Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 45 - 49)

Biến quan sát Tần suất %

Giới Tính 1. Nam 54 34.8 2. Nữ 101 65.2 Tổng số 155 100.0 Tuổi 1. 18 - 30 tuổi 29 18.7 2. 31 – 40 tuổi 60 38.7 3. 41 – 50 tuổi 44 28.4 4. Trên 50 tuổi 22 14.2 Tổng số 155 100.0 Thâm niên 1. Dưới 1 năm 39 25.2 2. Từ 1 - 5 năm 63 40.6

3. Từ 6 – 10 năm 39 25.2 4. Trên 10 năm 14 9.0 Tổng số 155 100.0 Thu nhập 1. Dưới 5 triệu 16 10.3 2. Từ 6 - 10 triệu 94 60.6 3. Từ 11 – 15 triệu 22 14.2 4. Trên 15 triệu 23 14.8 Tổng số 155 100.0

2.4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronback’s Alpha

Theo kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo tại bảng phụ lục 2B có 1 biến

quan sát bị loại vì có hệ số tương quan trong biến <0.3 là PC4 (Được hỗ trợ, tư vấn về các quyền lợi theo chế độ (ốm đau, thai sản, nghỉ không lương…))

Kiểm định lại thang đo, tác giả nhận thấy 7/7 yếu tố và 30/30 biến đều đạt với Cronback’s Alpha >0.6 và hệ số tương quan biến tổng từng biến lớn hơn 0.3. Thang đo đạt độ tin cậy phù hợp.

2.4.3. Phân tích nhân tố EFA

Sau khi loại biến quan sát không phù hợp tại bước kiểm định Cronback’s Alpha, tác giả đưa 30 biến quan sát cịn lại vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Từ kết quả Phụ lục 2C, tác giả nhận thấy:

- KMO = 0.902 > 0.5. Phù hợp.

- Kiểm định Bartlet có Sig. = 0.000 < 0.05. Kiểm định có ý nghĩa thống kê.

- Tổng phương sai trích là 65.3%> 50%. Phù hợp.

Trong ma trận xoay nhân tố, biến TL4 có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 nên bị loại bỏ rồi tiến hành phân tích EFA lần 2.

Lần 2: sau khi loại bỏ biến TL4: hệ số KMO = 0.899>0.5. Kiểm định Bartlet có Sig =0.000<0.05. Hệ số Eilgenvalue là 1.027 >1. Tổng phương sai trích là 66.1% >50%. Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, khơng có mức chênh lệch nhỏ hơn 0.3. Vậy, với 6 yếu tố độc lập (26 biến quan sát) và 1 yếu tố phụ thuộc (3 biến quan sát) được tác giả đưa vào phân tích tương quan, hồi quy.

2.4.4. Phân tích tương quan

Kết quả phân tích tương quan (Phụ lục 3A) cho thấy mối tương quan giữa các biến đều có ý nghĩa thống kê Sig < 0.05 với độ tin cậy 95%. Do vậy tất cả các biến đều được sử dụng phân tích hồi quy.

2.4.5. Phân tích hồi quy

Kết quả phân tích hồi quy thể hiện tại phụ lục 3B cho thấy:

- R2 hiệu chỉnh = 0.591 > 0.5. Có thể sử dụng nghiên cứu này.

- Hệ số Durbin – Watson = 2.204. nằm trong khoảng [1;3]. Như vậy khơng có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất trong mơ hình, theo Field (2009).

- Phân tích ANOVA có sig. = 0.000 < 0.05. Mơ hình hồi quy có thể áp dụng cho tổng thể.

- Trong 6 biến độc lập, biến PC có giá trị Sig. = .193 > 0.05. Nên ta loại bỏ biến này khỏi phương trình hồi quy. Các biến cịn lại có giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0.05 nên thoả mãn đưa vào phương trình hồi quy. VIF < 10 chứng tỏ khơng có hiện tương đa cộng tuyến.

