CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Các lý thuyết nền tảng
2.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)
Lý thuyết cơ bản nhất mà tác giả sử dụng là lý thuyết ủy nhiệm. Lý thuyết này được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976). Nội dung của lý thuyết đề cập đến mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm (agent) thông qua hợp đồng. Trong đó, bên được ủy nhiệm sẽ thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm, bao gồm cả việc ủy quyền ra quyết định kinh tế cho bên đại diện.
Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Thơng thường, bên được ủy nhiệm (đại diện) được mong đợi hành xử theo hướng mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm nhưng bản thân những người được ủy nhiệm lại theo đuổi những lợi ích riêng.
Chính vì vậy, trong mối quan hệ này luôn tồn tại xung đột về lợi ích. Các vấn đề này là phát sinh chi phí ủy nhiệm. Chi phí ủy nhiệm bao gồm: chi phí giám sát (monitoring cost), chi phí ràng buộc (bonding cost) và những tổn thất phụ trội (residual loss) (Jensen và Meckling, 1976). Chi phí giám sát là chi phí trả cho việc chủ sở hữu giám sát những hoạt động của nhà quản lý, như là chi phí kiểm tốn, chi phí duy trì các hoạt động kiểm soát và báo cáo... Chi phí ràng buộc là chi phí mà nhà quản lý phải chịu nhằm đảm bảo với chủ sở hữu rằng anh ta sẽ cố gắng hạn chế những hành động có thể gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Tổn thất phụ trội là tổn thất ủy nhiệm khi xuất hiện việc giảm phúc lợi của nhà quản lý khi có sự bất đồng về lợi ích giữa nhà quản lý và cổ đơng.
Trong công ty CP, bên ủy nhiệm hay người chủ sở hữu là các cổ đông thuê nhà quản lý – bên đại diện thực hiện việc kiểm soát và ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đơng. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ hơn là lợi ích của các cổ đơng và có xu hướng qn đi lợi ích của cổ đơng khi họ có thể đạt được mức lợi nhuận nào đó (Jensen và Meckling, 1976). Khi đó, việc tách bạch giữa quyền sở hữu và kiểm sốt cơng ty làm phát sinh vấn đề đại diện. Đồng thời, khi nhà quản lý có kiến thức tốt hơn về giá trị tương lai của công ty so với các cổ đơng và chủ nợ, họ càng nhanh chóng có hành vi lợi dụng chủ sở hữu một khi hoạt động giám sát không hiệu quả (Miller và Sardais, 2011). Để giảm thiểu hành vi này, các cổ đông thường gắn kết nhà quản lý với lợi ích chung của các cổ đơng và doanh nghiệp. Hay các cổ đông nên gánh chịu thêm chi phí ủy nhiệm như là thưởng cho các nhà quản lý. Tuy nhiên, vấn đề chi phí ủy nhiệm như lương, thưởng có thể là con dao hai lưỡi. Khi các cổ đông gánh chịu chi phí ủy nhiệm dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh thì các nhà quản lý sẽ cố gắng đạt được kết quả kinh doanh tốt với mong muốn nhận được lợi ích đó. Nếu khơng thể điều hành tốt có thể nhà quản lý sẽ sử dụng các thủ thuật để đạt được mong muốn cá nhân.
Từ lý thuyết ủy nhiệm, có thể thấy rằng ln có sự hiện diện các mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Trái với mong đợi của chủ sở hữu là tối đa hóa lợi
ích của mình thì các nhà quản lý đơi khi lại có những mục đích riêng và vì hướng đến mục đích đó mà những nhà quản lý này lại tiến hành điều chỉnh lợi nhuận. Mặt khác, nhà quản lý đồng thời là người cung cấp thơng tin của doanh nghiệp, vì lợi ích của chính họ, nhà quản lý có xu hướng cung cấp ít hoặc che giấu thơng tin cho người chủ. Hành động đó có thể làm cho một BCTC không phản ánh một cách trung thực, hợp lý tình hình hoạt động của công ty và không cung cấp được các thơng tin hữu ích cho người sử dụng. Để giảm thiểu hành vi này, các cổ đông nên gắn kết nhà quản lý với lợi ích chung của các cổ đơng và doanh nghiệp bằng cách khuyến khích thơng qua lương, thưởng hay nắm giữ một phần quyền sở hữu CP của cơng ty. Vì vậy, cần có một cơ chế giám sát các quyết định của nhà quản lý để tăng giá trị cho cổ đông và cơng bố thơng tin trên BCTC được chính xác và minh bạch. Mức độ tập trung quyền sở hữu có động lực mạnh mẽ để chủ động giám sát và quản lý công ty nhằm bảo vệ các khoản đầu tư của họ. Tương tự, các nhà đầu tư tổ chức cũng như nhà đầu tư nước ngoài trong công ty với nguồn lực và chun mơn tài chính có động cơ để giám sát các nhà quản lý nhằm làm giảm vấn đề đại diện.
