Động cơ của hành vi quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 27)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Những vấn đề cơ bản về hành vi quản trị lợi nhuận

2.1.2. Động cơ của hành vi quản trị lợi nhuận

Nhà quản lý có thể có nhiều động lực để thực hiện hành vi QTLN nhằm đặt được một mục tiêu nào đó. Trong bối cảnh mơi trường kinh doanh phát triển mạnh mẽ đầy cạnh tranh hiện nay cùng với sự biến động của TTCK, hầu hết nhà quản lý doanh nghiệp thực hiện hành vi QTLN để điều chỉnh mức lợi nhuận theo mong muốn bằng cách “bóp méo” thơng tin kế tốn nhưng vẫn đảm bảo luồng thông tin này vẫn nằm trong khn khổ của chuẩn mực kế tốn và các quy định liên quan. Do đó, hành vi QTLN là sự vận động linh hoạt, khéo léo các “khoản trống tự do” trong chuẩn mực kế toán để sắp xếp lại BCTC theo mục đích của nhà quản lý. Có nhiều động cơ dẫn đến hành vi QTLN của nhà quản lý được nhắc nhiều trong các nghiên cứu bao gồm:

 Động cơ về hợp đồng thù lao:

Theo lý thuyết ủy nhiệm, nhà quản lý có xu hướng hành động để tối đa hóa lợi ích của mình. Khi hợp đồng thù lao của nhà quản lý dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chỉ số lợi nhuận thì các nhà quản lý có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán trong kỳ. Khi đó, nhà quản lý sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khi hoàn thành các chỉ tiêu được giao, chẳng hạn như các khoản thưởng, đề bạt, tăng lương, và cả việc giữ được vị trí của mình. Do đó, nếu khơng hồn thành các chỉ tiêu lợi nhuận, nhà quản lý có thể điều chỉnh tăng lợi nhuận để đạt được các chỉ tiêu này, hoặc khi đã đạt vượt chỉ tiêu lợi nhuận nhưng mức thưởng có giới hạn, nhà quản lý có thể điều chuyển bớt lợi nhuận sang năm sau. Mặt khác, nhà quản lý cũng có thể sở hữu cổ phiếu của DN. Khi này, nếu muốn bán đi số cổ phiếu nắm giữ và thu lợi được mức cao, nhà quản lý cũng có thể điều chỉnh lợi nhuận tăng để tác động vào giá cổ phiếu nhằm thu lợi. Trong nhiều trường hợp, một số doanh nghiệp thưởng cho nhà quản lý các cấp dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận hay hiệu quả

kinh doanh, nên để có được mức tiền thưởng họ có thể thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp.

 Động cơ về hợp đồng nợ:

Một số doanh nghiệp có động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm tránh vi phạm hợp đồng nợ. Bởi các ngân hàng và chủ nợ yêu cầu doanh nghiệp đạt được một kết quả kinh doanh nhất định thể hiện qua số liệu kế toán. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được, các ngân hàng và chủ nợ có thể tăng lãi suất đối với các khoản nợ hoặc yêu cầu doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ ngay lập tức. Vì các chủ nợ cho rằng, nếu doanh nghiệp làm ăn khơng có lãi thì khả năng thanh tốn nợ cho họ khó khăn hơn. Từ đó, rủi ro rất lớn đối với các chủ nợ trong việc thu hồi vốn cho vay. Hệ quả là, các nhà quản trị sử dụng các thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận nhằm tránh các rắc rối liên quan đến các hợp đồng đi vay.

