3.3. Giải pháp pháp đối với chính sách về sự tương tác giữa ban lãnh đạo
3.3.3. Giải pháp về giao việc và kiểm sốt cơng việc của lãnh đạo
Giải pháp này được giành riêng cho ban lãnh đạo các cấp tại Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa để giải quyết triệt để tình trạng giao việc không hiệu quả, công tác thực hiện sai hướng đối với mong muốn của lãnh đạo công ty, hoặc công tác truyền tải nội dung không đúng trọng tâm, không mang lại kết quả tốt.
Để thực hiện cơng tác giao việc và kiểm sốt cơng việc tốt, lãnh đạo công ty cần lưu ý các bước như sau:
- Phân công đúng người, đúng việc: trước khi giao việc cho nhân viên cấp dưới, lãnh đạo cần xem xét kĩ giữa năng lực của nhân viên và tính chất của cơng việc, tất nhiên khi giao việc sẽ có cả thử thách và cơ hội cho nhân viên, nhưng tất cả đều phải trong phạm vi kiểm sốt, tránh tình trạng giao việc quá khó đối với một nhân viên chưa có kinh nghiệm, hoặc giao những việc q đơn giản, khơng có tính nghiệp vụ cho một chun viên cao cấp và thâm niên. Việc này phụ thuộc vào tầm nhìn và kinh nghiệm của người lãnh đạo, đồng thời người lãnh đạo cần phải suy xét
và đánh giá thật kỹ trước khi giao việc, tạo cơ hội cho nhân viên phát triển nhưng đồng thời tránh tình trạng chồng chéo trong công việc.
- Đặt niềm tin nơi nhân viên: nhân viên có giỏi đến mấy cũng không thể kham được tất cả khối lượng công việc vào mình để tự giải quyết được. Dù có giỏi trình độ chun mơn, nhưng khi phải đảm nhiệm nhiều cơng việc một lúc thì năng lực của họ cũng bị phân tán và không tập trung được khả năng cao nhất vào cơng việc. Chính vì vậy, người quản lý cần phải đánh giá được năng lực, ưu điểm của từng nhân viên để có thể giao đúng người, đúng việc đảm bảo chất lượng cơng việc được hồn thành. Một khi đã giao việc cho nhân viên, nhà quản lý cần phải thể hiện sự tin tưởng vào năng lực của nhân viên, nếu đã khơng tin tưởng thì đừng nên giao mà đã giao thì cần phải có niềm tin, có như vậy mới tạo được sự tín nhiệm giữa hai bên, đồng thời tạo động lực, thái độ hợp tác, cống hiến cao nhất từ nhân viên.
- Phân công việc rõ ràng và có thời gian hồn thành cụ thể: nhà quản lý cần phải lên nội dung công việc rõ ràng, chi tiết để có thể hướng dẫn và giúp nhân viên tiếp quản có thể hiểu được chính xác nội dung cơng việc cần làm và phải có thời gian hồn thành cho từng cơng việc. Có làm được như vậy người quản lý mới xây dựng được tác phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học và cũng dễ dàng đánh giá, kiểm soát được chất lượng công việc của nhân viên và cũng giúp người nhân viên có định hướng để giải quyết cơng việc đạt với tiến độ đề ra.
- Thường xuyên, kiểm tra, giám sát cơng việc: mục đích là để có thể nắm bắt được tình hình cơng việc mà nhân viên đang làm như thế nào để có thể đưa ra sự hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên việc giám sát như thế nào để cho nhân viên không cảm thấy mình đang bị giám sát, theo dõi mới là tốt.
- Cho phép nhân viên làm việc theo cách riêng của họ: điều nhà lãnh đạo cần từ nhân viên là kết quả chứ không phải là phương thức họ làm việc ra sao. Do đó, hãy tạo cho nhân viên có cơ hội thể hiện năng lực của mình một cách tối đa bằng cách cho phép họ được triển khai và thực hiện công việc theo cách mà họ nghĩ. Được như vậy họ sẽ tự chủ, năng động, sáng tạo và cống hiến với mức năng suất cao nhất trong công việc.
- Đánh giá công việc: việc xem xét đánh giá là bước không thể thiếu trong công tác quản lý, điều hành công việc của nhân viên. Nhà quản lý nên trao đổi với nhân viên và đưa ra các đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và khen chê một cách đúng mực.