Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ lãi cận biên của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 40)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ lãi cận biên của

của ngân hàng thƣơng mại.

Có rất nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi các nhà kinh tế trong và ngoài nƣớc, nghiên cứu về tỷ lệ lãi cận biên cũng nhƣ khả năng sinh lời và có những cách tiếp cận khác nhau đƣa đến những kết luận khác nhau.

Nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) tạo tiền đề cho rất nhiều nghiên cứu sau này về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Trƣớc đó, có hai nhóm mơ hình giải thích về hoạt

động ngân hàng. Nhóm thứ nhất dựa trên giả thuyết về tự bảo hiểm và nhóm thứ hai dựa trên giả thuyết về độ thỏa dụng mong đợi. Nhóm mơ hình dựa trên giả thuyết tự bảo hiểm cho rằng ngân hàng ln tìm cách làm cho thời hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng với nhau, nhằm tránh rủi ro tái đầu tƣ hoặc rủi ro tái tài trợ nảy sinh từ sự không cân xứng trong thời hạn của các khoản cho vay và các khoản tiền gửi (Dougall và Gaumnitz, 1975). Vì thế, nhóm mơ hình này cho rằng biến động lãi suất là rủi ro chủ yếu của hoạt động ngân hàng và là yếu tố quyết định tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Tuy nhiên, nhóm mơ hình này khơng gắn kết hoạt động của ngân hàng với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nhóm mơ hình thứ hai dựa trên giả định rằng các ngân hàng hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận mong đợi hoặc tối đa hóa độ thỏa dụng mong đợi từ lợi nhuận. Tuy nhiên, nhóm mơ hình thứ hai khơng phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động; và cũng khơng phân tích xem sự chênh lệch lãi suất đó sẽ thay đổi nhƣ thế nào khi lãi suất thị trƣờng và các yếu tố khác thay đổi (Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền, 2014).

Nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) đã mở rộng và gắn kết hai nhóm mơ hình nghiên cứu lại để xây dựng mơ hình đơ lƣờng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, theo hai tác giả thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên bao gồm chênh lệch lãi suất thuần và chênh lệch lãi suất bù đắp cho chi phí lãi ẩn, chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc và rủi ro tín dụng. Năm 1985, McShane và Sharpe xây dựng mơ hình dựa trên thuyết tự bảo hiểm và cho rằng rủi ro tại thị trƣờng Úc gắn liền với sự thay đổi liên tục lãi suất ngắn hạn của thị trƣờng tiền tệ chứ không phải gắn với lãi suất huy động và cho vay. Tiếp theo năm 1997, Angbazo xây dựng mơ hình thực nghiệm bao gồm các yếu tố nhƣ vị thế ngân hàng, rủi ro vỡ nợ, biến động lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ và thêm các yếu tố nhƣ tƣơng tác giữa rủi ro vỡ nợ và biến động lãi suất.

Một số nghiên cứu khác gần đây hơn nhƣ nghiên cứu của Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi và Maysoon Hejazi (2008) về các yếu tố quyết định tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM dùng mơ hình tƣơng tự nhƣ của Demerguc-Kunt và