 Động cơ phát hành cổ phiếu:

Đối với các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, đặc biệt là các doanh nghiệp CP lần đầu niêm yết trên TTCK muốn tạo “sức hút” đối với các nhà đầu tư, ngoài yếu tố như lĩnh vực kinh doanh, tiềm lực tài chính, quy mơ hoạt động, dự án phát triển trong tương lai…thì chỉ tiêu lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Đó cũng là một trong những lý do khiến nhà quản lý tìm cách “xào nấu số liệu”; “quản trị lợi nhuận” theo hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận tối đa có thể (trong khn khổ cho phép của chuẩn mực, chế độ kế toán) làm cho kết quả của doanh nghiệp “đẹp” hơn nhằm đạt được mục tiêu huy động vốn của mình theo đúng tiến độ đã vạch ra và thu hút nhiều nhà đầu tư, tăng giá trị thị trường của cổ phiếu. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Thị vân (2012) đã cung cấp bằng chứng cho thấy phần lớn các công ty CP niêm yết trên TTCK Việt Nam điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO).  Động cơ san bằng lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bảo xu hướng lợi

nhuận bền vững trong dài hạn:

Các doanh nghiệp nỗ lực giảm thiểu sự biến động trong chỉ tiêu lợi nhuận giữa các kỳ kế toán nhằm giữ giá cổ phiếu được ổn định hoặc làm tăng giá trị thị trường

của cổ phiếu. Bởi vì lợi nhuận giữa các kỳ kế toán biến động lớn đồng nghĩa với rủi ro cao khi đầu tư vào cơng ty đó, vì thế, giá cổ phiếu sẽ rớt giá so với giá cổ phiếu của các cơng ty có lợi nhuận ổn định qua các kỳ kế tốn. Do đó, nhà quản lý của các doanh nghiệp niêm yết có khuynh hướng điều chỉnh lợi nhuận theo hướng san bằng nhằm đạt được sự ổn định về lợi nhuận giữa các kỳ kế toán để đảm bảo lợi nhuận bền vững trong dài hạn. Trong những năm tình hình kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao hơn so với kế hoạch, nhà quản lý có thể muốn để dành lợi nhuận cho năm sau. Ngược lại, khi tình hình kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp khó đạt lợi nhuận theo kế hoạch thậm chí là thua lỗ, xu hướng giảm lợi nhuận hay tăng lỗ trong năm (nhằm giảm chi phí năm sau) cũng xuất hiện.

 Động cơ pháp lý:

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các quy định về pháp lý cũng là động cơ làm xuất hiện hành vi QTLN. Doanh nghiệp có thể thực hiện hành vi QTLN để tối thiểu hóa chi phí thuế TNDN hoặc trì hỗn thanh tốn thuế hoặc hưởng ưu đãi thuế. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (2011) cho thấy việc giảm thuế suất thuế TNDN có ảnh hưởng lớn đến động cơ QTLN của các công ty CP niêm yết. Đối với các doanh nghiệp thuộc các đối tượng tham gia các chương trình giải thưởng của tỉnh, thành phố hay quốc gia… động cơ thực hiện QTLN cũng khá rõ ràng.

2.1.3. Các thủ thuật quản trị lợi nhuận trong kế tốn

Hầu hết thơng tin kế tốn trên BCTC đều có thể chịu tác động bởi sự sáng tạo của kế tốn ở một mức độ nhất định. Các thơng tin trên BCTC có thể bị điều chỉnh thơng qua chính sách kế tốn đó là: lựa chọn các phương pháp kế tốn, sử dụng các ước tính kế tốn và dàn xếp các nghiệp vụ kế toán. BCTC được thực hiện dựa trên cơ sở của chuẩn mực kế toán, chế độ kế tốn và các thơng tư hướng dẫn mà các chuẩn mực kế tốn ln tạo “khoảng không tự do” cho doanh nghiệp lựa chọn. Bởi vậy, trên thực tế việc vận dụng chính sách kế tốn là phương tiện rất hữu hiệu để thực hiện các thủ thuật QTLN trên thơng tin kế tốn của doanh nghiệp. Lựa chọn chính sách kế tốn là việc chọn lựa có cân nhắc nằm trong khuôn khổ của chuẩn mực kế toán về các nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế tốn mà doanh nghiệp

có thể áp dụng trong các trường hợp khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích chủ quan của nhà quản trị. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết các tình huống trong thực tế, có thể thấy một số thủ thuật được sử dụng để QTLN trong kế toán, bao gồm:

Lựa chọn phƣơng pháp kế toán (Accounting Methods)

