CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu chung của luận văn được tóm tắt qua hình 3.1 như sau :
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát của luận văn
Tổng quan nghiên cứu trước
Vấn đề nghiên cứu
Mơ hình ngiên cứu
Phân tích dữ liệu:
- Thống kê mơ tả các biến - Phân tích tương quan - Phân tích hồi quy
Cơ sở lý thuyết
Gợi ý chính sách
Phát triển giả thuyết nghiên cứu
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, nhưng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: thực hiện các phương pháp cụ thể như nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh để tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, đồng thời tổng quát hóa cơ sở lý thuyết về QTLN và cơ cấu sở hữu, từ đó xác định những nhân tố thuộc cơ cấu sở hữu ảnh hưởng đến hành vi QTLN, xây dựng mơ hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu.
- Phương pháp định lượng được sử dụng thơng qua q trình thu thập dữ liệu trên BCTN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP.HCM và phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và Stata 14.0 để xem xét mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các nhân tố trong mơ hình. Mục đích của nghiên cứu này dùng để lựa chọn mơ hình hồi quy phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết trong mơ hình cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN.
Từ dữ liệu đã thu thập, nghiên cứu sẽ thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 tiến hành đo lường biến phụ thuộc đại diện hành vi QTLN trong mơ hình nghiên cứu theo mơ hình Modified Jones. Giai đoạn 2 tiến hành phân tích hồi quy mơ hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hành vi QTLN.
Như vậy, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để giải quyết từng câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Để trả lời câu hỏi “Những nhân tố nào thuộc cơ cấu sở hữu ảnh hưởng đến
hành vi QTLN?”, luận văn tiến hành tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở
Việt Nam. Từ đó xác định các nhân tố thuộc cơ cấu sở hữu ảnh hưởng đến hành vi QTLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và xây dựng mơ hình nghiên cứu.
- Để giải quyết cho câu hỏi “Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc cơ cấu
TP.HCM như thế nào?”, luận văn sử dụng phương pháp định lượng thông qua các
cơng cụ thống kê để tìm ra mơ hình hồi quy nhằm xác định mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM.
3.3. Mơ hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu 3.3.1. Mơ hình nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý thuyết nền tảng ở chương 2 và nghiên cứu kết quả các cơng trình nghiên cứu có liên quan được trình bày ở chương 1, luận văn đã kế thừa và kết hợp các mơ hình nghiên cứu có liên quan để phân tích ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam, cụ thể là các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn TP.HCM. Từ đó, tác giả tiến hành thiết lập mơ hình nghiên cứu để kiểm tra tác động của các biến thuộc cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN của các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Mơ hình nghiên cứu được thiết lập với biến phụ thuộc là hành vi QTLN được đo bằng biến kế tốn dồn tích có thể chỉnh (DA), 5 biến độc lập tương ứng với 5 giả thuyết nghiên cứu và 4 biến kiểm soát.
5 7 0 1 2 3 4 6 8 9 (*) it it it it it it it it it it it DA CO IO MO SO FO SIZE LEV ROA AUD Trong đó:
DAit: Biến phụ thuộc đại diện cho hành vi QTLN đo lường theo biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh.
COit : Mức độ tập trung quyền sở hữu IOit : Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức MOit : Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý SOit : Tỷ lệ sở hữu của nhà nước
FOit : Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
SIZEit, LEVit, ROAit và AUDit là các biến kiểm sốt, với SIZEit: Quy mơ cơng ty
ROAit: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản AUDit: Quy mô công ty kiểm toán
0 là hệ số chặn; 1, 2,…, 9 là các hệ số và it là phần nhiễu.
3.3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
3.3.2.1. Mức độ tập trung quyền sở hữu và hành vi QTLN
Mức độ tập trung quyền sở hữu, còn được gọi là cổ đông lớn (blockholders) là tỷ lệ CP (thường là nhiều hơn 5%) thuộc sở hữu của một tỷ lệ phần trăm nhất định của các cổ đơng. Có ý kiến cho rằng các cổ đơng lớn có động lực mạnh mẽ để chủ động giám sát và quản lý công ty nhằm bảo vệ các khoản đầu tư của họ (Shleifer & Vishny, 1986). Cổ đông lớn được mong đợi sẽ theo dõi hành động ứng xử của nhà quản lý, làm giảm cơ hội nhà quản lý tham gia vào QTLN (Dechow, Sloan & Sweeney, 1996). Tuy nhiên, các doanh nghiệp có sở hữu tập trung có thể bị xung đột lợi ích giữa cổ đơng đa số và cổ đông thiểu số. Theo Shleifer & Vishny (1997), cổ đơng lớn có thể thực hiện quyền kiểm sốt của họ để tạo ra lợi ích cá nhân, đơi khi chiếm đoạt lợi ích của cổ đơng thiểu số. Do đó, các cổ đơng lớn có thể can thiệp vào hoạt động quản lý của cơng ty, và có thể khuyến khích các nhà quản lý tham gia vào QTLN nhằm tối đa hóa lợi ích riêng của họ (Jaggi & Tsui, 2007).
