sau đây:

1. Passion: luôn khát khao theo đuổi điều mình say mê nhất trên con đƣờng dài, cho dù phải đi qua những điểm dừng ngắn hạn. 2. Productivity: cần nỗ lực định hƣớng và đầu tƣ để có năng suất rất cao trong lĩnh vực mình lựa chọn.

3. Professionalism: cần đặc biệt coi trọng nâng cao tính chun nghiệp trong cơng việc.

316

5. Preparation: luôn luôn chuẩn bị cho tƣơng lai. Mỗi nỗ lực ngày hôm nay đều là một viên gạch lát đƣờng cho bạn đến tƣơng lai.

– Theo TS, ngƣời trẻ có cần phải trở thành một con tắc kè hoa ứng biến nhƣng khác biệt?

Không. Tôi không nghĩ nhƣ vậy. Tất cả các dân tộc đều trân trọng và khát khao các giá trị nhân bản. Do vậy, bản sắc của một dân tộc trong cộng đồng quốc tế đƣợc tạo nên trong hội nhập là nhờ vào những giá trị nhân bản mà dân tộc đó có thể khắc họa sâu sắc nhất nhờ vào lợi thế về lịch sử, văn hóa, và khát vọng vƣơn lên của mình.

Theo tơi, ngƣời Việt Nam, nhờ cậy chủ yếu vào thế hệ trẻ của mình, có thể tạo nên một bản sắc riêng về ý thức trân trọng các nền văn hóa khác biệt, niềm khát khao học hỏi tinh hoa nhân loại, sự thành tâm trong hợp tác, và lịng trắc ẩn với tính nhạy cảm và sự quan tâm đến mọi ngƣời.

Theo cách tiếp cận này, tôi muốn ƣu tiên hàng đầu cho các đội thi đấu quốc tế của ta không phải là chiến thắng bằng mọi giá mà là sự lớn lên về năng lực và nhân cách của đội tuyển và cảm nhận tốt đẹp của thế giới về chúng ta sau mỗi cuộc đấu.

Hãy qua đi những ngày mà dân ta bị nhiều quốc gia nghi kỵ và thậm chí cấm đốn nhập cảnh do những hành vi tội phạm và vi phạm luật pháp. Hãy qua đi những ngày mà nƣớc ta bị khinh thƣờng, thậm chí tạm dừng viện trợ, vì tệ nạn tham nhũng và sự vơ cảm của nhiều quan chức trong bộ máy nhà nƣớc.

Làm sao đây, để đến một ngày không xa, nƣớc Việt Nam của chúng ta đƣợc thế giới trân trọng và luôn nhắc đến không chỉ nhƣ một đất nƣớc đã phải chịu muôn vàn tổn thất và đau thƣơng, mà cịn là một dân tộc tràn đầy tình thƣơng yêu đồng loại và chứa chan

317

chiến tranh khốc liệt mà còn là nơi hội tụ đƣợc giá trị văn hóa đa dạng của thế giới và ở đó, mỗi ngƣời dân đều dốc lịng dung dƣỡng các phẩm chất nhân văn cao quý của nhân loại.

Thích ứng tâm lý

– Rõ ràng, khi ta bƣớc chân qua cánh cửa hội nhập càng sâu thì mới thấy cần thiết phải có các bƣớc chuẩn bị cho ngƣời trẻ “giảm áp” trƣớc các cú sốc về văn hóa, về ứng xử với rủi ro?

Tơi có cảm nhận là ngƣời Việt Nam ta khá mạnh về khả năng hội nhập và cú sốc về văn hóa là khơng nặng. Tuy vậy, có một điều đáng quan ngại là thang bảng giá trị của xã hội chúng ta hiện nay đang bị méo mó nghiêm trọng. Chụp giật và kiếm chác lợi ích vật chất trở thành một trong những động lực chi phối sự vận hành của xã hội. Trong bối cảnh này, hội nhập quả thực tạo nên một áp lực lớn, buộc mọi ngƣời phải điên đảo kiếm tiền, thậm chí dù phải vi phạm những nguyên tắc đạo đức. Hơn thế nữa, vì tham nhũng, phạm pháp, và lừa dối đã trở nên quá phổ biến nên cảm nhận xấu hổ về những tệ nạn này khơng cịn sâu sắc. Điều này rất nguy hiểm vì, nhƣ một câu ngạn ngữ có nói, thiếu cảm nhận xấu hổ, một dân tộc sẽ quỳ gối trên chính quê hƣơng của mình.

Nếu tuổi trẻ bị mất đi danh dự của đất nƣớc và những kỳ vọng thiêng liêng của gia đình và xã hội về trách nhiệm của họ với tƣơng lai, họ sẽ dễ bị bế tắc và sốc trong vòng luẩn quẩn của nhu cầu vật chất.

Do vậy, để Việt Nam hội nhập sâu hơn, tạo nên và thu đƣợc giá trị lớn hơn, chúng ta phải khẩn thiết kiến tạo nên một môi trƣờng xã hội, mà ở đó chân lý, tƣ duy khoa học, và lòng nhân bản là những định đề thiêng liêng đƣợc cả xã hội thƣợng tôn và dung dƣỡng.

318

chuẩn bị này thế nào, thƣa TS?

Họ lựa chọn những ngƣời tôn trọng chân lý, tƣ duy khoa học, và lịng nhân bản vào cƣơng vị lãnh đạo; đó là thơng điệp mạnh mẽ nhất đến toàn xã hội. Hiện tƣợng tổng thống vừa đắc cử Obama ở Mỹ và nỗ lực lựa chọn ngƣời vào nội các của ơng là một ví dụ đáng suy nghĩ. Theo trào lƣu này, chúng ta có thể dự cảm thấy những biến đổi cách tân ở nhiều nƣớc Đông Á trong thời gian tới.

– Năm 2009 đƣợc dự đoán là năm chịu điểm đáy của cơn khủng hoảng tài chính–kinh tế, thì ngƣời trẻ cần phải có biện pháp thích ứng thế nào, đặc biệt đó là năm đƣợc dự báo sẽ có một làn sóng cắt giảm việc làm?

Năm 2009 là một năm khó khăn, nhƣng theo tơi các bạn trẻ cần chuẩn bị cho những tình thế có thể cịn khó khăn hơn rất nhiều trong 10–15 năm tới. Nền kinh tế của chúng ta nếu tiếp tục vận hành nhƣ phƣơng thức hiện nay (đầu tƣ nhiều, hiệu quả thấp, ô nhiễm môi trƣờng) sẽ không bền vững. Chúng ta chắc chắn sẽ phải trải qua những cải cách sâu sắc để tạo lập nên một nền tảng vững vàng cho phát triển lâu bền.

Các bạn trẻ cần là chủ nhân chứ đừng là nạn nhân của tình thế, dù là tình thế thuận lợi hay khó khăn. Để trở thành chủ nhân của mọi tình thế, các bạn trẻ nên chuẩn bị kỹ cho mình theo năm tiêu chí của lƣợc đồ 5P (Passion, Productivity, Professionalism, Partnership, Preparation). Thêm nữa, trong hành trình đi đến tƣơng lai, các bạn trẻ cần coi thất bại là một đầu tƣ giúp mình lớn hơn lên và là một gợi ý giúp mình có đƣợc lựa chọn tốt hơn cho hành trình tiếp theo. Đừng nên sợ mất việc mà chỉ nên sợ rằng mình đã trở nên yên phận suốt đời với cơng việc mà mình khơng thấy thú vị.

– Xin cảm ơn và chúc sức khỏe TS!

319

Một phần của tài liệu Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh: Phần 2 (Trang 120 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)