Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

3.1.1. Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Ngân hàng thƣờng đƣợc coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu đƣợc với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh tốn, trong đó thanh tốn giữ vai trị đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Các giai đoạn phát triển của ngành ngân hàng chia ra những giai đoạn chính sau:

Ngày 6/5/1951: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân

hàng Quốc gia Việt Nam, chính thức khai sinh một ngành kinh tế rất trọng yếu của Nhà nƣớc - ngành Ngân hàng. Ngân hàng quốc gia Việt nam ban đầu có những nhiệm vụ chủ yếu là: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lƣu thông tiền tệ, quản lý kho bạc nhà nƣớc, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lƣu thơng hàng hóa, quản lý các hoạt động tín dụng bằng biện pháp hành chính, quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch

Trƣớc năm 1990: Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống 1 cấp. Khơng có

sự tách biệt giữa chức năng quản lý và kinh doanh. Ngân hàng Nhà Nƣớc vừa đóng vai trị là ngân hàng Trung ƣơng, vừa là ngân hàng thƣơng mại.

Tháng 5/1990: Hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà

nƣớc Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp

Thời kỳ 1991 đến nay là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có rất

nhiều chuyển biến dần theo hƣớng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại, nhƣ là cho phép các ngân hàng nƣớc ngồi tham gia vào thị trƣờng Việt Nam, bình thƣờng hóa quan hệ với các tổ chức Quốc tế, tạo nền tảng pháp lý căn bản cho hệ thống ngân hàng bằng việc thông qua Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng (1997) và sửa đổi năm 2004…

Sau quá trình hình thành, đổi mới và phát triển, số lƣợng các NHTM ở nƣớc ta ngày càng gia tăng, mạng lƣới các chi nhánh và phòng giao dịch đƣợc mở rộng. Số lƣợng các ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2015 đƣợc thể hiện nhƣ ở bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1: Số lƣợng các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Loại hình ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 NHTM Nhà nƣớc* 5 5 5 5 5 5 5 7 NHTM cổ phần 39 39 37 35 34 33 33 28 Ngân hàng liên doanh 5 5 5 5 4 4 4 4 Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 35 36 53 50 50 53 47 47 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 5 5 5 5 5 5 5 5 Tổng số các NHTM 89 90 105 100 98 100 94 91 (*)- Bao gồm cả các NHTMCP do Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Số lƣợng các ngân hàng thƣơng mại cổ phần và ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi có chiều hƣớng giảm trong thời gian trên. Đặc biệt phải kể đến nhóm ngân hàng thƣơng mại cổ phần, từ năm 2008 có 39 ngân hàng đến năm 2015 chỉ còn 28. Duy chỉ có số lƣợng ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc là từ 5 tăng lên con số 7. Nguyên nhân của hiện tƣợng này phải kể đến hoạt động mua bán sáp nhập sôi động giữa các tổ chức tín dụng để thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng theo Quyết định 254 của Thủ tƣớng Chính Phủ. Theo đó, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long sáp nhập vào BIDV, PGBank sáp nhập vào Vietinbank và 03 ngân hàng TMCP yếu kém là VNCB, Oceanbank và GPbank đƣợc NHNN mua lại trở thành Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn Nhà nƣớc một thành viên. Năm 2016 trở đi, dự đốn sẽ có hàng loạt các ngân hàng có vốn 100% nƣớc ngoài vào Việt Nam, hứa hẹn sẽ tạo ra một mơi trƣờng vừa mang tính cạnh tranh lẫn thách thức cho các ngân hàng nội địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)