Quan niệm về quận uỷ các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo công tác an ninh, trật tự

Một phần của tài liệu quận ủy các quận mới thành lập ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 36)

MINH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC AN NINH, TRẬT TỰ - QUAN NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, VAI TRÒ

1.2.1. Quan niệm về quận uỷ các quận mới thành lập ở thành phốHồ Chí Minh lãnh đạo cơng tác an ninh, trật tự Hồ Chí Minh lãnh đạo cơng tác an ninh, trật tự

Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngơn ngữ học, Hồng Phê chủ biên xuất bản năm 1995): “Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức động viên thực hiện” [46, tr.524].

Trong Đại từ điển tiếng Việt (do Nguyễn Như Ý chủ biên, xuất bản năm 1999) cũng định nghĩa: “Lãnh đạo là dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể” [27, tr.979].

Như vậy, hai khái niệm trên mặc dù cách diễn đạt có khác nhau, nhưng về nội hàm của hai khái niệm trên đều có những điểm giống nhau:

Thứ nhất, lãnh đạo là hoạch định đường lối chủ trương, chính sách, xác

định những nội dung, nhiệm vụ cần phải làm trong một giai đoạn, hay một thời kỳ nhất định; là đưa ra các quan điểm, nguyên tắc và các phương thức tiến hành để đạt mục tiêu; nói chung là để định hướng hành động cho các đối tượng lãnh đạo trong quá trình thực hiện mục đích.

Thứ hai, lãnh đạo là q trình chủ thể lãnh đạo tổ chức thực hiện các

chủ trương, đường lối đã hoạch định; hướng dẫn, động viên dẫn dắt đối tượng lãnh đạo đi đúng mục tiêu đề ra.

Chủ thể và khách thể ở đây có thể là con người hay tổ chức, tùy theo mối quan hệ mà có thể xác định hoặc chủ thể trong mối quan hệ này nhưng lại là khách thể trong mối quan hệ khác.

Vì thế, hiểu theo nghĩa chung nhất về bản chất lãnh đạo là quá trình tác động có định hướng, có mục đích giữa con người với con người, giữa tổ chức với cá thể, và giữa tổ chức với tổ chức nhằm huy động mọi sức mạnh tiềm năng sáng tạo của đối tượng lãnh đạo vào việc giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn để thúc đẩy phong trào tiến lên vì lợi ích chung đã xác định.

C.Mác, Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vơ sản là phải tổ chức được chính đảng độc lập của mình để lãnh đạo giai cấp vơ sản chống lại giai cấp đối lập cùng với Nhà nước thống trị của giai cấp đó. C.Mác cịn chỉ rõ: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [40, tr.181].

V.I.Lênin cũng khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo trong phong trào” [31, tr.473].

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững mạnh thì cách mạng mới thành cơng, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” [41, tr.267-268].

Ở đây, Hồ Chí Minh chỉ ra những nội hàm chủ yếu của khái niệm sự lãnh đạo của Đảng là sự vận động tổ chức nhân dân và phải liên lạc với nhân dân trên thế giới để cùng thực hiện mục tiêu của Đảng đi đến thắng lợi. Muốn thế, Đảng phải là người dẫn đường, cầm lái phải có trí tuệ để đưa con thuyền cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách đến bờ vinh quang.

Ngoài ra, khái niệm “lãnh đạo đúng” trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Hồ Chí Minh cịn chỉ ra nội hàm của sự lãnh đạo sau:

“1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng; 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng;

3. Phải tổ chức sự kiểm soát” [43, tr.285].

Theo Hồ Chí Minh, muốn làm được điều đó nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng, phải có dân chúng giúp sức thì mới thành cơng, mặt khác trong quá trình lãnh đạo, người lãnh đạo phải biết kết hợp giữa sự đánh giá lãnh đạo của mình với sự nhận xét phản ánh của quần chúng, vì vậy, người lãnh đạo phải giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa mình với các tầng lớp quần chúng, đó là nền tảng, lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi. Từ đây, Hồ Chí Minh đưa ra quy trình lãnh đạo đúng của Đảng bao gồm: Đảng đề ra nghị quyết; Đảng tổ chức lãnh đạo thực hiện nghị quyết và Đảng kiểm tra, kiểm sốt (bao hàm cả sự giám sát).

Cơng tác kiểm tra, giám sát không chỉ là khâu cuối cùng trong quy trình lãnh đạo của Đảng mà nó liên tục, xun suốt trong cả khi Đảng đề ra nghị quyết; tổ chức thực hiện nghị quyết và khi sơ tổng kết rút kinh nghiệm. Muốn lãnh đạo đúng, theo Người thì: “Bất kỳ cơng việc gì cũng phải dùng hai cách

lãnh đạo sau đây: một là, liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là, liên hợp người lãnh đạo với quần chúng” [43, tr.288].

Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng là một khái niệm bao hàm nhiều nội dung mà Đảng phải thực hiện sự lãnh đạo đó trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Đảng lãnh đạo kinh tế; lãnh đạo quốc phòng - an ninh; lãnh đạo văn hóa; lãnh đạo giáo dục - y tế …; cũng như từ đó xuất hiện các quan niệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức của hệ thống chính trị như: Đảng lãnh đạo chính quyền; Đảng lãnh đạo Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, Đảng lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ... tương tự cũng có thể đưa ra quan niệm về tổ chức cơ sở đảng địa phương lãnh đạo các lĩnh vực đó.

Như vậy, quận ủy các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cơng tác an ninh, trật tự là toàn bộ các hoạt động của quận ủy từ đề

ra nhiệm vụ, chủ trương cho công tác an ninh, trật tự đến tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủ trương đó để giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an tòan xã hội trên địa bàn, tạo nền tảng, điều kiên thuận lợi cho sự phát triển các quận mới.

Từ những quan niệm này cho thấy:

- Chủ thể lãnh đạo công tác an ninh, trật tự ở các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh là quận ủy, trong đó trách nhiệm trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực quận ủy. Tổ chức đảng, cấp ủy các cấp dưới, các ngành có trách nhiệm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác an ninh, trật tự ở địa bàn, ngành mình phụ trách.

- Đối tượng lãnh đạo công tác an ninh, trật tự ở các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh là các tổ chức, lực lượng, quá trình thực hiện nhiệm vụ cơng tác an ninh, trật tự, như: chính quyền và các tổ chức trong hệ thống

chính trị; lực lượng nghiệp vụ trực tiếp bảo vệ an ninh, trật tự (Công an quận); cơ quan, tổ chức, đơn vị, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận.

- Mục tiêu lãnh đạo công tác an ninh, trật tự của quận ủy các quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh là thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại an ninh, trật tự trên địa bàn quận nhằm giữ cho an ninh, trật tự trên địa bàn quận được ổn định, tạo mơi trường bình n cho sự phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu quận ủy các quận mới thành lập ở thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w