Cơ cấu sở hữu và hành vi quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Cơ cấu sở hữu và hành vi quản trị lợi nhuận

Trong tổng thể hệ thống quản trị cộng ty, cơ cấu sở hữu (ownership structure) là thành phần được nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Khái niệm cơ cấu sở hữu là một chủ đề quan trọng trong khái niệm rộng về quản trị công ty (Alireza và Ali, 2011). Jensen và Meckling (1976) đề cập đến khái niệm "cơ cấu sở hữu" để chỉ phần vốn được nắm giữa bởi những thành viên bên trong công ty (thành phần quản lý trực tiếp) và bên ngồi cơng ty (nhà đầu tư khơng giữa vai trị quản lý trực tiếp). Tương tự, theo nghiên cứu của Abdella (2005), cơ cấu sở hữu trong mơ hình của các cơng ty được khảo sát cơ bản là sở hữu phân chia (fractionated ownership), tức là các cổ đông nắm giữ phần vốn nào đó trong một cơng ty, đây là cơ chế quan trọng để huy động một lượng vốn lớn cho mơ hình tổ chức kinh doanh hiện đại và tạo sự giàu có thơng qua việc phát hành cổ phiếu.

Như vậy, cơ cấu sở hữu được hiểu là sự phân bổ vốn chủ sở hữu theo mối tương quan tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi các chủ sở hữu. Cơ cấu sở hữu có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc điều hành doanh nghiệp do nó tác động đến việc ra quyết định của các nhà quản lý.

Cơ cấu sở hữu có thể được xác định theo hai khía cạnh: mức độ tập trung quyền sở hữu và theo chủ thể nắm giữ CP.

 Theo mức độ tập trung quyền sở hữu bao gồm:

 Cơ cấu sở hữu tập trung được hiểu là việc một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân liên quan hoặc tổ chức sở hữu phần lớn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp và có quyền chi phối các quyết định của doanh nghiệp. Những cổ đơng lớn kiểm sốt doanh nghiệp trực tiếp bằng cách tham gia HĐQT và ban điều hành. Cổ đơng lớn có thể khơng sở hữu vốn tồn bộ nhưng có quyền biểu quyết đáng kể, nên vẫn có thể được kiểm sốt doanh nghiệp.

 Cơ cấu sở hữu phân tán là việc khơng có cá nhân hoặc nhóm các cá nhân, tổ chức nào sở hữu đa số vốn của doanh nghiệp và có quyền chi phối doanh nghiệp. Đối với hình thức cấu trúc này, một cơng ty có nhiều cổ đơng. Mỗi cổ đông sở hữu một số CP doanh nghiệp, quyền kiểm soát hoạt động doanh nghiệp do BGĐ nắm

giữ. Các cổ đơng nhỏ ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn tham gia điều hành doanh nghiệp.

 Theo chủ thể nắm giữ CP bao gồm các tỷ lệ sở hữu khác nhau liên quan đến các đặc tính của cổ đơng như: Tỷ lệ sở hữu nước ngồi, tỷ lệ sở hữu tư nhân, tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu tổ chức...

2.2.2. Mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hành vi quản trị lợi nhuận

Theo lý thuyết ủy nhiệm, việc tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát dẫn đến sự phân hóa trong việc theo đuổi lợi ích của nhà quản lý với lợi ích của chủ sở hữu (Jensen & Meckling, 1976), do đó giám sát các quyết định quản lý trở nên cần thiết để đảm bảo lợi ích của các cổ đơng, và đảm bảo BCTC được lập một cách đáng tin cậy và đầy đủ. Quản trị công ty cung cấp một cơ chế giám sát những hành vi của nhà quản lý gây ra từ vấn đề xung đột lợi ích. Và vai trị của cấu trúc quản trị doanh nghiệp trong BCTC là để đảm bảo tn thủ với hệ thống kế tốn tài chính và duy trì độ tin cậy của BCTC (Bushman & Smith, 2003). Như vậy, cơ chế quản trị doanh nghiệp có cấu trúc đúng sẽ làm giảm hành vi QTLN vì nó giám sát hiệu quả hoạt động của nhà quản lý trong quá trình lập, trình bày và cơng bố BCTC. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cơ hội mà nhà quản lý QTLN bị hạn chế bởi cơ chế quản trị công ty (Dechow và các cộng sự, 1996;. Jiambalvo, 1996). Như vậy, cơ cấu sở hữu của một công ty được coi là một cơ chế giám sát quản lý quan trọng, do đó, nó có thể kiềm chế hành vi QTLN, đảm bảo BCTC cung cấp thơng tin kế tốn có chất lượng tốt hơn.

Đã có nhiều nghiên cứu cả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho rằng cơ cấu sở hữu có thể ảnh hưởng đến hành vi QTLN. Sự hiện diện của cổ đơng lớn có thể hạn chế các hành vi tùy ý của các nhà quản lý thao tác lên thu nhập, khuyến khích họ cơng bố thơng tin thích hợp và đáng tin cậy (Demsetz & Lehn, 1985; Shleifer & Vishny, 1986). Nghiên cứu của Jiambalvo và cộng sự (2002), Klein (2002) báo cáo rằng mức độ tập trung quyền sở hữu làm giảm việc QTLN trong các cơng ty ở Mỹ từ đó cải thiện chất lượng cơng bố thơng tin tài chính. Tương tự như vậy, Han (2005), Karamanou & Vafeas (2005) và Wang (2006) lập luận rằng mức

độ tập trung quyền sở hữu giảm mức trích trước tùy ý và làm tăng các công bố tự nguyện của các nhà quản lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong thời gian qua vẫn chưa đạt được sự đồng thuận. Alves (2012) nghiên cứu tại Bồ Đào Nha nhận thấy, các loại sở hữu khác nhau có quan hệ khác nhau với hành vi QTLN của doanh nghiệp, có loại quan hệ ngược chiều, có loại quan hệ cùng chiều. Trong nghiên cứu của Aygun và cộng sự (2014) xem xét hai thành phần của cơ cấu sở hữu là quyền sở hữu của nhà quản lý và quyền sở hữu của tổ chức. Sử dụng kỹ thuật hồi quy đa biến cho dữ liệu bảng của 230 công ty niêm yết tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2009-2012, tác giả này tìm thấy sở hữu của tổ chức ảnh hưởng ngược chiều đến QTLN, trong khi ảnh hưởng của quyền sở hữu của nhà quản lý đến QTLN là cùng chiều. Một nghiên cứu của Klai & Omri (2011) cũng xem xét tác động của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN từ đó ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, kết quả cho thấy kiểm sốt bởi nước ngồi và tập trung quyền sở hữu có tương quan dương với hành vi QTLN, trong khi sự kiểm sốt của nhà nước và các tổ chức tài chính có tương quan âm với hành vi QTLN. Không đồng thuận với Klai & Omri (2011), nghiên cứu của Roodposhti & Chashmi (2011) cho thấy giữa tập trung quyền sở hữu cao có tác động làm giảm hành vi QTLN, trong khi các cơng ty có CP thuộc sở hữu của tổ chức cao thì hành vi QTLN ở mức độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)