Trách nhiệm xã hội đối với người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng dầu khí IDICO (Trang 25)

7. Bố cục luận văn

1.2. Trách nhiệm xã hội đối với người lao động

1.2.1. Người lao động và CSR

Người lao động được xem là một nhân tố bên trong doanh nghiệp và điểm xuất phát của các hoạt động CSR. Thật vậy nhân viên đóng một vai trị thiết yếu như đại sứ thương hiệu cho một công ty. Điều này đặc biệt đúng khi thi hành một chiến lược trách nhiệm xã hội. Thế hệ lãnh đạo tiếp theo của các doanh nghiệp đang tích cực tìm kiếm các thơng tin tuyển dụng từ phía các cơng ty có tiền lệ về thực hiện trách nhiệm xã hội và chọn một nơi để bắt đầu sự nghiệp của họ (Paul A Argenti, 2015, trang 11) .

Năm 2011, kết quả nghiên cứu từ trường đại học Harvard đã chia sẻ rằng 88,3% số sinh viên tốt nghiệp MBA từ các chương trình hàng đầu của trường chấp nhận giảm lương để làm việc cho một công ty trách nhiệm đạo đức và sẽ sẵn sàng từ bỏ khoản tiền trung bình là $ 8.087 bù đắp cho việc này. Các ngôi trường kinh doanh hàng đầu trên thế giới đang cung cấp một số lượng lớn các khóa học và chương trình về doanh nghiệp

bền vững, lãnh đạo có đạo đức,...nhằm gia tăng mong mỏi của sinh viên là không chỉ làm việc một cách chăm chỉ mà cịn thực hiện các cơng việc có giá trị khác cùng một lúc. Net Impact (Những Sinh Viên Vì Doanh Nghiệp Có Trách Nhiệm) được tạo ra để xây dựng một cộng đồng những thạc sĩ quản trị kinh doanh, một tổ chức của hơn 40.000 chuyên gia kinh doanh làm việc để cải thiện trách nhiệm của công ty báo cáo rằng 98% trong số 50 chương trình MBA hàng đầu thì đều gắn với vấn đề về trách nhiệm xã hội.

Khi một công ty đã thu hút tài năng đứng đầu, trong các nổ lực trách nhiệm đòi hỏi sự cam kết tham gia từ các cấp trong tổ chức là điều rất quan trọng. Nhân viên thường là người phát ngơn chính cho một cơng ty, chịu trách nhiệm chia sẻ thông tin qua việc truyền miệng và hình thành ấn tượng cho công ty. Hơn nữa, việc xem người lao động như chính yếu trong chiến lược trách nhiệm xã hội có thể thúc đẩy thiện chí và tinh thần của nhân viên, giảm vòng quay thay đổi nhân viên và làm tăng hiệu quả hoạt động bằng việc khuyến khích các nhân viên để xác định các cơ hội cho sự phát triển bền vững và tiết kiệm chi phí. Nhiều tập đồn đang bỏ lỡ cơ hội thành cơng này: mặc dù hơn ba phần tư của giám đốc điều hành nói rằng giá trị và truyền thống của cơng ty họ phù hợp với doanh nghiệp xã hội trong khi chỉ có 36% nói rằng nhân viên của họ phù hợp với doanh nghiệp xã hội.

IBM là một ví dụ thành cơng về sự cam kết tham gia của nhân viên trong vấn đề trách nhiệm xã hội, vì nó thường xun tổ chức các buổi tranh luận đóng góp ý kiến tập trung vào trách nhiệm của công ty và phát triển bền vững. Người ta thường đề cập đến các chương trình này và bây giờ thì nó đã trở nên nổi tiếng và vẫn cịn tiếp tục phát triển. Chương trình đầu tiên có tên là “InnovationJam” được tổ chức vào năm 2006. Trong InnovationJam này, hơn 150.000 nhân viên của IBM, các thành viên gia đình, khách hàng, đối tác trong 104 nước tham gia một cuộc tranh luận trực tuyến trên mạng nội bộ toàn cầu của IBM. Được dẫn dắt chủ yếu bởi nhân viên IBM, hơn 46.000 lời nhận xét và ý tưởng được đăng lên cho việc làm thế nào để chuyển dịch công nghệ của IBM vào nền kinh tế hay rộng hơn là xã hội. IBM thông báo sẽ đầu tư 100 triệu $ cho 10 khám phá cơ hội kinh doanh mang tính hứa hẹn, bao gồm việc tạo quyền truy cập vào ngân

hàng không thông qua chi nhánh cho đa số người dân nghèo bị thiệt thòi về quyền lợi trên tồn thế giới và làm việc với tiện ích của cơng ty để tăng mạng lưới điện và cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả.

