Hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

3.1.2. Hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Hình 3.1: Tăng trƣởng huy động vốn giai đoạn 2008-2015

22.90% 27.46% 29.19% 15.34% 28.16% 19.14% 22.20% 18.93% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015Năm Tốc độ tăng trƣởng %

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 24 NHTM giai đoạn 2008-2015

Tăng trƣởng về huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2008 đến 2015 nhìn chung là giảm nhƣng khơng ổn định qua từng năm.

Từ năm 2008 đến năm 2010, tốc độ tăng trƣởng tăng qua mỗi năm lần lƣợt là 22,9% - 27,46% - 29,19% tƣơng ứng với tổng số huy động vốn đƣợc qua mỗi năm là 770.855 tỷ - 982.579 tỷ - 1.269.367 tỷ. Sang năm 2010, tốc độ tăng trƣởng sụt giảm hẳn, thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu chỉ đạt 15,34%, tƣơng đƣơng với tổng vốn huy động là 1.464.125 tỷ đồng chỉ tăng có 194.758 tỷ. Sang năm 2012, tốc độ tăng trƣởng tăng trở lại một cách mạnh mẽ đạt 28,16% tƣơng ứng với tăng 412.315 tỷ và đạt đƣợc 1.876.440 tỷ đồng. Năm 2013-2015, tốc độ tăng trƣởng lại bắt đầu giảm chỉ còn đạt lần lƣợt 19,14% - 22,2% - 18,93% tƣơng ứng với đạt đƣợc số vốn huy động là 2.235.560 tỷ - 2.731.957 tỷ và 3.249.019 tỷ đồng.

Lý giải cho sự biến động trong tốc độ tăng trƣởng của huy động vốn ngành ngân hàng Việt Nam phải nhắc đến những diễn biến chính của lãi suất, chính sách tiền tệ cũng nhƣ chủ trƣơng của NHNN qua từng năm nhƣ sau:

Đầu tiên, năm 2007 lạm phát tăng lên đến 12,63%, nền kinh tế thế giới đều lâm vào khó khăn do khủng hoảng suy thối kinh tế, vì thế sang năm 2008 với chủ trƣơng kiềm chế lạm phát, áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt cộng thêm việc các NHTM gặp khó khăn trong việc huy động vốn nên NHNN đã tăng lãi suất cơ bản lên (cao nhất lên đến 14% vào ngày 11/6/2008). Đến cuối năm, vốn khả dụng của khối NHTM đã bớt căng thẳng nên lãi suất cơ bản đã đƣợc điều chỉnh giảm (8,5%/ năm). Sang năm 2009, chính sách tiền tệ ổn định hơn, lãi suất chỉ giảm một lần lãi suất cơ bản xuống còn 7%/ năm và duy trì đến 1/12 tăng lại lên 8%, tuy nhiên từ khoảng giữa năm, các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động trung và dài hạn nhằm thu hút vốn.

Sang năm 2010, huy động vốn tăng trƣởng bình thƣờng theo đà tăng trƣởng từ năm 2009, lãi suất ngân hàng tăng nhẹ, vào tháng 11/2010 tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9% đẩy lãi suất huy động (do các thành viên Hiệp hội ngân hàng đồng thuận) lên

trần 12%/ năm. Năm 2011, tốc độ tăng trƣởng sụt giảm nguyên nhân là do trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao, NHNN điều hành chặt chẽ chính sách tiền tệ theo chủ trƣơng chung của Chính Phủ, đồng thời thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm giảm đơ la hóa. Tháng 4/2011 là thời điểm áp dụng chính sách trần lãi suất huy động vốn bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại NHTM vì vậy tốc độ huy động vốn bằng ngoại tệ giảm rõ rệt, chỉ tăng có 4,1% là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2004.

Mặc dù lãi suất danh nghĩa VND năm 2012 đƣợc điều chỉnh giảm (từ 14%/ năm còn 9%/năm) nhƣng do lạm phát cũng giảm mạnh nên vẫn bảo đảm lãi suất thực dƣơng cho ngƣời gửi tiền, thêm vào đó, các kênh đầu tƣ khác nhƣ chứng khốn, bất động sản, vàng đều ảm đạm. Qua năm 2013 – 2015, mức tăng trƣởng tuy giảm so với năm 2012 nhƣng nhìn chung đồng đều qua từng năm cho thấy đƣợc tình trạng thanh khoản của các NHTM khơng cịn căng thẳng nhƣ giai đoạn trƣớc, lãi suất giảm nhẹ và kênh đầu tƣ vào ngân hàng vẫn còn rất hấp dẫn.