Lựa chọn phương pháp kế tốn có ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí (và kết quả là ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận lợi nhuận). Lựa chọn một (hoặc một số) phương pháp kế toán cho phép ghi nhận doanh thu sớm hơn và chuyển dịch ghi nhận chi phí về sau sẽ làm tăng lợi nhuận báo cáo trong kỳ, và ngược lại. Nhà quản trị quyết định chuyển dịch về sau (hoặc ghi nhận sớm hơn) một số loại chi phí sẽ làm giảm (hoặc tăng) chi phí của niên độ hiện hành. Các loại chi phí có thể chuyển dịch thời điểm ghi nhận bao gồm: chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều kỳ, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Những loại chi phí này có thể được ghi nhận vào niên độ phát sinh hoặc phân bổ cho một số kỳ kế toán.

Trong chế độ kế toán doanh nghiệp của Việt Nam, tồn tại một số phương pháp kế tốn có thể được vận dụng để ghi nhận doanh thu, chi phí:

- Lựa chọn phương pháp phần trăm hồn thành để ghi nhận doanh thu và chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hợp đồng xây dựng. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu lớn hơn hoặc nhỏ hơn thực tế theo tỷ lệ ước tính tiến độ thực hiện hợp đồng. Mặc dù thực tế hiện nay việc đánh giá mức độ hồn thành của các cơng trình phải do bộ phận có chun mơn kỹ thuật thực hiện, kế toán chỉ căn cứ vào kết quả đánh giá để xác định doanh thu và chi phí tương ứng nhưng dưới sự tác động của nhà quản lý vẫn có sự thao túng làm sai so với thực tế để thỏa mãn ý đồ ghi nhận doanh thu, chi phí trong các hợp đồng xây dựng.

- Lựa chọn phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước - xuất trước, thực tế đích danh) ảnh hưởng đến ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ.

- Lựa chọn phương pháp phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng (1 lần, 2 lần, nhiều lần) hay phương pháp khấu hao TSCĐ (đường thẳng, tỷ lệ sử dụng, số dư giảm dần có điều chỉnh). Mỗi phương pháp này sẽ dẫn đến các số liệu khác nhau trên các BCTC về chi phí, lợi nhuận và giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Sử dụng các ƣớc tính kế tốn (Accrual earnings management)

Trong quy trình lập BCTC các cơng ty thường phải sử dụng rất nhiều các ước tính kế tốn. Giá trị các ước tính này thường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lợi nhuận trong kỳ của cơng ty. Vì là các ước tính nên khơng thể có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các khoản mục này. Chính vì vậy, các cơng ty thường sử dụng các ước tính kế tốn như là một công cụ đắc lực để QTLN. Chế độ kế toán - tài chính ln có một khoảng dao động giữa mức tối đa và mức tối thiểu cho các ước tính kế tốn, việc chọn một mức cụ thể trong khoảng dao động cho phép đó sẽ ảnh hưởng tới giá trị tài sản và lợi nhuận báo cáo. Ví dụ, theo Thơng tư 45/2013/TT- BTC ngày 25/04/2013 qui định phương tiện vận tải đường bộ có khung thời gian trích khấu hao từ 6 năm tới 10 năm. Để quyết định chọn thời gian trích khấu hao cho một chiếc ơ tơ, kế tốn sẽ phải ước tính thời gian sử dụng kinh tế của chiếc ơ tơ này, từ đó ảnh hưởng tới mức trích khấu hao. Ngồi ra, một số thủ thuật nhằm quản trị tăng lợi nhuận thơng qua các ước tính kế tốn thường gặp là: giảm mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phịng phải thu khó địi, khơng ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hóa các khoản chi phí khơng đủ điều kiện vốn hóa, “làm mềm” chi phí khó đo đếm (ví dụ chi phí nghiên cứu & phát triển (R&D) do chi phí R&D được ước tính của cơng ty phụ thuộc vào sự ứng dụng của công nghệ đang nghiên cứu trong tương lai, và lợi nhuận kiếm được thông qua mua bán công nghệ này),…

Các thủ thuật QTLN dựa trên các ước tính kế tốn nêu trên thực chất không làm tăng thêm lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận từ các kỳ sau về kỳ hiện tại nhằm tạo ra ảo tưởng rằng công ty đang làm ăn phát đạt. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận các năm sau sẽ bị giảm sút. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường thì BCTC các năm tiếp theo cũng sẽ phải được điều chỉnh.

