Điểm bàng hệ trên CTA

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC - Nghiên cứu nồng độ apolipoprotein huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa động mạch (FULL TEXT) (Trang 26 - 28)

(A) CS = 0, (B) CS = 1, (C) CS = 2, (D) CS = 3 [19].

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Đây là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán và xác định chiến lược điều trị nhồi máu não trong giai đoạn cấp tính. MRI cung cấp những hình ảnh rõ ràng của vùng não tổn thương, qua đó giúp chúng ta xác định cơ chế nhồi máu não và đánh giá, tiên lượng bệnh nhân.

- Hình ảnh MRI đối với từng thể nhồi máu não như sau:

+ Nhồi máu não ở các nhánh nơng: thường hình chêm, theo phân vùng tưới máu não của động mạch. Hình ảnh MRI được dùng để phân biệt với: u sao bào, đụng giập não, viêm não, phù não do u não.

+ Nhồi máu não tại vùng giao thủy: thường xảy ra bởi nguyên nhân do hạ huyết áp, suy hô hấp hoặc suy tim, tắc động mạch nguồn nuôi não. Phân biệt với xơ cứng rải rác.

+ Nhồi máu não ổ khuyết: hình ảnh nhỏ, ở vị trí sâu và ở các nhân xám trung ương. Nguyên nhân thường do co thắt mạch não, gặp trong tăng huyết

áp, đái tháo đường. Phân biệt với rộng khoang Virchow - Robin.

+ Nhồi máu não do tắc tĩnh mạch não hoặc xoang tĩnh mạch: Thường gặp trong u não, rối loạn đông máu, nhiễm trùng... Tổn thương cả hai bên ở vỏ não, và không theo phân vùng tưới máu động mạch não. Mất tín hiệu dịng chảy trong xoang tĩnh mạch. Huyết khối trong tĩnh mạch (dấu hiệu dây thừng) và trong xoang tĩnh mạch (dấu hiệu delta), tăng tín hiệu trên cả T1 và T2 và thường kèm theo xuất huyết não.

- Hình ảnh MRI trong các giai đoạn nhồi máu não

+ Giai đoạn tối cấp: 0 - 24 giờ. Dấu hiệu thay đổi sớm nhất xuất hiện trên Perfusion, DWI. Sau 8 giờ mới thấy rõ thay đổi trên T1 và T2.

+ Giai đoạn: 1 - 7 ngày. Phù não tăng, tối đa từ 48 - 72 giờ dẫn đến hiệu ứng khối mạnh. Các vùng nhồi máu não trên MRI rõ hơn: T2 tăng và T1 giảm tín hiệu. Xuất huyết não trên vùng nhồi máu xảy ra từ 24 - 48 giờ, do tái tưới máu, dấu hiệu “sương mù” do sự giáng hóa hemoglobin.

+ Giai đoạn bán cấp: 7-21 ngày. Phù não giảm dẫn đến hiệu ứng khối giảm. Vùng nhồi máu não: T1 giảm và T2 tăng. Giai đoạn mạn tính (trên 21 ngày): vùng nhồi máu não T1 giảm và T2 tăng.

Tóm lại MRI có nhiều ưu điểm: khơng xâm lấn và khơng sử dụng tia X; Khơng liên quan đến phóng xạ; Thuốc đối quang từ hiếm xảy ra tác dụng phụ, hiếm khi có các phản ứng dị ứng; Độ tương phản, độ sắc nét và chi tiết của hình ảnh các cơ quan rất tốt; Có thể đánh giá các cấu trúc theo nhiều hướng khác nhau; Trường chụp có thể mở rộng để đánh giá sự lan rộng, di căn của khối u. MRI sọ não cịn có nhiều chuỗi xung khác nhau giúp đánh giá chi tiết về cấu trúc, giới hạn ... thậm chí là cấu trúc về mặt hóa học của tổn thương (MRI spectro), đánh giá được vùng chức năng của não bộ (MRI function)...

Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA)

khả năng hiện hình tuần hồn trong và ngồi sọ. Một quy trình chẩn đốn hình ảnh mạch máu não trong đột quỵ bao gồm MRA TOF 2D và/hoặc 3D và MRA có tiêm thuốc khảo sát vùng cổ và MRA TOF 3D khảo sát đa giác Willis để đánh giá hẹp ĐM trong sọ gồm: MRA dựng hình ĐM khơng tiêm thuốc; MRA có thuốc đối quang từ. Đây là phương pháp tin cậy để phát hiện sự tắc nghẽn ở ĐM cảnh, ĐM não trước, ĐM não giữa và ĐM thân nền. Trong NMN, chụp MRA mạch máu trong sọ có thể phát hiện các vùng hẹp, tắc và xác định tuần hoàn bàng hệ. Tuy nhiên độ nhạy khơng cao với dịng chảy lưu lượng thấp.

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC - Nghiên cứu nồng độ apolipoprotein huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa động mạch (FULL TEXT) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)