3.1.2.2. Hoạt động cấp tín dụng

Hình 3.2: Tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2008-2015

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 24 NHTM giai đoạn 2008-2015

25.40% 44.00% 36.61% 16.41% 13.46% 15.50% 16.31% 26.52% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng % Năm

Tăng trƣởng tín dụng trong giai đoạn 2008 -2015 tăng giảm khơng đồng đều, có nhiều biến động. Năm 2008 tốc đột tăng trƣởng là 25,4% tƣơng ứng với cho vay đạt 638.702 tỷ đồng. Sang năm 2009, cho vay tăng trƣởng mạnh lên tới 919.708 tỷ đồng, tăng những 44% tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng từ đó giảm dần đến cuối giai đoạn. Năm 2010 chỉ còn đạt 36,61% tƣơng ứng với cho vay là 1.256.388 tỷ đồng; sau đó tốc độ tăng trƣởng mỗi năm từ 2011 đến 2014 giảm hẳn, chỉ còn đạt lần lƣợt là 16,41% - 13,46% - 15,5% và 16,31% và đạt 2.229.436 tỷ đồng năm 2014. Bắt đầu từ năm 2015, tốc độ tăng trƣởng tín dụng có dấu hiệu khả quan hơn khi tăng 26,52% so với năm 2014, đạt 2.820.728 tỷ đồng.

Sau đợt tăng trƣởng nóng năm 2007, năm mà vốn ngân hàng cho vay tập trung vào các ngành rủi ro nhƣ bất động sản, chứng khốn và cho vay tín dụng cá nhân với tốc độ tăng lên đến 47,67% (theo báo cáo NHNN năm 2008) thì sang năm 2008, lãi suất cho vay đang ở mức rất cao khoảng 22%-25%, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay. Với chủ trƣơng hạ lãi suất, thắt chặt tiền tệ của NHNN có hiệu quả kéo tốc độ tăng trƣởng tín dụng xuống, vừa đủ để thực hiện vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế; các NHTM thắt chặt tín dụng hơn, tập trung vào các ngành nghề tập trung phát triển kinh tế nhƣ nông – lâm – thủy sản, thƣơng nghiệp và công nghiệp đã kéo tốc độ tăng trƣởng xuống.

Năm 2009, Chính Phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm. Tháng 2/2009 bắt đầu với gói kích cầu giá trị 17.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp để phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho tín dụng tăng trƣởng mạnh trong năm 2009 là điều dễ hiểu.

Năm 2010, Thông tƣ 13 của NHNN và thông tƣ 19 sửa đổi thơng tƣ 13 có hiệu lực từ 1/10/2010 đã gây ảnh hƣởng đến chính sách chủ trƣơng của toàn bộ ngành ngân hàng, từ việc nâng hệ số an toàn vốn từ 8% lên 9% và tỷ lệ cho vay không vƣợt quá 80% vốn huy động và cách thay đổi tính vốn huy động đã tác động khơng nhỏ đến tốc độ tăng trƣởng tín dụng của giai đoạn sau.

Năm 2011, với mục tiêu tăng trƣởng tín dụng dƣới 20%, dƣ nợ phi sản xuất xuống dƣới 16% của NHNN, tốc độ tăng trƣởng tín dụng cũng vì vậy mà giảm đáng kể. Năm 2012, tốc độ tăng trƣởng tín dụng đƣợc nhận xét là phù hợp với nhu cầu vốn của nền kinh tế, không gây áp lực lên lạm phát, một phần là do các NHTM chủ yếu đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ (khoảng 141.000 tỷ đồng)

Trong năm 2012, tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng đƣợc kiểm sốt trong mức cho phép (dƣới 16% theo chủ trƣơng của NHNN) thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu, nợ xấu tăng, nhiều TCTD làm ăn yếu kém buộc phải tái cơ cấu. Cầu yếu nguyên nhân gây ra tốc độ tăng trƣởng tín dụng tăng thấp, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao và giá trị tài sản đảm bảo có xu hƣớng giảm vì sự trầm lắng của thị trƣờng bất động sản đã khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc các điều kiện vay vốn tại ngân hàng. Nợ xấu tăng cao làm cho các NHTM phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng.

