CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.4. Kết quả nghiên cứu
4.4.3.3. Kết quả tƣơng quan và hồi quy
Với biến phụ thuộc là NIM, sau khi dùng phƣơng pháp FGLS để khắc phục những hiện tƣợng nêu ở phần trên, ta thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
NIMit = -0,0916 + 0,0066 LOGSIZEit + 0,9125 OPit + 0,0601 CAPit + 0,3261
IPit + 0,0223 INFit + εit.
Bảng 4.7: So sánh kết quả phân tích thực tế và kỳ vọng
Tên biến Dấu của hệ số tƣơng quan
Kỳ vọng Ý nghĩa thống kê
LOGSIZE + + Có ý nghĩa thống kê 1%
OP + + Có ý nghĩa thống kê 1%
CAP + + Có ý nghĩa thống kê 1%
IP + + Có ý nghĩa thống kê 1%
INF + + Có ý nghĩa thống kê 1%
Nguồn: tác giả tự tổng hợp.
Với biến phụ thuộc là NIM, ta nhận thấy tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và tác động cùng chiều với biến phụ thuộc.
- Biến LOGSIZE tác động cùng chiều (0,0066) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%
Kết quả nghiên cứu là phù hợp với kết quả của Khrawish và các cộng sự (2008), Genay (1999), Alper và Anbar (2011) và Guru và các cộng sự (2011).
Quy mơ tổng tài sản có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ lãi cận biên của NHTM. Đây là biến có tác động ít nhất đến tỷ lệ lãi cận biên. Biến quy mơ vốn có tác động rất khác nhau đối với từng quốc gia và từng thời kỳ. Nhƣ đã đề cập ở trên, có nhiều bài nghiên cứu đƣa ra tác động cùng chiều hoặc ngƣợc chiều tùy thuộc vào mẫu nghiên
Các ngân hàng càng mở rộng quy mô hoạt động, thành lập chi nhánh, sở giao dịch, gia tăng lƣợng tài sản phát triển quy mơ thì tỷ lệ lãi cận biên càng tăng. Điều này thể hiện tính đúng đắn về vị thế của một ngân hàng lớn. Ngân hàng có quy mơ lớn thƣờng đa dạng hóa sản phẩm, có nguồn lực để dễ dàng thu hút khách hàng hơn, hơn thế nữa, ngân hàng lớn thƣờng đảm bảo đƣợc các khoản tài trợ cho quá trình hoạt động của chính ngân hàng ở mức chi phí thấp hơn các ngân hàng nhỏ. Tại Việt Nam, thị hiếu của ngƣời dân hoặc doanh nghiệp thƣờng thích chọn giao dịch với những ngân hàng lớn, vốn lớn thì ít rủi ro, khó có khả năng phá sản, đặc biệt là với những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc. Ngân hàng quy mơ lớn cịn có chính sách lãi suất thấp hơn, lãi suất huy động thấp nhƣng do tâm lý thích an tồn nên cũng thu hút đƣợc tiền gửi. Lãi suất cho vay thấp thì càng đƣợc khách hàng ƣu tiên chọn lựa, tuy nhiên, điều kiện vay ở các ngân hàng lớn thƣờng khó khăn hơn, giới hạn đối tƣợng khách hàng hơn. Tuy nhiên, trong những năm sắp tới, khi các ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng tài chính thì quy mơ ngân hàng có thể sẽ khơng cịn đƣợc quá chú trọng trong hoạt động huy động vốn nữa. Bên cạnh đó, các ngân hàng cịn nên chú ý đến giới hạn khi mở rộng quy mơ để tránh tính phi kinh tế vì quy mơ q lớn (Nicholson, 2000) hay ở mức độ cao hơn nhƣ quan liêu tác động âm lên lợi nhuận ngân hàng (Athanasoglou và Delis, 2005)
- Biến OP tác động cùng chiều (0,9125) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ lãi cận biên của các NHTM Việt Nam. Tác động của chi phí hoạt động là lớn nhất so với những biến độc lập khác trong bài nghiên cứu này. Tác động cùng chiều cho thấy, khi chi phí hoạt động trên tài sản tăng thêm 1% thì tỷ lệ lãi cận biên tăng lên những 91,25%. Điều này lý giải bởi ngân hàng thƣờng có xu hƣớng đẩy phần gánh nặng chi phí hoạt động về phía ngƣời gửi tiền và đi vay. Chi phí hoạt động càng lớn thì ngân hàng sẽ đẩy lãi suất cho vay lên cao hơn nhằm bù đắp phần chi phí đó.
Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam, chi phí hoạt động bao gồm các khoản phí, lệ phí, thuế, chi phí nhân viên (lƣơng, phụ cấp, bảo hiểm bắt buộc), chi phí khấu hao, bảo hiểm tiền gửi và các chi phí quản lý (nhƣ quản lý cơng vụ) và các chi phí khác. Trong đó phần lớn là chi phí cho nhân viên và chi quản lý (chi cho nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, chi nhận diện thƣơng hiệu, chi quảng cáo marketing…), ở các ngân hàng lớn, nhƣ ACB, hai phần chi phí này chiếm hơn 75% (năm 2015). Ở Techcombank, năm 2014 chi phí hoạt động là 3.309 tỷ sang năm 2015 tăng 3.683 tỷ nhƣng trong đó chi phí nhân sự tăng những 24% cho nên NIM cũng tăng từ 3,28% lên 3,75%. VPbank có chi phí hoạt động năm 2014 là 3.682 tỷ và con số này tăng lên 5.692 tỷ năm 2015, vì vậy đẩy NIM tăng từ 3.24% lên đến 5.34%. Phần chi phí tăng lên chủ yếu là chi cho nhân viên, tăng lên tới 1.259 tỷ (với số lƣợng nhân viên tăng lên 3.426 ngƣời so với 2014) và ít hơn là chi cho tài sản (chi cho dự án tự động hóa khối hỗ trợ ERP/SAP, kho dữ liệu tập trung, chi cài đặt bộ ứng dụng bản quyền Office 365…). Chi phí hoạt động tăng kéo theo phần nhận lãi từ cho vay tăng đến 77%, trong khi chi phí huy động tăng rất ít chỉ có 14% làm cho NIM tăng mạnh.
