PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 67 - 71)

ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI VCB - CT

ØChính sách của Đảng và Nhà nước

Các văn bản, chính sách vĩ mô về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Nhà nước chưa rõ ràng, còn thiếu ổn định và thường xuyên thay đổi, chính phủ chưa có văn bản pháp lý về hoạt động thanh toán quốc tế nhất là những quy định cụ thể về hướng dẫn các thông lệ quốc tế như UCP, INCOTERM....Như chính sách thương mại, Chính phủ và các bộ ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục hàng hóa được phép xuất nhập khẩu, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, điều kiện để doanh nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thời gian kể từ khi ra các quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thường là ngắn, không đủ để doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, có những mặt hàng trước kia cho phép nhập khẩu, song do tình trạng hàng nhập về quá nhiều làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất trong nước nên Chính phủ lại cấm nhập khẩu làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu và các NH, không những là VCB – CT mà tất cả các NH khác, gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vì đã làm thủ tục mở thư tín dụng nhập khẩu nên phải có nghĩa vụ thanh toán khi người bán giao hàng và xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo.

ØNguồn nhân lực

Nhiều cán bộ quản lý chưa nhận thức được đầy đủ về kinh tế thị trường, kém năng động nên hoạt động điều hành hiệu quả chưa cao.

Việc bố trí, sắp xếp, thay đổi cán bộ có lúc, có nơi chưa kịp thời.

Chưa xác định được cơ chế khuyến khích người lao động tích cực lao động. Chưa đào tạo được một đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực tỷ giá, mua bán ngoại tệ, chứng khoán, tin học,…là hệ quả của việc thiếu một chiến lược đào tạo cán bộ.

Ø Về mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức hiện nay của VCB – CT cũng như của các Ngân hàng thương mại khác là giống nhau: Ban Giám Đốc, các Phòng ban chức năng, Phòng Giám Đốc. Việc tổ chức các phòng ban chỉ dựa trên các nghiệp vụ chuyên môn: phòng Tín Dụng, phòng Thanh Toán Quốc Tế, phòng Quan Hệ Khách Hàng… có tác dụng chuyên môn hóa công việc nhưng do mối liên hệ công việc chưa chặt chẽ với sự chỉ đạo chưa thống nhất cũng như không thể kiểm tra, kiểm soát quá trình luân chuyển một cách tối ưu nên xảy ra tình trạng:

+ Những khách hàng lớn có nhu cầu, đa dạng về dịch vụ phải tiếp xúc với nhiều phòng ban và mất nhiều thời gian.

+ Một số phòng ban nghiệp vụ của Ngân hàng hoạt động chồng chéo, giẫm chân lên nhau.

+ Ngân hàng không nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thị các sản phẩm dịch vụ.

+ Tuy Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ mặc dù đã có những phòng giao dịch nhưng đến nay lợi thế cạnh tranh vẫn chưa được phát huy cao độ.

ØKiểm tra, kiểm soát nội bộ

Việc công tác kiểm tra, kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao.

Việc theo dõi sự chấp hành các quy định hiện hành của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, phát hiện những yếu tố rủi ro, khiếm khuyết trong quá trình nghiệp vụ chưa sát sao.

Chuyên môn của cán bộ kiểm tra, kiểm soát còn yếu, thiếu chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao.

ØTrình độ nghiệp vụ ngoại thương của khách hàng

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia thanh toán quốc tế trong khu vực của VCB – CT đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ chưa có kinh nghiệm về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nên thường có xu hướng lựa chọn hình thức thanh toán đơn giản hơn nên sẽ làm sụt giảm doanh số của các giao dịch tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, thực lực tài chính của các đơn vị này còn yếu kém nên hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay của NH, do đó khi doanh nghiệp Việt Nam bị nước ngoài lừa đảo, thua lỗ sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế tại NH.

