So sánh số dư huy động của một số ngân hàng tại Đồng Nai năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix sản phẩm tín dụng SME tại ngân hàng TMCP á châu CN đồng nai (Trang 39 - 40)

2016

ĐVT: Tỷ đồng

STT TCTD Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Tổng cộng

1 Vietcombank 5,000 7,500 12,500 2 Vietinbank 3,000 9,000 12,000 3 BIDV 3,056 8,734 11,790 4 Sacombank 665 2,234 2,896 5 Techcombank 402 1,465 1,867 6 HDbank 355 2,665 3,020 7 ACB 820 2,562 3,382

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Bảng 2.3 cho thấy, về mặt số dư huy động tại các ngân hàng khối Nhà nước và Cổ phẩn có sự phân hóa rõ rệt, khoảng cách về số dư huy động vốn ở mức rất lớn, điều này giúp cho các ngân hàng khối Nhà nước thường xuyên có lượng vốn giá rẻ để phát triển hoạt động tín dụng, khả năng cạnh tranh ở phân khúc DN SME sẽ tốt hơn nhiều so với ngân hàng khối Cổ phần về chính sách giá. Do đó, ACB – CN Đồng Nai cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để phát triển hoạt động huy động vốn, đặc biệt huy động vốn không kỳ hạn trên tài khoản tiền gửi thanh toán, đây cũng là sản phẩm mà các khách hàng DN SME thường xuyên sử dụng. Nhìn chung, qua các năm số dư huy động tại ACB – CN Đồng Nai có sự tăng trưởng và đứng ở vị trí dẫn đầu khối Cổ phần. Năm 2013 có sự tăng trưởng âm (giảm nhẹ) do sự cố liên quan đến ơng Nguyễn Đức Kiên, có thể nói 2013 là năm khó khăn nhất mà ACB phải đối mặt, cả về mặt quản trị hoạt động và giải quyết khủng hoảng tin đồn, tuy vậy gần như ngay lập tức, ACB xử lý vụ việc với tốc độ đáng nể và làm bản lề cho năm 2016 “Trở lại lưng chiến mã” với số dư huy động tăng trưởng ấn tượng, hơn 40% so với năm 2015.

2.1.4.2 Hoạt động tín dụng

Đối với các ngân hàng hiện đại, mặc dù đang có xu hướng chuyển dịch sang các hoạt động phi tín dụng để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng phát triển bền vững nhưng thực tế tại Việt Nam, hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các

ngân hàng, dư nợ tín dụng, bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận và số dư huy động, là một tiêu chí quan trọng để đánh giá quy mơ và khả năng phát triển thị trường của ngân hàng đó. Với ACB – CN Đồng Nai cũng khơng ngoại lệ, hoạt động tín dụng vẫn đóng góp rất lớn vào lợi nhuận chung của cả chi nhánh và không ngừng được quan tâm phát triển (xem) bảng 2.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix sản phẩm tín dụng SME tại ngân hàng TMCP á châu CN đồng nai (Trang 39 - 40)