Sang năm 2013, tốc độ tăng trƣởng tín dụng tuy khơng cao hơn năm 2012 đáng kể nhƣng nhìn chung, chất lƣợng tín dụng đã đƣợc nâng cao, tập trung vào những ngành nghề đƣợc Chính Phủ khuyến khích phát triển. Năm 2013 cũng chứng kiến sự thành lập của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) với mục đích chính là tổ chức mua lại nợ xấu của các TCTD, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động của TCTD cho giai đoạn về sau.

Năm 2014, tín dụng tiếp tục tăng trƣởng tốt, tuy không cao hơn nhiều so với năm trƣớc nhƣng cũng phù hợp với chỉ tiêu định hƣớng đề ra đầu năm. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ƣu tiên theo chủ trƣơng của Chính phủ. Hiệu quả tăng trƣởng tín dụng ngày càng cao và tập trung vào sản xuất với giải pháp đột phá nhƣ: Cho vay theo mơ hình liên kết theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao trong nơng nghiệp để hình thành sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp; Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản; Chƣơng trình kết nối ngân

hàng - doanh nghiệp đã đƣợc triển khai trên tất cả 63 tỉnh, thành phố của cả nƣớc, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ dân...

Thơng tƣ 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực từ 01/02/2015 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi đƣợc áp dụng cũng có tác dụng kích thích thị trƣờng bất động sản và tín dụng trung, dài hạn (tỷ lệ tăng trƣởng cho vay trung, dài hạn lên đến 46,5%). Tín dụng tăng trƣởng tốt, lên đến 26,52%. Các ngành có tăng trƣởng tín dụng mạnh là dịch vụ, nông – lâm – thủy sản và xây dựng, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3.2. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của một số Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 đoạn 2008 - 2015

Hình 3.3: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giai đoạn 2008-2015

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của 24 NHTM giai đoạn 2008-2015

2.80% 2.50% 2.54% 3.23% 3.11% 2.57% 2.45% 2.58% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ % Năm NIM

Từ năm 2008 đến 2015, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có nhiều biến động, nhìn chung có xu hƣớng giảm từ 2,8% năm 2008 còn 2,58% năm 2015, tuy nhiên giai đoạn năm 2011, 2012, tỷ lệ tăng mạnh và đạt cao nhất là 3,32% năm 2011. Cụ thể hơn:

Năm 2008, ngành ngân hàng đón nhận sự thay đổi chƣa từng có đến từ chính sách điều hành của NHNN, chính sách tiền tệ từ định hƣớng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Tình hình huy động và cho vay nhƣ đƣợc giải thích ở mục 3.1.2.1 và 3.1.2.2 góp phần giải thích cho NIM. NIM năm 2008 của khối ngân hàng đạt 2,8%. LienvietPostbank là ngân hàng có NIM cao nhất đạt 5,92%, 4,29% là NIM của KienLongbank, Vietinbank xếp thứ ba với NIM đạt 3,71%. Khối ngân hàng có NIM thấp nhất là Sacombank (1,68%), HDBank (1,19%) và thấp nhất là 1,12% của SHB.

Năm 2009, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên toàn ngành đạt khoảng 2,5% và giảm so với năm 2008. Tổng tài sản toàn ngành tăng 37,58% trong khi tỷ lệ lãi thuần chỉ tăng 22,98% giải thích cho việc giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Tuy tăng trƣởng tín dụng năm 2009 (44%) đã tăng so với mức tăng trƣởng của năm 2008 (23,4%) nhƣng tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản mà cụ thể là tăng thông qua các dịch vụ nhƣ: huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân; cấp tín đụng (cho vay, bảo lãnh) đối với nền kinh tế và các dịch vụ khác làm cho NIM vẫn giảm. Tình hình huy động cũng nhƣ tín dụng đều tăng, tuy nhiên lãi suất huy động lại có có xu hƣớng tăng nhanh hơn lãi suất cho vay làm cho chênh lệch lãi suất bị thu hẹp. Trong năm 2009, tỷ lệ lãi cận biên của Saigonbank là cao nhất 4,31% (tăng gần 55% so với năm 2008), xếp thứ hai là VietCapitalbank đạt 3,96% (tăng 35,56% so với 2008). Một số ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng NIM cao so với năm 2008 phải kể đến là SHB tăng đến 109% đạt 2,34%; Saigonbank tăng tới gần 55% lên đến 4,31%; OCB tăng 44,57% đạt NIM 2009 là 2,58%... Các ngân hàng nhìn chung đều có nguồn thu từ lãi lớn hơn chi phí lãi, tuy nhiên tỷ lệ NIM vẫn giảm do ảnh hƣởng từ cuộc suy thối kinh tế tồn cầu.

