Đóng góp mới của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.2. Đóng góp mới của đề tài

Việc nghiên cứu tìm ra những yếu tố tác động đến tỷ lệ lãi cận biên đã đƣợc tìm ra ở rất nhiều bài nghiên cứu cũng nhƣ đã đƣợc thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau.

Tổng quát nhất, Ho và Saunders (1981), McShane và Sharpe (1985) và Allen (1988) đã đƣa ra những mơ hình về tỷ lệ lãi cận biên dựa trên độ chênh lệch giữa nguồn thu và chi của ngân hàng, theo mơ hình của Stoll (1987a và 1987b). Ho và Saunder (1981) đã tìm ra những yếu tố nhƣ chi phí hoạt động, vốn, dự phịng rủi ro tín dụng, ký quỹ và tính thanh khoản của tài sản có tác động đến NIM. Hanson và Rocha (1986) thêm vào mơ hình vai trị của các chính sách thuế rõ ràng và chính sách thuế ẩn, cùng với những yếu tố khác nhƣ chi phí, lợi nhuận, lạm phát, tính quy mơ của nền kinh tế và cấu trúc thị trƣờng. Tiếp đó, Allen (1988) cũng mở rộng mơ hình của Ho và Saunders (1981), sử dụng cách định nghĩa khác về cho vay, tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động và huy động với nhiều kỳ hạn khác nhau. Wong (1997) nghiên cứu độ co giãn chéo của nhu cầu giữa các sản phẩm ngân hàng (Allen, 1988) và rủi ro mặc định (Angbazo, 1997). Ơng theo đuổi cách tiếp cận từ chi phí vốn hàng hóa – đƣợc giới thiệu bởi Finn và Frederic (1992).

Abreu và Mendes (2002) tìm ra tỷ lệ thất nghiệp cũng nhƣ lạm phát đều có ý nghĩa giải thích lợi nhuận. Sử dụng cách tiếp cận hồi quy hai bƣớc, từ mơ hình của Ho và Saunders (1981), Afanasieff và các cộng sự (2002) cho rằng các biến vĩ mơ có tác động nhiều nhất đến phần lợi nhuận của ngân hàng ở Brazil. Doliente (2003) thì cũng dựa vào mơ hình của Ho và Saunders (1981) nhƣng đƣa ra kết luận rằng các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng mới có tác động rõ ràng nhất đến biến nghiên cứu. Maudos và Fernadez (2009) thì thêm vào mơ hình nghiên cứu biến đo lƣờng mức độ cạnh tranh ở các thị trƣờng khác nhau (5 quốc gia trong khối EU), kết quả khẳng định có mối liên hệ chặt chẽ giữa sức mạnh thị trƣờng và tỷ lệ lãi cận biên, tƣơng tự nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng. Năm 2013, Ameur và Mhiri tìm ra rằng ngân hàng có quy mơ nhỏ thì có nhiều lợi nhuận hơn ngân hàng lớn, điều này hơi trái ngƣợc với một số nghiên cứu khác nhƣ của Genay (1999), Krawish (2008), nhƣng lại củng cố cho nghiên cứu của Smirlock (1985) và Bikker và Hu (2002).

Mặc dù có quá nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện trên nhiều quốc gia, cũng nhƣ có những nghiên cứu tổng hợp và so sánh giữa những thị trƣờng khác nhau nhƣng kết quả lại có quá nhiều sự khác biệt. Với mục đích kiểm định lại những yếu tố có ảnh hƣởng đến tỷ lệ lãi cận biên của các NHTM Việt Nam từ những bài nghiên cứu gần đây (chi phí hoạt động, quy mơ cho vay, quy mô tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu) cũng nhƣ những bài nghiên cứu xa hơn (chi phí lãi ẩn) cùng các yếu tố vĩ mô, tác giả mong muốn đƣa ra một kết quả chính xác nhằm đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để nâng cao tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM trong giai đoạn tới. Các giải pháp đề xuất có giá trị tham khảo cho các NHTM Việt Nam nhằm đƣa ra các quyết định cũng nhƣ chính sách phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)