Huizingha (1999), Doliente (2003), cho 13 NHTM tại Jordan trong khoảng thời gian từ 1992 đến 2005. Bài nghiên cứu sử dụng 5 biến độc lập đặc trƣng của ngân hàng là chi phí hoạt động, vốn chủ sở hữu, cho vay, quy mô ngân hàng, thị phần ngân hàng và 3 biến vĩ mô là tốc độ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái. Kết quả chỉ ra rằng cả 5 yếu tố đặc trƣng của ngân hàng có ý nghĩa thống kê đến biến nghiên cứu. Cụ thể hơn, tỷ lệ thu nhập lãi cao khi ngân hàng có tỷ lệ địn bẩy tài chính thấp và cho vay nhiều hơn. Chỉ số về chi phí hoạt động cho thấy ngân hàng có xu hƣớng chuyển phần chi phí này qua cho khách hàng ở dạng tăng chi phí cho vay và giảm chi phí huy động và ngân hàng nhỏ thì có hiệu quả thấp hơn khi chi phí hoạt động lớn, thể hiện bằng khả năng chuyển phần chi phí này cho khách hàng kém hơn. Bên cạnh đó, biến vốn chủ sở hữu có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều đến tỷ lệ lãi cận biên, đƣợc giải thích rằng ngân hàng có cơ cấu vốn chủ sở hữu cao thì phản ánh chi phí phá sản thấp vì vậy làm giảm chi phí vốn. Với biến cho vay đƣợc tính bằng cho vay trên tổng tài sản, tác giả thấy có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa đến NIM, cho rằng ngân hàng đã có nhiều động thái giám sát hơn đối với quá trình cho vay của mình. Cũng có khả năng rằng các ngân hàng muốn tăng trƣởng bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng và giám sát, tuy nhiên, ngân hàng có khả năng kiểm soát đƣợc nợ xấu ở tỷ lệ thấp nên mang lại tỷ lệ biên cao hơn. Biến quy mơ ngân hàng có tác động có ý nghĩa đến biến phụ thuộc, hàm ý ngân hàng lớn thì có khả năng nâng cao hiệu quả hơn và tăng tính cạnh tranh. Biến thị phần ngân hàng mang lại kết quả khó giải thích hơn, vì tác động là khá chênh lệch giữa các ngân hàng, nhƣng kết luận đƣợc đƣa ra là các ngân hàng ở Jordan không có quyền định giá trong thị trƣờng và các ngân hàng khơng hoạt động hiệu quả thì tỷ lệ lãi biên đƣợc phản ánh rất đúng đắn và hợp lý. Các biến vĩ mô không mang lại ý nghĩa thống kê, tuy nhiên ảnh hƣởng tích cực của biến tốc độ tăng trƣởng chỉ ra rằng các hành động nhằm dỡ bỏ những quy định, rào cản về chính sách và quy định cùng với những tiến bộ công nghệ mang lại những bƣớc tiến trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho phần chênh lệch lãi suất cao hơn và tất nhiên, lợi nhuận cao hơn.

Nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2008), nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và khả năng sinh lời của 10 NHTM ở Tunisia trong khoảng thời gian kéo dài từ 1980 đến năm 2000. Bài nghiên cứu sử dụng 10 biến đặc trƣng của ngân hàng làm biến nghiên cứu, kết quả chỉ ra có 4 trên 10 biến có ý nghĩa thống kê, đó là quy mơ vốn chủ sở hữu, cho vay, chi phí hoạt động và hình thức sở hữu. Buser và các cộng sự (1981) lập luận trong lý thuyết rằng các ngân hàng khi đã có giá trị thƣơng hiệu lớn thì thƣờng có một tỷ lệ vốn hóa tối ƣu và cần đƣợc duy trì tỷ lệ này. Nhƣ kết quả của Berger (1995) và Dermerguc-Kunt và Huizingua (1999), tác giả cũng tìm thấy mối tác động cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu và hiệu quả ngân hàng. Có nghĩa là ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tốt thì tỷ lệ lãi cận biên cao hơn vì ngân hàng có vốn tốt thì sẽ cho vay nhiều hơn và huy động ít hơn vì có rủi ro phá sản thấp hơn. Về chi phí hoạt động, tác giả chỉ ra rằng 78% chi phí hoạt động của ngân hàng đƣợc đẩy về phía khách hàng của họ là ngƣời gửi hoặc vay, ở dạng lãi suất. Vì vậy, ngân hàng ủng hộ chi phí hoạt động cao bằng cách hoạt động với biên độ lớn hơn nhằm bù đắp chi phí trung gian. Trong khi đó, tăng trƣởng kinh tế khơng có ý nghĩa đối với biến nghiên cứu, tác giả cho rằng tăng trƣởng kinh tế không hề phản ánh bất kì khía cạnh nào từ các luật lệ cũng nhƣ quy định ngành ngân hàng, cũng nhƣ cải tiến khoa học công nghệ. Kết quả trên củng cố kết luận của Ben-Khediri và các cộng sự (2005), khi kết quả này cho rằng lạm phát cũng nhƣ tỷ lệ tăng trƣởng thực không ảnh hƣởng đến tỷ lệ lãi cận biên cũng nhƣ lợi nhuận ngành ngân hàng ở Tunisia. Về mức độ tập trung của ngành ngân hàng, tác giả tìm thấy tƣơng quan ngƣợc chiều nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu về vấn đề tự do hóa lãi suất, tác giả cho rằng tự do hóa lãi suất một phần thì có tác động tiêu cực đến tỷ lệ lãi biên của ngân hàng ở Tunisia, cịn tự do hóa lãi suất hồn tồn thì lại có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê trong mơ hình hồi quy, nhận định này là hoàn toàn hợp lý với việc các ngân hàng có thể tự do tạo biên độ lãi cho mình. Cuối cùng, hình thức sở hữu có tác động ngƣợc chiều và có ý nghĩa thống kê, tƣơng đƣờng với việc các ngân hàng sở hữu

tƣ nhân thì hoạt động tốt hơn ngân hàng sở hữu nhà nƣớc. Kết quả này khẳng định thế mạnh của các ngân hàng tƣ nhân, là một tín hiệu rõ ràng để đẩy mạnh tƣ nhân hóa các ngân hàng quốc doanh.