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ tập trung quyền sở hữu và QTLN cũng đạt được những kết quả không đồng nhất. Ali và các cộng sự (2008), Roodposhti & Chashmi (2010) tìm thấy một mối tương quan ngược chiều giữa mức độ tập trung quyền sở hữu và QTLN. Ngược lại, Kim & Yoon (2008), Klai & Omri (2011) lại tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa QTLN và mức độ tập trung quyền sở hữu. Như vậy, kết quả nghiên cứu về mức độ tập trung quyền sở hữu và QTLN là khác nhau giữa các nghiên cứu, tác giả khơng dự đốn được xu hướng tác động của mức độ tập trung quyền sở hữu lên hành vi QTLN, nên giả thuyết đầu tiên được đưa ra:
H1: Mức độ tập trung quyền sở hữu có tác động đến hành vi QTLN.
Có nhiều nghiên cứu trước đây đã đo lường và đánh giá vai trò của sở hữu tổ chức. Sở hữu tổ chức ở đây có thể là ngân hàng, các cơng ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các tổ chức, công ty nhà nước, cơng ty đầu tư và các loại hình cơng ty khác. Các nhà đầu tư là tổ chức có cả động cơ và quyền lực để hạn chế hành vi cơ hội của các nhà quản lý trong việc thao tác thu nhập. Trong thực tế, các nhà đầu tư tổ chức có cơ hội, nguồn lực và khả năng để giám sát các nhà quản lý hiệu quả hơn so với các nhà đầu tư cá nhân. Điều này sẽ làm giảm khả năng các nhà quản lý thao tác thu nhập của công ty (Chung và các cộng sự, 2002; Koh, 2003). Bởi vì các tổ chức có các nguồn lực cần thiết và chun mơn về tài chính để giám sát các nhà quản lý từ đó làm giảm vấn đề đại diện (Schleifer & Vishney, 1997: Roodposhti & Chashmi, 2011). Có nhiều nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quyền sở hữu của tổ chức và hành vi QTLN. Chung và các cộng sự (2002) chỉ ra rằng quyền sở hữu tập trung trong tay các nhà đầu tư tổ chức cao làm giảm cơ hội cho các nhà quản lý thực hiện hành vi QTLN. Shaikh và cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng ở Pakistan, quyền sở hữu của tổ chức có tác động ngược chiều đến các khoản dồn tích có thể điều chỉnh. Tương tự, Lakhal Nadia (2015) cũng tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu của nhà đầu tư là tổ chức và hành vi QTLN với mức ý nghĩa 1%. Do đó, tác giả dự đốn mối quan hệ giữa quyền sở hữu của tổ chức và hành vi QTLN là ngược chiều, giả thuyết thứ hai được đưa ra kiểm định trong nghiên cứu này đó là:
H2: Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư tổ chức có tác động ngược chiều đến hành vi QTLN.
3.3.2.3. Quyền sở hữu của nhà quản lý và hành vi QTLN
Quyền sở hữu của nhà quản lý đại diện cho lợi ích của các nhà quản lý trong vốn chủ sở hữu của một công ty. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng khi có sự tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm sốt có thể làm phát sinh xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông. Tuy nhiên khi quyền lợi của nhà quản lý được gắn kết với lợi ích chung của cơng ty thì khoảng cách giữa sở hữu và quản lý có thể rút ngắn, do đó làm giảm xung đột lợi ích giữa các bên. Warfield và cộng sự (1995) cho rằng sự
quan tâm của các cổ đông và quản lý bắt đầu hội tụ bằng việc nhà quản lý nắm giữ một phần quyền sở hữu CP của công ty. Phù hợp với lý thuyết ủy nhiệm, một số nghiên cứu cho thấy rằng các nhà quản lý có xu hướng tối đa hóa giá trị cơng ty và có ít động lực để thao tác thu nhập khi sở hữu CP của họ trong công ty là cao. Warfield và cộng sự (1995) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa mức độ sở hữu của nhà quản lý và QTLN. Hay trong nghiên cứu của Ali và cộng sự (2008), kết quả cho thấy mức độ càng cao của quyền sở hữu của nhà quản lý làm giảm động cơ của nhà quản lý để QTLN. Ngoài ra, Giáp Thị Liên (2014) kết luận rằng tăng tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý làm giảm hành vi QTLN trên BCTC của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Theo đó, tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết sau:
H3: Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà quản lý có tác động ngược chiều đến hành vi QTLN.