Qua năm 2010, nền kinh tế Việt Nam dần phục hồi và đạt mức tăng trƣởng kinh tế là 6,78%, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,32% của năm 2009; đây cũng là mức tăng trƣởng khá cao so với nhiều nƣớc trên thế giới nhờ sự hồi phục của cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công cuộc phục hồi khủng hoảng. Năm 2010 cũng là năm dỡ bỏ dần những ràng buộc về sân chơi WTO để mở cửa cho các ngân hàng nƣớc ngoài dễ dàng xâm nhập vào Việt Nam làm cho quy mô ngành ngân hàng tăng mạnh, tổng tài sản tăng tới 45,31% cao nhất từ 2007 đến nay, số lƣợng chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tăng từ 36 lên đến con số 53 ngân hàng chỉ trong 2010. Sức ép từ việc phải tự nâng cao các năng lực về tài chính, chỉ tiêu an toàn trong ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh, chính sách kinh doanh, cơ chế quản trị rủi ro đã tạo một động lực lớn mà mang lại kết quả khả quan khi thu nhập lãi thuần của khối ngân hàng tăng đến gần 47,6% điều này kéo theo sự tăng nhẹ ở NIM lên đến 2,54%. Trong năm 2010 này, NIM ở KienlongBank là cao nhất, đạt 3,97% tăng 21,04%; tiếp theo là LienvietPostbank đạt 3,5% và 3,4% của Saigonbank.

Nhìn chung giai đoạn từ năm 2008 đến 2010 phản ánh cục diện khó khăn của ngành ngân hàng nói riêng cũng nhƣ kinh tế Việt Nam nói chung. Việt Nam đối diện với rất nhiều thử thách hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, kéo theo tỷ lệ thu nhập lãi của ngành ngân hàng thấp nhƣng đã có dấu hiệu khởi sắc ở cuối giai đoạn.

Qua năm 2011, bên cạnh việc bị ảnh hƣởng bởi nợ công Châu Âu, Việt Nam lại gặp phải nhiều vấn đề và thách thức mới, lạm phát tăng trở lại, kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn, thị trƣờng vàng biến động, giá vàng tăng khoảng 25% mức tăng cao nhất lên đến 40%… Từ cuối năm 2010, sau khi NHNN tăng lãi suất cơ bản do áp lực của lạm phát, lãi suất huy động lẫn cho vay cũng tăng theo. Tốc độ tăng trƣởng của thu nhập lãi thuần vì vậy cũng tăng cao hơn so với năm 2010: 54,4%, trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản khối ngân hàng có phần chững lại, chỉ tăng 21,61%, điều này làm cho NIM năm 2011 tăng mạnh lên đến 3,32% cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Trong khối ngân hàng có tỷ lệ NIM cao, phải kể đến PGBank với NIM lên đến 6,24%, tiếp theo là

Saigonbank 5,48% và Kienlongbank 4,91%. Một số ngân hàng có tỷ lệ tăng trƣởng NIM mạnh nhƣ là PGBank (97,61%), HDbank (91,35%), VIB (72,52%); ngƣợc lại SeaBank lại bị giảm NIM đến 58,69%.

Bắt đầu từ năm 2012, nền kinh tế trên thế giới vẫn cịn chịu nhiều khó khăn, đà phục hồi vẫn còn yếu dƣới dự tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Tuy nhiên, sự phát triển của các nƣớc khu vực Đông Nam Á trở thành điểm sáng của năm 2012, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế vĩ mô đã ổn định trên nhiều mặt, nhƣng tăng trƣởng kinh tế có phần chậm lại, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính sách tiền tệ đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn để tháo gỡ khó khăn, NHNN đã 6 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hành cùng việc điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay từ 15%/năm xuống cịn 12%/năm. Bên cạnh đó hệ thống TCTD cịn triển khai các giải pháp nhằm giúp đỡ doanh nghiệp nhƣ tiết kiệm chi phí tạo điều kiện mở rộng tín dụng; rà sốt, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo dỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Trong năm 2012, tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trƣởng huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)