ØSự cạnh tranh của các Ngân hàng trong cùng khu vực

Sự canh tranh gay gắt giữa các NH hoạt động trong cùng khu vực cũng là nhân tố chính làm thị phần thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng của VCB – CT bị chia sẻ. Từ năm 1990 trở lại đây, Nhà nước đã cho phép các NH đủ điều kiện có thể mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, được phép hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt với sự ra đời ngày càng nhiều của các NH thương mại cổ phần mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây và quyết định của Chính phủ cho phép các NH nước ngoài được chính thức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã làm xuất hiện hàng loạt các đối thủ mới với thực lực tài chính mạnh, áp dụng chế độ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu rất thoáng với thủ tục đơn giản, tốc độ giải ngân nhanh, áp dụng tỷ lệ phí thấp….đã lôi kéo được một lượng lớn khách hàng nên đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới doanh số và thị phần của VCB – CT trên lĩnh vực này.

ØHệ thống trang thiết bị sử dụng

Việc thanh toán có thực hiện được nhanh hay không phụ thuộc rất lớn vào các thiết bị truyền tin và hệ thống máy móc trợ giúp thanh toán. Do điều kiện khác nhau về trang thiết bị, xa xôi cách trở về mực địa lý mà hoạt động thanh toán nhiều lúc không thể truyền tải được bằng thư tín thông thường. Bởi vậy có thể không đảm bảo cho tính nhanh chóng và an toàn vì có thể làm chậm trễ quá trình thanh toán. Thực tế này đòi hỏi các ngân hàng phải có các trang thiết bị đảm bảo cho các nghiệp vụ thông tin trong thanh toán. Trong quá trình phát triển của phương tiện thông tin đại chúng, các loại công cụ như máy Talex, computer nối mạng là một đòi hỏi tất yếu, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng rộng, càng

nhanh chóng và càng kịp thời, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó là các loại trang thiết bị thông dụng mà ngân hàng không thể thiếu như là máy chụp, máy quét Scaner… tổ họp này là yếu tố chính giúp thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong ngân hàng.

ØChưa có sự cạnh tranh về phí

Từ bảng so sánh phí dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại VCB – CT và một số Ngân hàng ta có thể thấy được rằng phí giao dịch các nghiệp vụ tín dụng chứng từ tại đây chưa có sự chênh lệch lớn so với các Ngân hàng khác trong cùng khu vực hoạt động.

BẢNG 10 : SO SÁNH PHÍ L/C XK CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TẠI CẦN THƠ

Chỉ tiêu VCB - CT EXIMBANK – CT MSB

Thông báo L/C 20 USD 12 USD 10 USD

Thông báo sửa đổi

5 USD 5 USD 5 USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thanh toán bộ chứng từ

0,1% giá trị bộ chứng từ (tối thiểu 20 USD, tối đa 150 USD)

0,15% giá trị bộ chứng từ (tối thiểu 10USD, tối đa 130USD)

0,15% giá trị bộ chứng từ (tối thiểu 10 USD, tối đa 150 USD)

(Nguồn: vietcombank.com.vn, eximbank.com.vn, msb.com.vn)

Bảng số liệu cho thấy phí L/C XK tại VCB – CT luôn cao hơn so với các Ngân hàng ở cùng khu vực. Đặc biệt là dịch vụ thông báo L/C của VCB – CT phải tốn 20USD còn Eximbank Cần Thơ chỉ tốn 12USD và Ngân hàng hàng hải chỉ tốn 10USD. Tuy nhiên, giá trị thanh toán bộ chứng từ có thấp hơn các NH khác. Ở VCB – CT chỉ thu 0,1% giá trị bộ chứng từ thấp hơn các NH khác nhưng mức khống chế thì vẫn cao hơn. VCB – CT thu mức tối thiểu là 20USD và mức tối đa là 150USD cao hơn Eximbank Cần Thơ (mức tối thiểu 10USD, tối đa 130 USD), còn NH hàng hải thì cũng thấp hơn VCB – CT (mức tối thiểu 10USD, tối đa 150USD). Do đó khách hàng có sự cân nhắc trong việc lựa chọn NH thực hiện dịch vụ thanh toán. Với mức phí cao như vậy đã làm cho VCB – CT thiếu sức cạnh tranh so với các NH khác trong khu vực.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 67 - 71)