Những thách thức và khó khăn của ngành xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng dầu khí IDICO (Trang 50 - 53)

7. Bố cục luận văn

2.1 Đặc điểm của ngành xây dựng

2.1.2 Những thách thức và khó khăn của ngành xây dựng

Cùng với sự phát triển đầy tiềm năng, thì vấn đề về an toàn lao động là mối lo ngại lớn nhất với ngành xây dựng. Theo báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2017 của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội thì trên tồn quốc đã xảy ra 8.956 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 9.173 người bị nạn. Trong đó, 898 vụ tai nạn lao động làm chết người, 101 vụ tai nạn lao động có 2 người bị nạn trở lên, số người chết là 928 người, và 1.915 người bị thương nặng.

Bảng 2.2 Danh sách 10 địa phương đứng đầu về số vụ tai nạn lao động

Nguồn: Thơng báo tình hình tai nạn lao động năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

TT Địa phương Số người chết Số vụ chết

người Số vụ Số người bị nạn Số người bị thương nặng 1 TP. Hồ Chí Minh 123 122 1.517 1.535 306 2 Hà Nội 66 66 385 387 64 3 Bình Dương 57 55 436 451 50 4 Quảng Ninh 45 43 570 598 338 5 Phú Yên 40 36 83 74 17 6 Bắc Ninh 38 38 145 145 10 7 Hải Dương 29 29 287 289 121 8 Đồng Nai 29 28 1.424 1.434 106 9 Yên Bái 27 27 73 74 47 10 Thanh Hóa 25 23 34 39 14

Bảng 2.3 Bảng so sánh số vụ tai nạn lao động 2016, 2017

Nguồn: Thơng báo tình hình tai nạn lao động năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Lĩnh vực xây dựng dẫn đầu về xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người với 20,8% tổng số vụ tai nạn và 19,7 % tổng số người chết; tiếp đến là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,2 % tổng số vụ và 8,8 % tổng số người chết. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động khơng xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an tồn, khơng huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động, thiết bị khơng đảm bảo an tồn lao động, do tổ chức lao động và điều kiện lao động, do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; bên cạnh đó một phần nguyên nhân cũng do người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn an tồn lao động, khơng sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và những nguyên nhân khách quan khó tránh khác,...

Theo số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng, hiện nay mỗi năm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra khoảng 100 vụ tai nạn lao động, trong đó số vụ tai nạn lao động ở các cơng trình xây dựng chiếm tỷ lệ hơn 50%. Nguyên nhân chính là chủ đầu tư, nhà thầu thi công và cả công nhân lao động ở nhiều nơi thường xuyên vi phạm các

TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2016 Năm 2017 Tăng/giảm

1 Số vụ 7.588 7.749 +161 (+2,1 %) 2 Số nạn nhân 7.806 7.907 +101 (+1,3%) 3 Số vụ có người chết 655 648 -7 ( -1,1%) 4 Số người chết 711 666 -45 (-6,3%) 5 Số người bị thương nặng 1.855 1.681 -174 (-9,4 %) 6 Số lao động nữ 2.291 2.317 +26 (+1,1%) 7 Số vụ có 2 người bị nạn trở lên 95 70 -25 (-26,3%)

quy định về an tồn lao động. Trong khi đó, việc kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền chưa thường xuyên, kiên quyết

Bên cạnh tai nạn lao động thì mơi trường làm việc cũng là vấn đề nóng đối với ngành xây dựng. Hiện nay, ngành xây dựng là một trong những ngành mà người lao động bị ảnh hưởng của bệnh liên quan đến nghề nghiệp nhiều nhất trong các ngành lao động khác. Cùng với ngành khai thác mỏ, xây dựng được xem là một trong những ngành đứng đầu về bệnh nghề nghiệp. Có tới hơn 70% số cơng nhân ngành khai thác mỏ và ngành xây dựng có sức khỏe chỉ đạt loại 2 và loại 3. Công việc nặng nhọc của người lao động trong điều kiện thời tiết thất thường, môi trường làm việc ô nhiễm, cộng với điều kiện ăn, ở không bảo đảm, thường xuyên phải thay đổi địa điểm, khiến sức khỏe của người lao động ảnh hưởng đáng kể. Cho đến nay, cả nước đã phát hiện 447 trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh nghề nghiệp liên quan a-mi-ăng (một hợp chất hóa học được sử dụng phổ biến trong sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ và một số ngành công nghiệp khác), gây suy giảm sức khỏe nghiêm trọng như: ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, bệnh bụi phổi a-mi-ăng… Các chuyên gia dự báo, những căn bệnh do a-mi-ăng sẽ tăng cao trong những thập niên tới, do thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 20 đến 30 năm. Như vậy, nhiều người lao động đến khi về hưu mới phát triệu chứng của bệnh. Qua các cuộc điều tra, khảo sát cho thấy, những ngành có số người lao động mắc bệnh nghề nghiệp nhiều nhất là: khai thác mỏ, xây dựng, cơ khí, sản xuất và sử dụng hóa chất. Với việc tăng trưởng khơng ngừng, tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động, nhiều năm qua, ngành xây dựng giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế. Tuy nhiên, công nhân ngành xây dựng cũng chiếm tỷ lệ cao trong số người lao động mắc các bệnh như: bụi phổi, viêm phế quản mạn tính, điếc, nhiễm độc... Nguyên nhân được xác định là do môi trường lao động ô nhiễm và điều kiện làm việc khắc nghiệt. Người lao động phải hằng ngày tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: bụi bẩn, tiếng ồn, độ rung chuyển…. Do tính chất đặc thù mà lao động trong ngành xây dựng chịu tác động của môi trường làm việc đến đời sống thường ngày, gây khơng ít những hậu quả khó lường

mà ngay cả bản thân họ cũng không nhận thức được từ đầu, nhất là đối với các tỉnh mà trình độ y học cũng như kiến thức của người lao động còn kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng dầu khí IDICO (Trang 50 - 53)