Như vậy, lý thuyết ủy nhiệm nhấn mạnh rằng các chủ sở hữu cần có cơ chế thích hợp để hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý bằng cách thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản lý thơng qua tỷ lệ sở hữu CP của nhà quản lý trong công ty và thiết lập các cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi tư lợi của nhà quản lý bằng cách tăng mức độ tập trung quyền sở hữu, sở hữu của nhà đầu tư tổ chức và sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetry Information)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu được nhắc đến trong nghiên cứu của G.A.Akerlof (1970), sau đó tiếp tục được phát triển bởi M.Spence (1973) và J.Sigtiz (1975). Lý thuyết này đề cập đến sự tồn tại của thông tin bất cân xứng (information asymmetry). Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên có ít thơng tin hơn bên đối tác hoặc có thơng tin khơng chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thơng tin hơn có những quyết định khơng chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thơng tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện
nghĩa vụ giao dịch. Hậu quả của thông tin bất cân xứng là gây ra lựa chọn bất lợi khi thơng tin bị che dấu trước khi kí kết hợp đồng và xuất hiện tâm lý ỷ lại sau khi kí kết hợp đồng.
Trong doanh nghiệp, thơng tin bất cân xứng xuất hiện trong quan hệ nhà quản lý với các cổ đông và doanh nghiệp với nhà đầu tư. Doanh nghiệp khơng phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu khơng chính xác sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư. Hay nhà quản trị là người trực tiếp điều hành sẽ nắm rõ thơng tin doanh nghiệp nhưng cố tình che dấu gây ra lựa chọn bất lợi cho các cổ đông và tâm lý ỷ lại của nhà quản lý. Việc thiếu thông tin từ các tổ chức này sẽ làm cho nhà đầu tư khơng hiểu thấu đáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động mua bán chứng khoán, xu hướng thị trường… dẫn đến những quyết định đầu tư khơng chính xác. Quyền lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng có thể dẫn đến sự đổ vỡ của TTCK.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được sử dụng để lý giải về việc phát tín hiệu ra thị trường hay tăng cường công bố thông tin tốt để giúp nhà đầu tư phân biệt chứng khoán tốt và xấu của các công ty CP đại chúng. Đồng thời góp phần giải thích mối quan hệ giữa tình trạng thơng tin bất cân xứng và hành vi QTLN. Theo Dye (1988), sự tồn tại tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và cổ đông là điều kiện cho hành vi QTLN của nhà quản lý bóp méo thơng tin trên BCTC, từ đó làm giảm chất lượng thơng tin trên BCTC.
Tóm tắt chƣơng 2
Nội dung trong chương 2 đã hệ thống các lý thuyết về hành vi QTLN và cơ cấu sở hữu cũng như mối liên hệ giữa các nội dung này. Nội dung chương cũng đã nêu lên các cách nhìn khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu khi định nghĩa về hành vi QTLN và trình bày động cơ cũng như những thủ thuật QTLN trên BCTC. Mặc dù có nhiều phương pháp tiếp cận để nhận diện hành vi QTLN nhưng trong nghiên cứu này, luận văn sử dụng biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh được đo lường bằng mơ hình Modifed Jones của Dechow và cộng sự (1995) vì tính phổ biến của nó. Chương này cịn trình bày về cơ cấu sở hữu và mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN. Bên cạnh đó, chương này cũng đã phân tích hai lý thuyết nền tảng quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu là lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết thông tin bất cân xứng. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của luận văn.