Kết quả trên phù hợp với các nghiên cứu của Abreu và Mendes (2003), Carbo và Rodriguez (2007), Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Thị Ngọc Hƣơng (2013), Khrawish và các cộng sự (2008), Naceur và Goaied (2008), Tarus và các cộng sự (2008).
- Biến CAP tác động cùng chiều (0,0601) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
Hầu hết các nghiên cứu đều tìm ra mối tƣơng quan dƣơng giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên nhƣ Ameur và Mhiri (2013), Khrawish và các cộng sự (2008), Berger (1995) và Dermerguc–Kunt và Huizingua (1999) và Naceur và Goaied (2008).
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ lãi cận biên. Khi vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng lên 1% thì tỷ lệ lãi cận biên sẽ tăng 6.01%. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản đƣợc đánh giá là một trong các chỉ số khuyến khích
để đánh giá độ lành mạnh tài chính của NHTM (IMF, 2006). Các ngân hàng có vốn hóa tốt, cấu trúc vốn mạnh sẽ cung cấp thêm sức mạnh cho ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, mức độ ăn toàn cho ngƣời gửi tiền cũng tăng. Hơn thế nữa, quy mô vốn chủ sở hữu cao giúp ngân hàng đối mặt với nguy cơ vỡ nợ thấp hơn, chi phí trả lãi giảm hơn là việc sử dụng vốn vay. Chi phí trả lãi giảm làm cho thu nhập lãi cận biên của ngân hàng tăng.
Tuy nhiên, việc tăng vốn chủ sở hữu cũng phải đƣợc suy xét cẩn thận, trong khi hiện nay hầu hết các NHTM đều đã cổ phần hóa thì chi phí tăng sử dụng vốn chủ sở hữu thƣờng cao hơn chi phí đi vay. Vì vậy, gia tăng vốn chủ sở hữu ở một mức độ hợp lý sẽ giúp các ngân hàng giảm đi áp lực tăng trƣởng tín dụng, giảm nguy cơ dẫn đến tăng trƣởng nóng và gây nợ xấu.
- Biến IP tác động cùng chiều (0,3261) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
Nhƣ kỳ vọng, chi phí lãi ẩn trên tổng tài sản có tƣơng quan cùng chiều tới thu nhập lãi cận biên. Khi NHNN áp dụng những chính sách áp đặt trần lãi suất huy động cho các NHTM và khi bản thân ngân hàng gặp khó khăn về vốn cũng nhƣ thanh khoản, chi phí lãi ẩn sẽ đƣợc áp dụng dƣới dạng các chƣơng trình khuyến mại tiền gửi tiết kiệm. Tiêu cực hơn, một trong những vụ án lớn là vụ án của “bầu Kiên” đã cho thấy tồn tại nhiều ngân hàng do thiếu hụt thanh khoản mạnh trong giai đoạn từ 2010 – 2011, đã phải đi huy động vốn với lãi suất rất cao từ ACB, dao động từ 8,5% tới 27%/năm đối với VND. Điều này đã đẩy lãi suất cho vay cao lên rất nhiều, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng.
Một số nghiên cứu trƣớc cũng tìm ra mối tƣơng quan dƣơng nhƣ kết quả của bài nghiên cứu của tác giả, đó là Ho và Saunders (1981), Angbazo (1997), Kasman và các cộng sự (2010), Hawtrey và Liang (2008), Maudos và Fernandez de Guevara (2003) và Saunders và Schumacher (2000).
- Biến INF tác động cùng chiều (0,0223) và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%.
Biến kiểm soát tỷ lệ lạm phát nhƣ kỳ vọng có tƣơng quan cùng chiều tới tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Lạm phát ảnh hƣởng tới thu nhập lãi cận biên theo nhiều hƣớng khác nhau; đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu, nhằm kiểm sốt lạm phát, Chính Phủ áp dụng chính sách tiền tệ theo giai đoạn, kiểm soát lãi suất từ đó tác động đến thu nhập lãi cận biên. Ngoài ra, lãi suất của ngân hàng cũng phải đảm bảo cho ngƣời gửi tiền có đƣợc lãi suất thực dƣơng mới tạo sức hấp dẫn đầu, lãi suất cho vay cũng phải cao hơn nhằm bù đắp lạm phát để ngân hàng có lãi. Kết quả này tƣơng tự với một số nghiên cứu trƣớc nhƣ là Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Guru và các cộng sự (2002) và Jiag và các cộng sự (2003).
Tóm tắt chƣơng 4
Chƣơng 4 chủ yếu trình bày mơ hình nghiên cứu thực nghiệm dựa trên một số bài nghiên cứu trƣớc. Qua những bƣớc kiểm định, bài nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tƣợng tự tƣơng quan bậc nhất và phƣơng sai của sai số thay đổi. Nghiên cứu đƣa ra đƣợc kết quả những yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ lãi cận biên của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2015, bao gồm: quy mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, chi phí lãi ẩn và tỷ lệ lạm phát, tất cả đều có tƣơng quan cùng chiều với tỷ lệ lãi cận biên.
CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG TỶ LỆ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM