Đặc điểm của công tác an ninh, trật tự ở các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu quận ủy các quận mới thành lập ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh

Như đã phân tích về đặc điểm các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh có những nét đặc thù, do đó đặc điểm của cơng tác an ninh, trật tự cũng có những nét khác so với các quận đã thành lập trước đây. Đó là:

- Về nhiệm vụ cơng tác an ninh, trật tự tuy khơng ngồi nhiệm vụ chung là giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, đảm bảo trật tự xã hội nhưng đối với các quận mới thành lập, nhiệm vụ này khó khăn, phức tạp hơn.

Đặc điểm này là do những quận mới, tình hình chưa ổn định, cịn nhiều yếu tố bất ổn, phải tập trung cao độ để thực hiện nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường lành mạnh để thu hút mạnh mẽ đầu tư và sự an tâm cho cư dân các nơi đến làm ăn, sinh sống.

- Về đặc điểm địa bàn các quận mới thành lập do mới được chia tách, đa số là vùng ven, cửa ngõ thành phố, đất rộng, người thưa, dân số tăng cơ học nhanh chóng khơng ổn định, nhiều thành phần, từ nhiều nơi khác đến nên công tác quản lý an ninh, trật tự trên địa bàn, quản lý nhân hộ khẩu khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với các quận đã ổn định. Đơn cử như lực lượng

cảnh sát khu vực ở các quận trung tâm thành phố chỉ quản lý tối đa 350 - 500 hộ với khỏang 5.000 nhân khẩu/ô khu vực, nhưng cảnh sát khu vực ở các quận mới thành lập này có ơ phải quản lý đến 3.200 hộ với gần 10.000 nhân khẩu, trong đó số tạm trú lên đến 65% (như khu căn hộ Sky Garden thuộc phường Tân Phong, quận 7). Do dân tạm cư nhiều nên hình thành nhiều khu vực cho thuê trọ, đa số là tự phát và không đảm bảo các quy định nên ý thức chấp hành về đăng ký tạm trú của chủ nhà trọ và khách thuê trọ chưa cao, chưa kể có nhiều đối tượng xấu đến địa bàn ẩn náu, trốn tránh hoặc lợi dụng gây án. Do công tác quản lý như vậy nên khơng tránh khỏi sót lọt, khó kiểm

sốt chặt chẽ được nhân hộ khẩu, người tạm trú và phát hiện đối tượng đến địa bàn.

- Về đối tượng gây án thường là người ở các địa bàn giáp ranh với các quận mới thành lập đến đây gây án - Đây là đặc thù và cũng là thách thức so với các quận đã ổn định, gây nhiều khó khăn trong cơng tác phát hiện, quản lý và áp dụng các biện pháp đối sách với đối tượng để ngăn chặn hành vi vi phạm. Theo thống kê của các quận này thì trên 70% đối tượng gây án là người

ngoài địa phương. Hơn nữa số đối tượng này đến địa bàn mới thành lập để tụ tập, ẩn náu hoặc gây án, liên kết và lôi kéo nhiều đối tượng tại chỗ có tiền án tiền sự, nghiện ma túy tham gia băng nhóm tội phạm hoặc vi phạm pháp luật.

- Về tội phạm trên địa bàn, bên cạnh các loại tội phạm truyền thống như trộm cắp, cướp giật, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự cơng cộng thì tại các quận mới thành lập phát sinh nhiều tội phạm về giết người, cướp tài sản do có địa bàn rộng, dân cư chưa phủ kín, lực lượng kiểm sốt mỏng nên các đối tượng có điều kiện thuận lợi hơn để gây trọng án. Mặt khác, là địa bàn có

đơng người nước ngồi làm ăn, sinh sống nên các đối tượng cũng nhắm vào người nước ngoài để gây án; bên cạnh đó lại xuất hiện tội phạm là người nước ngoài thực hiện tội phạm lừa đảo, trộm cắp và lợi dụng công nghệ cao để gây án (trộm cắp cước viễn thông, lừa đảo trên mạng, bán hàng đa cấp qua mạng…). Đây cũng là những khó khăn cho cơng tác an ninh, trật tự tại các quận mới thành lập do chưa có nhiều kinh nghiệm và các trang thiết bị hiện đại để phát hiện và đầu tranh với các loại tội phạm này. Ngồi ra, trên địa bàn có nhiều khu Chế xuất, khu công nghiệp theo phân cấp thuộc trách nhiệm quản lý của các lực lượng chuyên trách nghiệp vụ của Công an thành phố nên lực lượng Công an các quận này cũng hạn chế trong công tác tiếp cận địa bàn và thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phát động phong trào, phòng ngừa tội phạm.

- Về lực lượng tham gia công tác đảm bảo an ninh, trật tự của các quận mới thành lập nói chung cịn thiếu và yếu hơn so với các quận cũ. Đó là thiếu về số lượng, chất lượng hạn chế hơn (do trước đây là Công an huyện, xã

chuyển lên thành Công an quận - phường nên về trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm cơng tác không thể bằng lực lượng chuyên trách của các quận cũ được; tuy được ưu tiên bổ sung về quân số nhưng không đáp ứng kịp so với tốc độ phát triển và yêu cầu công tác). Các lực lượng hỗ trợ khác như bảo vệ dân phố, dân phòng khơng đủ về số lượng (do kinh phí hạn hẹp nên chỉ là phụ cấp chứ khơng mang tính chất hưởng lương, do đó chủ yếu hoạt động theo hình thức bán chun trách, kiêm nhiệm nhiều việc ở địa phương mà chưa phải là một nghề chính của họ), từ đó hiệu quả hoạt động khơng cao. Lực lượng đông đảo nhất là quần chúng nhân dân thì chưa quen với quy tắc an ninh đơ thị, ý thức cộng đồng tại khu phố mình sinh sống khơng cao, ngại va chạm, ít tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương. Tại một số khu đơ thị mới hoặc khu vực có đơng người nước ngồi sinh sống chưa thành lập được tổ dân phố, khu phố nên khó khăn trong cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự.

Từ những phân tích trên cho thấy tiến hành cơng tác an ninh, trật tự tại các quận mới thành lập có tính chất phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các quận đã thành lập trước đây và đã đi vào ổn định.

Một phần của tài liệu quận ủy các quận mới thành lập ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w