Tiếp theo, cũng đƣợc thực hiện tại Tunisia, Ines Ghazouani Ben Ameur, Sonia Moussa Mhiri (2013) đã nghiên cứu về các nhân tổ giải thích hiệu suất của ngân hàng, sử dụng mơ hình GMM theo kỹ thuật đƣợc mô tả bởi Blundell và Bond (1998), trên dữ liệu của 10 NHTM thời gian từ 1998 đến 2011. Theo nghiên cứu của tác giả xét theo biến quy mơ ngân hàng, tìm ra đƣợc bằng chứng rằng ngân hàng quy mơ nhỏ thì có nhiều lợi nhuận hơn ngân hàng lớn. Kết quả này củng cố cho kết quả của Smirlock (1985) và Bikker và Hu (2002), những tác giả cho rằng ngân hàng lớn có khả năng tăng lợi nhuận từ những sản phẩm tốt hơn và khả năng đa dạng hóa cho vay tốt hơn vì tính kinh tế theo quy mơ. Lý do chính để giải thích cho mối quan hệ ngƣợc chiều giữa quy mô và lợi nhuận ở các ngân hàng Tunisa là vì thời gian nghiên cứu, các ngân hàng đều có trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cao. Thêm nữa, kết quả còn chỉ ra rằng các ngân hàng ở Tunisia đang hoạt động ở trên mức tối ƣu – đƣợc đƣa ra trong bài nghiên cứu của Naceur và Goaied (2010). Tiếp theo, giống nhƣ kết luận của Buser, Chen và Kane (1981), mối liên hệ giữa tỷ lệ vốn và lợi nhuận là cùng chiều, cách giải thích tƣơng tự nhƣ các tác giả trên, ngân hàng có vốn nhiều thì đối mặt với chi phí phá sản thấp. Với biến tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay, kết quả là có tƣơng quan cùng chiều nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê, đƣợc lập luận là bởi vì rủi ro tín dụng cao sẽ làm tăng thu nhập vì cho vay là hoạt động rủi ro nhất và vì thế là loại tài sản có tỷ lệ sinh lời cao nhất. Tiếp theo, tính hiệu quả hoạt động đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ chi phí trên doanh thu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê, điều này chỉ ra rằng ngân hàng càng hiệu quả thì lợi nhuận càng nhiều. Kết quả trên là thống nhất với kết quả của Athanasoglou và các cộng sự (2008), nhƣng lại ngƣợc với kết quả của Naceur và Omra (2011). Theo kết quả tìm đƣợc của Micco và các cộng sự (2007), Inannotta và các cộng sự (2007), đã chỉ ra rằng ngân hàng sở hữu nhà nƣớc thì có lợi nhuận thấp hơn sở hữu

tƣ nhân, kết quả của Ines và Sonia xác định lại một lần nữa lợi thế hoạt động của ngân hàng sở hữu tƣ nhân. Với các yếu tố ngành, tác giả tìm ra rằng thị trƣờng càng tập trung thì lợi nhuận ngân hàng càng thấp. Mức độ tập trung của ngân hàng (đƣợc đo bằng tài sản của 3 ngân hàng lớn nhất trên tổng tài sản) có tác động ngƣợc chiều và có ý nghĩa thống kê, vì một khi các định chế tài chính và quy định, chính sách bị kiểm sốt thì lợi nhuận sẽ thấp. Yếu tố vĩ mô tiếp theo là quy mô ngành ngân hàng, đo lƣờng bằng biến tổng tài sản ngành chia cho GDP, kêt quả cho thấy rằng quy mô ngành tăng không làm tăng lợi nhuận ngành. Theo kết quả của Demirguc và Huizinga (1999), tác giả cũng kết luận rằng trong một nền kinh tế, khi quy mơ ngành đóng góp vào GDP càng lớn thì lợi nhuận của ngành càng thấp. Còn đối với yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tác giả tìm ra đƣợc mối tƣơng quan nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê, trái ngƣợc với kỳ vọng ban đầu; lạm phát thì có mối tƣơng quan nghịch chiều và có ý nghĩa thống kê, cho thấy rằng các ngân hàng ở Tunisia không điều chỉnh lãi suất cho vay theo lạm phát và hậu quả là ngân hàng chịu toàn bộ ảnh hƣởng từ chi phí lạm phát. Một nghiên cứu đƣợc thực hiện ở 5 nƣớc trong khối liên minh Châu Âu, đƣợc thực hiện bởi Joaquin Maudos và Juan Fernandez de Guevara (2009) với đề tài “Các yếu tố giải thích Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng trong khối Liên minh Châu Âu”. Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 5 quốc gia bao gồm: Đức, Pháp, Anh, Ý và Tây Ban Nha, trong khoảng thời gian từ 1993 – 2000, sử dụng dữ liệu bảng từ 15,888 quan sát. Với điểm xuất phát là từ cách thức nghiên cứu và phát triển của Ho và Saunder (1981). Khác biệt của bài là sử dụng phƣơng pháp trực tiếp đo lƣờng mức độ cạnh tranh (Lerner index) ở các thị trƣờng khác nhau. Cụ thể, bài sử dụng 2 chỉ số: chỉ số Herfindahl (tính bằng tổng bình phƣơng cổ phiếu thị trƣờng chia cho tổng tài sản) và chỉ số Lerner (tính bằng doanh thu/tổng tài sản – chi phí cận biên sản xuất thêm một đơn vị đầu ra rồi chia cho tỷ số của doanh thu/tổng tài sản) cho yếu tố sức mạnh thị trƣờng. Kết quả đƣa ra là, sức mạnh thị trƣờng đƣợc đo bằng chỉ số Lerner tác động mạnh mẽ và cùng chiều đến tỷ lệ lãi cận biên, có ý nghĩa thống kê cao. Rủi ro lãi suất