Dàn xếp các nghiệp vụ kế toán (Real earnings management)

Ngồi việc sử dụng các phương pháp và ước tính kế tốn như trên, các doanh nghiệp cịn có thể QTLN của mình thơng qua việc dàn xếp một số giao dịch thực tế, mặc dù các giao dịch đó có thể khơng có lợi cho cơng ty về lâu dài. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

(1). Thay đổi các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp qua các hợp đồng thuê

tài sản: Phương pháp kế toán tài sản thuê hoạt động rất khác biệt so với phương

pháp kế tốn tài sản th tài chính, do đó hai loại tài sản th ngồi này có những ảnh hưởng khác nhau tới số liệu trên các BCTC. Khi doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuê tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ thể hiện mức độ rủi ro tài chính cao hơn với tỉ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn tăng do doanh nghiệp đã ghi nhận 1 khoản nợ thuê tài chính. Ngược lại, tài sản thuê hoạt động chỉ theo dõi trên phần thuyết minh BCTC nên hầu như khơng có ảnh hưởng gì tới các chỉ tiêu tài chính. Việc phân loại một tài sản thuê ngoài là thuê hoạt động hay thuê tài chính hồn tồn phụ thuộc vào các điều khoản kí kết trên hợp đồng, do đó các nhà quản trị sẽ sắp xếp các điều khoản trên hợp đồng thuê để có được số liệu trên BCTC theo đúng mục đích của doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp đã dàn xếp 1 hợp đồng thuê tài sản tài chính thành thuê hoạt động qua việc ký hợp đồng thuê tài sản hoạt động với cam kết không hủy ngang trong khoảng thời gian khá dài.

(2). Thổi phồng doanh thu thơng qua chính sách giá và chính sách tín dụng:

Việc ghi nhận doanh thu trên BCTC phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Biện pháp thông thường mà các doanh nghiệp sử dụng để tăng lợi nhuận khi nhận thấy nguy cơ không đạt kế hoạch lợi nhuận dự tính là giảm giá bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng sản lượng hàng bán ra trong những tháng cuối năm tài chính. Biện pháp thứ hai cũng thường được sử dụng đối với những công ty cung cấp các mặt hàng sử dụng lâu dài là công bố kế hoạch tăng giá bán đầu năm sau. Ví dụ, để tăng lợi nhuận trong q 4/N, cơng ty có thể cơng bố kế hoạch tăng giá bán từ quý 1 năm N+1, có thể doanh thu quý 4/N sẽ tăng vọt. Mặc dù hai biện pháp này cho phép công ty thổi lợi nhuận năm hiện tại, lợi nhuận các năm sau

sẽ bị giảm vì thực chất cơng ty đã chuyển lợi nhuận của năm sau sang năm hiện tại. Biện pháp tăng giá bán năm sau thậm chí cịn có tác động tiêu cực hơn vì việc tăng giá có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

(3). Điều chỉnh một số chi phí hữu ích: Các nhà quản trị doanh nghiệp có thể

quyết định khi nào và ở mức bao nhiêu các chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa, chi phí nâng cấp cải tạo TSCĐ được chi ra có thể tính hết vào niên độ hiện hành hoặc phân bổ dần cho các niên độ sau. Với quyết định khác nhau của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến chi phí và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của niên độ hiện hành. Thực tế, các chi phí này có vai trị rất quan trọng cho sự phát triển của công ty trong dài hạn nhưng để đạt được mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn ban lãnh đạo cơng ty có thể sẽ chọn giải pháp cắt giảm các chi phí này, đồng nghĩa với việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng lớn trong tương lai.

(4). Trì hỗn việc thanh lý tài sản khơng có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản

đầu tư không hiệu quả: Đây là các tài sản doanh nghiệp khơng có nhu cầu sử dụng

nữa hoặc các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế. Đối với các tài sản và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)