Trong tạp chí Harvard, Rosabeth M. Kanter mơ tả cách tiếp cận của IBM như đi từ sự “thay đổi nhỏ đến thay đổi lớn”. Với cách tiếp cận từ sự thay đổi nhỏ, công ty tạo ra một số tiền là X đơ la và họ đưa số tiền đó trở lại cho cộng đồng với mục tiêu như một sự giúp đỡ hào phóng. Nhưng với cách tiếp cận từ sự thay đổi lớn, bạn sẽ lấy những gì là có giá trị nhất đối với cơng ty trong trường hợp của chúng tôi là công nghệ đổi mới, các kỹ năng và tài năng của chúng tơi và đóng góp vào cộng đồng. Cách tiếp cận thay đổi lớn này mang tính chiến lược, và trong tình huống đó là sự nối tiếp các chiến lược kinh doanh. Cuối cùng là kết quả mang lại từ sự thay đổi lớn thật sự còn to lớn hơn.

Bằng chứng mạnh mẽ có thực đó là cơng chúng hiện nay xem hành vi thực sự có trách nhiệm được bắt đầu từ bên trong nội bộ của một tổ chức. Như FleishmanHillard (tập đồn tư vấn truyền thơng FleishmanHillard) đã đăng trên trang web của mình sau khi hội nghị Kế hoạch hành động xanh 2011, “một công ty không thể đáp ứng sự bền vững hoặc mục tiêu danh tiếng mà khơng có chiến lược hợp tác với người lao động. Sau khi tiến hành nghiên cứu với FleishmanHillard, Liên đoàn người tiêu dùng quốc gia báo cáo rằng 76% người tiêu dùng Mỹ đồng ý rằng một công ty phải chịu trách nhiệm về mặt xã hội, cần ưu tiên lương và tăng lương cho người lao động so với đóng góp từ thiện. Như Robert Fronk của Harris Interactive giải thích, “trách nhiệm của cơng ty; trong tâm trí của người tiêu dùng, bắt đầu với nhân viên của mình đầu tiên”.

Wal-Mart nói rằng sự tham gia của nhân viên trong nỗ lực trách nhiệm như là một phần quan trọng trong thành công của kế hoạch xanh. Mỗi nhân viên được khuyến khích thực hiện tự nguyện thay đổi trong cuộc sống của mình hoặc thực hiện một sự đóng góp cá nhân tích cực đối với môi trường bằng việc sử dụng đèn compact tiết kiệm điện và thân thiện với với môi trường hay là đi xe đạp tới chỗ làm việc. Việc làm này giúp nhân viên thu hút được nhiều cá nhân xung quanh tham gia vì ý nghĩa của nó mang lại đó là nỗ lực bảo vệ môi trường và chia sẻ những thông điệp của Công ty với người tiêu dùng.

