Với các chính sách, chế độ tốt, doanh nghiệp sẽ khuyến khích người lao động có động lực làm việc tốt, tạo ra các sản phẩm dịch vụ tốt cho khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có năng suất, có lợi nhuận và có khả năng đáp ứng cao nhất các nhu cầu hợp lý của CBNV. Để nâng hiệu quả và mức độ hài lòng của CBNV đối với quy chế chính sách trả cơng lao động, doanh nghiệp cần chú ý:
- Nhận thức đúng về vai trò của người lao động và tiền lương, thưởng: ban lãnh đạo công ty cần coi nguồn nhân lực là tài sản quý, cần đầu tư phát triển và thay thế khái niệm quản trị nhân sự (personel management) bằng quản trị nguồn nhân lực (human resource management). Coi CBNV là các nhà đầu tư cá nhân về nguồn vốn con người, ngưng suy nghĩ CBNV là người lao động làm thuê, coi tiền lương là chi phí, việc này sẽ làm mất đi lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực.
- Hoàn thiện hệ thống bảng lương doanh nghiệp: ban lãnh đạo công ty cần xác định được giá trị công việc và tham khảo mức lương thị trường tương đương để làm cơ sở cho việc thiết lập bảng lương riêng phù hợp với điều kiện, yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống này cần phải đảm bảo tính cơng bằng, hợp lý và chính xác tuyệt đối. Tránh trường hợp khiếu nại, khiếu kiện của CBNV.
- Hiểu đúng vai trò của từng thành phần trong hệ thống trả công lao động (lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi) để có quy chế chính sách khuyến khích phù hợp, tránh tăng lương thuần túy theo thâm niên.
- Tạo động lực cho CBNV bằng mức thưởng đậm: thiết lập các chính sách gắn thu nhập với kết quả cơng việc, xây dựng chế độ lương khốn lũy tiến đối với các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh nhưng vẫn khống chế được mức chi phí tiền lương trong phạm vi cho phép.
- Gắn kết quả cá nhân với kết quả phịng ban, cơng ty chú trọng trả lương của CBNV tất cả các bộ phận. Ví dụ: trong đánh giá kết quả cuối năm có 30% kết quả bộ phận và 70% kết quả cá nhân đối với nhóm chuyên viên.
- Xác định ai là nhân sự nòng cốt trong công ty và những năng lực nào khan hiếm khó tuyển trên thị trường, để thiết lập chế độ ưu đãi, khuyến khích.
Việc hồn thiện chính sách trả cơng lao động và phúc lợi là yếu tố góp phần lớn đến việc làm tăng sự gắn kết của nhân viên với đơn vị, thơng qua các tiêu chí như: trả lương và thưởng công bằng; trả lương và thưởng tương xứng với kết quả làm việc; chương trình phúc lợi đa dạng, hấp dẫn; các chương trình phúc lợi thể hiện sự quan tâm đối với cán bộ nhân viên đánh giá cao.
Trả công lao động được coi là yếu tố chi phối đến quyết định gắn bó của các cá nhân với đơn vị. Tuy nhiên, ngân sách tiền lương cao không phải lúc nào cũng tốt, quan trọng là hiệu quả khi phân phối. Người lao động mong muốn được trả lương cao, vì lương cao họ khơng chỉ cảm thấy đời sống được đảm bảo mà còn phản ánh địa vị xã hội và các chế độ đãi ngộ khác phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp đồng thời có thể cạnh tranh trên thị trường lao động.
Việc trả cơng lao động và chính sách phúc lợi cao chứng tỏ rằng thực lực của đơn vị đó mạnh, biết cách phát triển và thu phục nhân tài. Để chính sách trả cơng lao động và các chế độ đãi ngộ khác của mình mang lại hiệu quả cao, cần chú ý một số điểm quan trọng sau: lương, thưởng được trả theo năng lực, hiệu quả công việc; tiền lương được xác định trên cơ sở đánh giá năng lực và kết quả thực hiện công việc, làm công việc nào hưởng lương cơng việc đó, hệ thống trả lương phải được xác định thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị công việc bao gồm kiến thức về công việc; các yêu cầu về kỹ năng; các yếu tố trách nhiệm; điều kiện làm việc. Bên cạnh đó, cần quan tâm đặc biệt đến cơng tác đánh giá kết quả thực hiện công việc, đánh giá đúng năng lực và đóng góp của nhân viên để xác định mức lương chi trả hợp lý; đảm bảo tính cơng bằng khi xây dựng hệ thống tiền lương. Nhân viên không chỉ so sánh tiền lương của họ với những người cùng làm trong đơn vị. Do đó, có trường hợp dù nhân viên được trả lương cao hơn hoặc bằng thị trường họ vẫn cảm thấy bất mãn vì cảm thấy bị đối xử không công bằng khi so sánh với những người làm cùng công việc trong đơn vị. Ngồi ra, nhân viên có xu hướng so sánh những cơng sức, những cống hiến mà họ bỏ ra so với thù lao mà họ nhận được. Họ sẽ cảm
thấy bị đối xử không công bằng khi họ không nhận được thù lao mà họ mong muốn so với sức họ bỏ ra. Do vậy, các nhà quản trị cần phải chú ý đến tính cơng bằng khi xây dựng hệ thống tiền lương. Một hệ thống tiền lương tốt cần đảm bảo các nguyên tắc then chốt phản ánh giá trị công việc, phản ánh được năng lực và kết quả làm việc và phải tính đến mức lương trên trị trường lao động.
Chính sách phúc lợi: để tăng sự gắn kết của nhân viên, phải xây dựng những chương trình, chế độ phúc lợi đa dạng, hấp dẫn và thể hiện sự quan tâm đối với cán bộ nhân viên. Những thay đổi về các chính sách phúc lợi liên quan đến nhân viên nên được thông báo đầy đủ, rõ ràng giúp họ hiểu rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình, từ đó thu hút sự quan tâm nhiều hơn của họ. Tóm lại, cần phải chú trọng việc xây dựng hệ thống tiền lương, thưởng, phúc lợi tốt nhằm thúc đẩy nhân viên gắn bó hơn với đơn vị. Cơ chế trả cơng lao động linh động, hợp lý, xứng đáng với công việc và đánh giá đúng hiệu quả cơng tác của nhân viên sẽ góp phần khơng nhỏ để giữ chân những nhân viên giỏi. Không những thế, Công ty cũng nên tổ chức các chuyến du lịch định kỳ để cho các CBNV có thể giải trí, thư giãn, giảm stress sau những tháng ngày làm việc căng thẳng, vất vả. Vì nghiên cứu cho rằng sau khi trải qua một chuyến du lịch sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc và hiệu quả hơn cho nên Công ty nên cân nhắc đến chính sách này.