Quan điểm đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người Lao động tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng dầu khí IDICO (Trang 79 - 82)

7. Bố cục luận văn

3.2 Quan điểm đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người Lao động tạ

doanh nghiệp

Để thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động mang lại hiệu quả, trước hết Công ty phải thay đổi một số quan điểm sau:

3.2.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là nhiệm vụ tất yếu, là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp yếu, là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, CSR được xem như là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh và tạo được uy tín thương hiệu, là một nguồn tăng trưởng doanh thu tiềm năng cho doanh nghiệp bởi những hoạt động CSR sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tạo sự phản hồi tích cực từ khách hàng và đối tác của doanh nghiệp, mà đây là hai đối tượng góp phần trực tiếp vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Khảo sát mới đây của Tập đoàn IBM cho thấy, trên 68% doanh nghiệp thừa nhận: các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong việc tạo ra doanh thu tại doanh nghiệp họ. Vì vậy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc. Thực tế các doanh nghiệp trong nước cùng như trên toàn thế giới đang làm tốt CSR đã minh chứng cho những hiệu quả không thể phủ nhận này. Thực hiện CSR giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín một cách đáng kể qua sự tham gia các phương tiện truyền thông, sản phẩm tạo ra đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh, an toàn khi sử dụng giá cả phải chăng... sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng, mở rộng thị trường, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cẩu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, CSR chính là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường quốc tế. Như vậy, CSR không đơn thuần là một cam kết mà còn là nhiệm vụ tất yếu đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Cũng chính bởi tầm quan trọng này, thực hiện CSR còn được coi là một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

3.2.2 Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2016 của Vietnamnet chỉ ra rằng việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp này đã thực sự góp phần thu hút và giữ chân nhân sự tài năng cũng như nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng.

Như vậy có thể thấy, thực hiện CSR và CSR đối với người lao động đã góp phần gia tăng các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp không chỉ trên thị trường nền kinh tế nói chung, mà cịn trên thị trường người lao động nói riêng. Chất lượng người lao động quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc thu hút và giữ được đội ngũ lao động có chun mơn cao là một thách thức khơng nhỏ đối với doanh nghiệp. Trước tình hình người lao động có nhiều thuận lợi để thay đổi việc làm do tình hình ngành xây lắp đang phát triển, thực hiện CSR đối với người lao động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân được lao động lành nghề, có kỹ thuật cao, ổn định năng suất sản xuất, giảm đáng kể chi phí của tuyển dụng và đào tạo lại.

3.2.3. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là hoạt động đầu tư của Doanh nghiệp tư của Doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần coi thực hiện CSR là một hoạt động đầu tư đồng nghĩa với việc cần đặt tiền vào nó nếu muốn nhìn thấy những giá trị gia tăng cho doanh nghiệp mà nó mang lại trong dài hạn. Những lợi ích của CSR được đánh giá trong dài hạn cũng phù hợp với việc coi thực hiện CSR là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát do Viện Khoa học lao động vả xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầv da và Dệt may đã cho thấy, nhờ thực hiện chương trình trách nhiệm xã hội mà doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Điều này đã minh chứng, doanh nghiệp hồn tồn có thể có lãi khi đặt kỳ vọng vào việc đầu tư này và nó hồn tồn thích đáng. Thật vậy, thực hiện CSR nếu chỉ bằng nhìn nhận nó, đánh giá cao nó, tun truyền về nó mà chưa thực sự có một kể hoạch tài chính rõ ràng cho nó thì sẽ khơng mang lại hiệu quả đáng kể nào. Ngược lại, khi doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư một khoản phù hợp cho CSR, các bước thực hiện CSR sẽ được hoạch định rõ ràng trên nền tảng tài chính cho phép, cơng cụ thực hiện được đầu tư để hoàn thiện, nhân lực thực hiện có trách nhiệm và tinh thần làm việc cao hơn, các yếu tố đó sẽ góp

phần nâng cao khả năng thành công của thực hiện CSR và đem lại những tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp.

3.2.4 Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là văn hoá doanh nghiệp nghiệp

Người lao động hay nhân sự chính là một trong ba yếu tố cốt lõi tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động đồng nghĩa với cam kết của doanh nghiệp về việc tạo các điều kiện lao động an toàn cho người lao động yên tâm làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng người lao động thông qua nâng cao trình độ, nhận thức, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, hài hoà mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp cũng chính là củng cố các nội dung văn hố mà Cơng ty đang tiếp tục xây dựng và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng dầu khí IDICO (Trang 79 - 82)