3.3.2.4. Quyền sở hữu của nhà nƣớc và hành vi QTLN
Các nghiên cứu về tác động của sở hữu nhà nước đến hành vi QTLN cịn hạn chế và có kết quả khơng nhất qn. Cụ thể, Ding và cộng sự (2007), Wang & Yung (2011) tìm thấy rằng ở mức độ sở hữu nhà nước thấp có tác động cùng chiều với QTLN và có tác động ngược chiều khi sở hữu nhà nước ở mức độ cao. Ngược lại, Firth và cộng sự (2007) tìm thấy doanh nghiệp nhà nước QTLN nhiều hơn so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trong khi đó, Liu Lu (2007) lại tìm thấy rằng mối quan hệ không đáng kể giữa QTLN và sở hữu nhà nước.
Đa số mọi người đều cho rằng doanh nghiệp nhà nước có nhiều khả năng để thao tác thu nhập (Wang & Yung, 2011). Điều này là bởi vì quản trị doanh nghiệp khơng có hiệu quả, kỷ luật thị trường khơng đầy đủ, xung đột lợi ích nhiều, và vì lợi ích của các bên kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước, quản lý có nhiều khả năng để thực hiện theo ý mình trong việc báo cáo thơng tin kế tốn (Wang & Yung, 2011). Ngồi ra, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước cao sẽ có ít động lực để báo cáo thu nhập có chất lượng cao hơn do lợi ích chính trị (Dewenter & Malatesta, 2001; Fan và cộng sự, 2007).
Ở Việt Nam, thực hiện quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là CP hóa doanh nghiệp nhà nước, đã hình thành nhiều cơng ty CP trong đó nhà nước vẫn nắm giữ một tỷ lệ lớn quyền sở hữu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước được CP hóa niêm yết vốn tồn tại lâu năm trong cơ chế bao cấp, kế hoạch và vẫn chưa thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu về tài chính, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý. Điều này dẫn đến quản trị doanh nghiệp kém ở các doanh nghiệp nhà nước (Shleifer, 1998) và hành vi cơ hội của nhà quản lý cho lợi ích cá nhân hơn là hành động vì lợi ích của các cổ đơng thơng qua QTLN. Dựa vào những lập luận trên và lý thuyết ủy nhiệm, tác giả đưa ra giả thuyết:
H4: Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà nước có tác động cùng chiều đến hành vi
QTLN.
3.3.2.5. Quyền sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và hành vi QTLN
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngồi ngày càng giữ vai trị quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trị trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FPI lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mơ và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp. Do đó, việc mở cửa nền kinh tế đối với thương mại và đầu tư nước ngoài của nhiều quốc gia trong những năm gần đây đem lại những thay đổi có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Việc tự do hóa dịng vốn qua biên giới trong các nền kinh tế đang phát triển có ý nghĩa ở hai cấp độ. Đầu tiên, các tổ chức tài chính nước ngồi khi so sánh với các tổ chức tài chính cơng có thể có động lực cao hơn để giám sát quản lý công ty nhằm đảm bảo lợi nhuận cao hơn cho khoản đầu tư của họ. Thứ hai, các tổ chức nước ngồi có thể sở hữu công cụ hiệu quả hơn cho các nhà quản lý giám sát hơn là các tổ chức tài chính tư nhân trong nước ở các nền kinh tế đang phát triển (Khanna và Palepu, 1999; Rapaczynski, 1996). Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài la,f
giảm mức độ QTLN giúp nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin (Firth và cộng sự, 2007), do đó, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H5: Tỷ lệ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi có tác động ngược chiều đến hành vi QTLN.
3.3.2.6. Các biến kiểm sốt
Ngồi các nhân tố thuộc cơ cấu sở hữu đã thảo luận ở trên, hành vi QTLN còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp, đó đó một số biến kiểm sốt được đưa vào mơ hình hồi quy để đánh giá một cách có hiệu quả tác động của các biến cơ cấu sở hữu đến hành vi QTLN bao gồm:
Quy mô công ty.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô cơng ty và QTLN (ví dụ Klai & Omri, 2011; Roodposthi & Chashmi, 2011). Lobo & Zhou (2001) nhận thấy rằng các cơng ty lớn có thể có nhiều cơ hội hơn để thao tác thu nhập vì sự phức tạp của các hoạt động và những khó khăn cho các nhà quan sát để hiểu các hoạt động phức tạp. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho rằng các công ty lớn cung cấp nhiều thông tin hơn và được giám sát kỹ lưỡng bởi các nhà phân tích và nhà đầu tư nên họ có ít động lực để QTLN (Xie, 2003; Rahman & Ali, 2006). Như vậy, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H6: Quy mơ cơng ty có tác động đến hành vi QTLN.
Địn bẩy tài chính.
Các nghiên cứu trước cũng cho thấy những cơng ty có tỷ lệ nợ càng cao thì càng có động lực để tham gia vào hoạt động QTLN nhằm đáp ứng yêu cầu giao ước