cũng có tác động cùng chiều, có ý nghĩa nhƣ mong đợi chỉ ra rằng rủi ro cao thì tƣơng ứng với tỷ lệ lãi biên cao. Tƣơng tự nhƣ vậy, rủi ro tín dụng cao thì lãi cận biên cũng cao, tuy là khả năng giải thích của rủi to tín dụng thấp hơn rủi ro lãi suất. Mức ngại rủi ro (đo lƣờng bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản) cũng có tác động cùng chiều. Yếu tố chi phí hoạt động với ý nghĩa thống kê và hệ số tác động rất cao, tác giả đề cập rằng nên đƣa biến này vào mơ hình lý thuyết vì rất có thể những bài nghiên cứu khác đã bị lệch khi bỏ qua tầm quan trọng của biến này. Tiếp theo, chi phí lãi ẩn cũng có tác động cùng chiều nhƣ kỳ vọng, vì vậy ngân hàng tính phí dịch vụ ngầm bằng cách giảm phần lãi suất của nợ phải trả. Tác giả còn đƣa ra đƣợc kết luận rằng, độ lớn của tỷ lệ lãi cận biên của khối ngân hàng ở Liên minh Châu Âu phụ thuộc vào sự biến đổi chất lƣợng quản lý, thay đổi chi phí sản xuất, sức mạnh thị trƣờng hơn là những yếu tố không cố định mà ngân hàng gặp phải (nhƣ là rủi ro lãi suất hoặc rủi ro tín dụng). Cụ thể hơn, khi giảm 10% chi phí hoạt động làm cho tỷ lệ lãi cận biên giảm đi 43%, sự cắt giảm của yếu tố này trong thời gian nghiên cứu cho thấy nó là yếu tố quan trọng nhất giải thích cho sự suy giảm của tỷ lệ lãi cận biên ở các ngân hàng khối Liên minh Châu Âu. Ngoài ra, khi kiểm tra tính vững của mơ hình và xem xét mức độ tác động của các yếu tố trên lên từng quốc gia riêng, thì kết quả cho thấy chỉ số Lerner đều có tác động lên tỷ lệ lãi cận biên, chi phí trung bình, chất lƣợng quản lý đều có ý nghĩa và tác động nhƣ kỳ vọng ở cả năm quốc gia. Rủi ro tín dụng và chi phí quản lý thì có tác động và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các quốc gia. Ngƣợc lại, chi phí dự phịng rủi ro cơ hội chỉ có ý nghĩa ở Tây Ban Nha và Anh cịn rủi ro lãi suất thì chỉ có ý nghĩa ở Tây Ban Nha. Tác giả còn đƣa ra một số nhận xét và kết luận đắt giá nhƣ sau: mặc cho các biện pháp gỡ bỏ chính sách đƣợc áp dụng vào thập niên 90, khơng có sự gia tăng tính cạnh tranh ở khối ngân hàng và nhƣ vậy, mức độ tập trung của ngân hàng tăng lên là kết quả của việc gia tăng hoạt động sáp nhạp diễn ra vào những năm 1990 và vì thế đã làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)