ØƯu điểm
Đối với đơn vị xuất nhập khẩu: Thủ tục thanh toán đơn giản, không phải ký quỹ, phí thanh toán thấp.
Đối với Ngân hàng: Ngân hàng không chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi đối với hai bên xuất nhập khẩu nên không phải chịu một rủi ro nào cả, quy trình thực hiện có rườm rà hơn thanh toán T/T nhưng vẫn đơn giản hơn thanh toán bằng L/C.
ØNhược điểm
§ Trong phương thức nhờ thu trơn
Ngân hàng: Ở hai bên nước nhập khẩu lẫn xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là người thu hộ tiền, trong trường hợp rủi ro thì Ngân hàng không chịu trách nhiệm trong việc thu được tiền hay không, nhưng điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
Về phía đơn vị xuất khẩu: Thì phương thức này quyền lợi không được đảm bảo vì đơn vị nhập khẩu có thể từ chối thanh toán khi nhận hàng hoặc thanh toán chậm, thanh toán hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu.
Đối với người mua: Áp dụng phương thức này cũng gặp một số điều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ hàng hóa, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng người bán có thực hiện đúng hợp đồng hay không
§ Trong nhờ thu kèm chứng từ
Vai trò của Ngân hàng: Vẫn là người trung gian thu hộ tiền chứ không có trách nhiệm về trả tiền của người mua (đơn vị nhập khẩu) nhưng trách nhiệm và uy tín của Ngân hàng được nâng lên phần nào so với phương thức nhờ thu trơn.
Về phía người bán: (đơn vị xuất khẩu) thì việc ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền và khống chế hàng hóa từ người mua, làm cho quyền lợi của người bán được phần nào đảm bảo hơn, vì khi người mua không thanh toán thì hàng hóa vẫn thuộc về người bán. Tuy nhiên có một số bất lợi như sau:
Người bán thông qua Ngân hàng chỉ khống chế được chứng từ hàng hóa chứ chưa khống chế được việc trả tiền của nhà nhập khẩu. Người mua có thể từ chối không nhận chứng từ vì lý do như: giá hàng hóa đã hạ xuống, tình hình trên thị trường có nhiều biến đổi…và như vậy khi hàng hóa đã gởi đi rồi thì việc giải quyết hàng hóa tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Nếu thu hồi hàng về thì chi phí chuyên chở cả đi lẫn về và những rủi ro trên đường vận chuyển cũng do người bán chịu.
Nếu người bán không thu hồi hàng hóa thì hàng hóa đó sẽ được đưa vào kho ở nước của người mua và chi phí lưu kho do người bán chịu.
Người bán phải thanh toán phí nhờ thu cho cả hai Ngân hàng khi người mua không nhận chứng từ.
Nếu thanh toán theo phương thức D/A thì người bán gánh chịu rủi ro trong thanh toán hối phiếu vì ở đây người bán đã bỏ quyền sở hữu hàng hóa của mình ngay khi người mua chấp nhận bộ chứng từ. Nhìn chung thì rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn lớn hơn.
Đối với người mua: Phải thanh toán trước khi nhận hàng hóa nên không có sự kiểm tra hàng hóa trước. Vì vậy, người mua phải gánh chịu rủi ro trong trường hợp hàng hóa mô tả trong chứng từ không được giao đúng về mặt số lượng cũng như chất lượng đã được thỏa thuận trong hợp đồng và trong thực tế đôi khi người mua trả tiền rồi nhưng vẫn chưa nhận được hàng.
ØBộ chứng từ dùng trong thanh toán
Chứng từ tài chính (Fiancial Documents): Hối phiếu, lệnh phiếu, séc…
Chứng từ thương mại (Commercial Documents): Hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận số lượng hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận trọng lượng, chứng từ bảo hiểm, phiếu đóng gói hàng, phiếu kiểm tra vệ sinh,…