1.2.2 Trách nhiệm xã hội đối với người lao động

Trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển kinh tế, người lao động có quyền lựa chọn và có nhiều sự lựa chọn mơi trường làm việc tốt cho mình. Chính thực tế này buộc doanh nghiệp là đối tượng sử dụng lao động không thể thờ ơ trước vấn đề trách nhiệm xã hội nếu muốn thu hút được nguồn lao động vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, khuynh hướng “đầu tư có trách nhiệm xã hội” của các nhà đầu tư ngày càng thúc đẩy doanh nghiệp phải thật sự quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động thể hiện qua cách thức ứng xử trong mối quan hệ của doanh nghiệp đối với người lao động – một đối tượng hữu quan đặc biệt, vừa là một bộ phận không thể tách rời của doanh nghiệp, vừa là một lực lượng thành viên quan trọng của xã hội, vì chất lượng cuộc sống của người lao động thể hiện mức độ phát triển của xã hội.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là một cơ quan của Liên hiệp quốc với cơ chế ba bên (chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động) được thành lập với mục đích thiết lập các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Các tiêu chuẩn tối thiểu này là công cụ pháp lý đặt ra các nguyên tắc và quyền cơ bản chung tại nơi làm việc. Chúng gắn với người lao động ở mọi nơi, làm việc trong mọi loại hình tổ chức và nhằm ngăn ngừa cạnh tranh khơng bình đẳng trên cơ sở bóc lột và lạm dụng. Các tiêu chuẩn của ILO được được xây dựng thông qua đàm phán ba bên ở cấp độ quốc tế giữa các chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động, và được biểu quyết bằng lá phiếu của ba thành phần này.

Hội nghị lao động quốc tế lần thứ 86 họp tại Geneva tháng 6 năm 1998 đã thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, xác định bốn nguyên tắc và quyền cơ bản của người lao động, bao gồm: quyền tự do liên kết và thỏa ước lao động tập thể; quyền tự do không bị cưỡng bức hay bắt buộc lao động; xóa bỏ một cách

hiệu quả lao động trẻ em; quyền được đối xử bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

Bốn quyền và nguyên tắc cơ bản trên được thể hiện trong bốn cặp công ước của ILO, gồm: công ước 87 và 98 về tự do liên kết và thỏa ước lao động tập thể; công ước 29 và 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc; công ước 138 và 182 về xóa bỏ lao động trẻ em; cơng ước 100 và 111 về xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc là một sáng kiến tự nguyện của Liên hợp quốc khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các chính sách bền vững và có trách nhiệm với xã hội. Hiệp ước có một loạt các nguyên tắc riêng về quyền con người, quyền lao động, bảo vệ mơi trường và chống tham nhũng và có nhiệm vụ hỗ trợ và thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Theo đó, Hiệp ước đưa ra 10 nguyên tắc như sau:

Quyền con người

 Nguyên tắc 1: Doanh nghiệp phải ủng hộ và tôn trọng các Quyền con người đã được Quốc tế công bố;

 Nguyên tắc 2: Cam kết không đồng lõa với việc lạm dụng nhân quyền. Lao động

 Nguyên tắc 3: Doanh nghiệp phải ủng hộ việc tự do thành lập hiệp hội và thừa nhận quyền thương lượng tập thể;

 Nguyên tắc 4: Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc;

 Nguyên tắc 5: Thật sự xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em;

 Nguyên tắc 6: Loại bỏ sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động và việc làm.

Môi trường

 Nguyên tắc 7: Doanh nghiệp phải ủng hộ các phương án phòng ngừa đứng trước thách thức về môi trường;

 Nguyên tắc 8: Thực hiện các sáng kiến để nâng cao hơn nữa trách nhiệm đối với môi trường;

 Nguyên tắc 9: Khuyến khích phát triển và phổ biến công nghệ thân thiện với môi trường.

Chống tham nhũng

 Nguyên tắc 10: Doanh nghiệp phải chống lại nạn tham nhũng dưới mọi hình thức, kể cả hối lộ và nhận hối lộ.

Phát triển trên nền tảng từ các công ước của ILO, những nguyên tắc của Hiệp ước toàn cầu Liên hiệp quốc (UNGC) , các tổ chức đã đề xuất những bộ tiêu chuẩn xã hội để các doanh nghiệp có thể áp dụng và cam kết thi hành. Tuy nhiên trong đó, có 3 tiêu chuẩn nêu lên được trách nhiệm với người lao động một cách khá rõ ràng, đó là:

1.2.2.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trong kinh doanh (BSCI - Business Social Compliance Initiative), ra đời năm 2003 theo để xuất của Hiệp hội Ngoại thương với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Châu Âu. Bộ quy tắc ứng xử này hoàn toàn phù hợp với các Công ước Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Công ước Quốc tế vể Quyền Con người của Liên Hợp Quốc, Công ước của liên hiệp quốc về quyền trẻ em và về việc loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, bản quy ước toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và hướng dẫn của OECD dành cho các doanh nghiệp đa quốc gia và các hiệp định quốc tế liên quan khác. Bộ quy tắc ứng xử BSCI nhằm đảm bảo sư tuân thủ

các tiêu chuẩn xã hội và mơi trường cụ thể. Khi các cơng ty kí kết theo bộ quy tắc ứng xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình các cơng ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường được quy định trong bộ quy tắc ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tn thủ chúng. Ngồi ra, các cơng ty cung ứng cũng phải đảm bảo các nhà thầu phụ của mình tuân thủ bộ quy tắc ứng xử này trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành. Bộ quy tắc ứng xử BSCI gồm 10 nội dung cụ thể sau đây:

Nội dung 1: Tuân thủ pháp luật

Tuân theo pháp luật và toàn bộ các quy định hiện hành, các tiêu chuẩn của ngành, các Công ước của ILO, Liên Hợp Quốc và các yêu cầu tương tự khác có liên quan.

Nội dung 2: Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể

Tất cả các cá nhân đều có quyền tự do lựa chọn thành lập, tham gia và tổ chức cơng đồn và người đại diện cho minh để thương lượng tập thể với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tôn trọng quyền này của họ và phải thơng báo một cách có hiệu quả đến các cá nhân là họ được tự do tham gia vào tổ chức mà họ chọn và sự tham gia của họ được đảm bảo công bằng. Doanh nghiệp không được can thiệp vào việc thành lập, hoạt động, hay cơng tác quản lí của các tổ chức đó của người lao động dưới bất kì hình thức nào.

Nội dung 3: Cấm phân biệt đối xử

Không được phân biệt đối xử trong các lĩnh vực tuyển dụng, lương bổng, đào tạo, huấn luyện, đề bạt thăng chức, chấm dứt hợp đồng lao động hay nghỉ hưu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, quốc tịch, địa vị xã hội, điều kiện thể chất, hoặc bất kì một điều kiện nào khác có thể làm phát sinh tình trạng phân biệt đối xử.

Tiền lương trả cho giờ làm việc thông thường, giờ làm thêm và các khoản chênh lệch của giờ làm thêm phải bằng hoặc cao hơn lương tối thiểu do luật định và/hoặc do các tiêu chuẩn ngành quy định. Không được khấu trừ lương trái phép, không đúng quy định hay kỉ luật bằng cách trừ lương. Trong trường hợp lương theo quy định của pháp luật và/hoặc các tiêu chuẩn ngành mà không đủ để chi trả chi phí sinh hoạt và khơng cịn thu nhập sau thuế hay sau khi chi trả các chi phí, các cơng ty cung ứng nên chi trả mức lương thỏa đáng cho người lao động để họ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Lương làm thêm giờ phải được trả ở mức cao hơn và phải theo quy định của pháp luật ở mỗi quốc gia. Ở những quốc gia mà mức lương làm thêm giờ không được quy định trong pháp luật và trong hợp đồng lao động, thì người lao động phải được trả lương làm thêm giờ ở mức cao hơn bình thường hoặc bằng với các tiêu chuẩn ngành hiện hành, phải áp dụng tiêu chuẩn nào có lợi hơn cho người lao động.

Nội dung 5: Giờ làm việc

Công ty cung ứng phải tuân thủ các quy định pháp luật của quốc gia hiện hành và các tiêu chuẩn ngành về thời giờ làm việc và nghỉ lễ. Thời gian làm việc tối đa trong một tuần tùy thuộc theo quy định của mỗi quốc gia, tuy nhiên thời gian làm việc trung bình khơng được vượt quá 48 giờ/tuần và số giờ làm thêm tối đa trong một tuần không được vượt quá 12 giờ. Làm thêm giờ là trên cơ sở tự nguyện và lương làm thêm giờ phải được trả ở mức cao hơn bình thường. Trong trường hợp doanh nghiệp cần làm thêm giờ để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong ngắn hạn và doanh nghiệp có tham gia thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp cần phải tuân theo thỏa thuận về thời giờ làm thêm được ghi trong thỏa ước đó. Mỗi người lao động đều được phép có ít nhất một ngày nghỉ sau sáu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng dầu khí IDICO (Trang 25)