TỪ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ĐẾN ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH

Một phần của tài liệu Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh: Phần 2 (Trang 89 - 92)

IV. Cải cách Tài chính

TỪ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ĐẾN ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH

CẢI CÁCH

Việc lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt vừa qua là một bƣớc tiến dù nhỏ nhƣng là một dấu hiệu tích cực trong kỳ vọng xây dựng thể chế dân chủ ở nƣớc ta. Nó cũng có thể trở thành một yếu tố kích hoạt cho cơng cuộc cải cách đất nƣớc mà cả xã hội đang mong đợi.

Công cuộc cải cách của một quốc gia cũng nhƣ của mỗi con ngƣời dựa trên hai động lực chủ đạo: Xúc cảm và Khai sáng. Xúc cảm là tổng hòa của cảm xúc xấu hổ, nỗi lo lắng, và ý thức trách nhiệm. Khai sáng bao gồm tầm nhìn, kiến thức, và sự thơng tuệ có từ chiêm nghiệm các bài học thành công và thất bại của bản thân và cố gắng học hỏi từ túi khôn nhân loại. Xúc cảm và Khai sáng nhƣ hai cánh của một con chim đại bàng; nó cho phép một dân tộc bay cao với tầm nhìn rộng lớn, nhạy bén chớp thời cơ, và quả cảm hành động. Nếu đôi cánh này nhỏ yếu hay bị khuyết tật, một dân tộc dù đã có quá khứ vẻ vang cũng sẽ quanh quẩn trong những lo toan vụn vặt nhƣ bầy chim sẻ hay chim cánh cụt.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm làm một số ngƣời có phiếu thấp phải lo lắng suy nghĩ. Đó là dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, nó sẽ khơng mang lại ý nghĩa đặc biệt gì nếu đây khơng phải là bƣớc đi khởi đầu cho một nỗ lực cải cách lớn thông qua hai động lực chủ đạo của nó: Xúc cảm và Khai sáng. Ngƣời viết bài này đề nghị Quốc hội phát huy thành công bƣớc đầu này để thúc đẩy mạnh mẽ hai động lực Xúc cảm và Khai sáng. Dƣới đây là một số đề xuất bƣớc đầu.

283

Xúc cảm

Ngoài việc đánh giá tín nhiệm nhƣ đã làm, Quốc hội cần có đánh giá tồn diện mỗi vị trí chủ chốt theo các tiêu chí sau (dùng thang điểm từ 1 đến 5: 1 = yếu kém; 2 = hạn chế; 3 = đạt yêu cầu tối thiểu; 4 = tốt; 5 = xuất sắc) [1].

1. Khát vọng thực hiện ƣớc mơ dân tộc

2. Tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lƣợc

3. Năng lực hành động, thể hiện trong kết quả chỉ đạo và điều hành công việc

4. Nỗ lực học hỏi, lắng nghe chuyên gia 5. Uy tín xã hội và mối gắn kết với nhân dân

6. Cần kiệm và gƣơng mẫu trong cuộc sống cá nhân và gia đình

Kết quả này giúp làm sáng tỏ hơn đâu là yếu tố ảnh hƣởng chính đến độ tín nhiệm của ngƣời đƣợc đánh giá. Nó cũng có tác dụng hữu hiệu hơn trong việc giúp ngƣời đƣợc đánh giá không ngừng rèn luyện để xứng đáng với trọng trách đƣợc giao.

Khai sáng

Quốc hội cần mạnh mẽ sử dụng chuyên gia trong nƣớc và quốc tế nhằm thúc đẩy động lực khai sáng quốc gia thông qua ba kênh sau đây:

1. Các ban chuyên môn tổ chức chất vấn các bộ trƣởng theo định kỳ (có thể là hằng q hay nửa năm). Các ban này có thể mời chuyên gia trong nƣớc và quốc tế đến giúp chất vấn và các bộ trƣởng cũng có quyền mời các chuyên gia trong nƣớc và quốc tế đến bảo vệ chính kiến hoặc quyết sách của mình. Ví dụ, theo hình thức này, Quốc hội có thể chất vấn Chính phủ về các nội dung nhƣ: Chiến lƣợc phát triển; Chƣơng trình cải cách cơ cấu kinh tế; Chiến lƣợc và giải pháp khai thác Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

284

Dƣơng (TPP); Học hỏi các nƣớc thành công trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; Giảm thiểu tai nạn giao thơng,… Sự cọ xát về trí tuệ và kinh nghiệm chun mơn này, với sự hỗ trợ và tham gia trực tiếp của các chuyên gia trong nƣớc và quốc tế (đặc biệt là ngƣời Việt Nam làm việc ở nƣớc ngoài) sẽ giúp gia cƣờng và phát huy mạnh mẽ động lực Khai sáng. Phƣơng cách này sẽ buộc cả Chính phủ và Quốc hội căng mắt tìm hiền tài và giúp họ phát huy năng lực triệt để.

2. Thiết lập trang web để nhóm chuyên gia đƣợc lựa chọn bởi từng ban chuyên môn của Quốc hội kịp thời bình luận, gợi ý và đánh giá (chấm điểm) các nội dung và hiệu lực thực hiện các chính sách của Chính phủ.

3. Quốc hội mời chuyên gia viết báo cáo hằng năm đánh giá kết quả, hiện trạng, và công cuộc phát triển đất nƣớc.

Nếu hai động lực Xúc cảm và Khai sáng này đƣợc gia cƣờng và phát huy mạnh mẽ theo phƣơng cách phác thảo trên đây, công cuộc cải cách ở nƣớc ta sẽ có những bƣớc tiến quan trọng. Nhờ vậy, nền tảng thể chế cho công cuộc phát triển đƣợc nâng cấp và mở ra cục diện mới thúc đẩy đổi mới trong sự phấn chấn của lòng dân. Đặc biệt, nạn chạy chức chạy quyền sẽ giảm mạnh; các bộ ngành sẽ buộc phải chú trọng chọn ngƣời tài đức thay vì dung dƣỡng trong bộ máy những ngƣời thiếu năng lực và phẩm chất.

Singapore – 15/6/2013 Ghi chú:

[1] Nội dung này đã đƣợc đề cập trong một bài viết của tác giả gửi Quốc hội vào năm 2005: “Chống lãng phí bằng lƣợng hóa năng lực cán bộ,” 26/05/2005, http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chong-lang-phi-bang-luong-hoa- nang-luc-can-bo/40089396/157/

285

Một phần của tài liệu Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh: Phần 2 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)