Phương trình hồi quy chuẩn hố:

DN = 0.317MT + 0.259TL + 0.199PL + 0.190CV + 0.152TT

Phương trình cho thấy trong các yếu tố hình thành nên chế độ đãi ngộ nhân sự tại Vietinbank BRVT, yếu tố mơi trường có vai trị quan trọng nhất, tiếp theo lần lượt đến các yếu tố: tiền lương, phúc lợi, công việc và tiền thưởng. Trong phần tiếp

theo, tác giả sẽ phân tích thực trạng đãi ngộ nhân sự tại Vietinbank BRVT theo từng yếu tố kể trên.

2.5. Thực trạng đãi ngộ nhân sự của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nam – Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Căn cứ để phân tích thực trạng là kết quả của bước nghiên cứu định lượng, kết hợp với thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn sau khi phân tích hồi quy (phụ lục 4C). Mục đích của việc phỏng vấn nhằm xác định nguyên nhân của những kết quả hồi quy thu được, từ đó có phương hướng đề ra giải pháp phù hợp.

2.5.1. Môi trường làm việc

Tại Vietinbank BRVT, môi trường làm việc là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến chế độ đãi ngộ nhân sự của Ngân hàng (=0.317). Tuy nhiên mức độ đánh giá của người lao động ở mức dưới trung bình (2.78/5), cho thấy cịn nhiều bất cập trong yếu tố này.

N Mean Std. Dev. Min Max

Đảm bảo điều kiện làm việc tối thiểu (nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn…)

155 2.81 1.34 1 5

Môi trường làm việc vệ sinh, sạch

sẽ 155 2.90 1.32 1 5

Các tiện ích cơng sở (cây xanh, Khu vực uống nước, máy pha cà phê…) đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người lao động.

155 2.83 1.34 1 5

Trang thiết bị đáp ứng nhu cầu

công việc 155 2.57 1.36 1 5

Môi Trường 155 2.78 1.16 1 5

Điều kiện môi trường làm việc như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn tại Vietinbank được chấm điểm khá thấp: 2.81/5. Theo kết quả phỏng vấn sau khảo sát (phụ lục 4C), nhiều nhân viên phản ánh nhiệt độ phịng nóng lạnh thất thường do

máy lạnh thường xuyên trục trặc. Hệ thống chiếu sáng đèn halogen tạo môi trường ánh sáng yếu và không liên tục, gây mỏi mắt và mất tập trung. Phòng làm việc thường ồn ào do âm thanh từ các phòng khác, xe cộ…

Văn phòng hiện tại của Vietinbank BRVT đã có tuổi thọ gần 30 năm, được cải hốn từ 4 ngơi nhà riêng rẽ nên khá lạc hậu và thiếu đồng bộ. Các năm gần đây tốc độ xuống cấp của toà nhà càng nhanh và lộ rõ nhiều bất tiện. Hệ thống cửa, điều hoà, chiếu sáng đầu tư đã lâu và xuống cấp nghiêm trọng. Ngân sách chi cho công tác bảo trì rất hạn chế, chủ yếu là khắc phụ các sự cố phát sinh.

Tồ nhà văn phịng cũ kỹ cũng ảnh hưởng đáng kể đến yếu tố vệ sinh. Yếu tố này cũng được đánh giá dưới trung bình (2.9/5). Văn phịng thường gặp các vấn đề như: dột, tràn nước. Các thiết bị vệ sinh đều trên 10 năm tuổi nên kém vệ sinh và hay hư hỏng. hồ sơ, chứng từ lưu trữ lâu ngày trong nhà kho không đảm bảo nên phát sinh nấm, mốc, chuột, bọ.

Các tiện ích mơi trường như cây xanh, tủ lạnh, máy pha cà phê tuy có nhưng không nhiều (xem bảng 2.2). Chủ yếu dành cho các khu vực phịng họp và phịng lãnh đạo. Vì vậy nhân viên gần như khơng được hưởng lợi ích từ các tiện ích này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)