Giới thiệu về quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 32 - 37)

từ - UCP

Bản UCP đầu tiên được soạn thảo năm 1993 và được hội nghị ICC lần thứ 7 tại Viene thông qua, được ấn hành và có hiệu lực cùng năm 1993. Sau đó, bản quy tắc này đã được ICC sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh thêm qua các thời kỳ và lần điều chỉnh gần đây nhất là năm 2007 với ấn bản số 600 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007

UCP là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, được hầu hết các nước áp dụng.

Việc dẫn chiếu theo UCP: UCP là văn bản mang tính quy phạm tùy nghi, có nghĩa là khi sử dụng phương pháp thanh toán tín dụng chứng từ nếu muốn áp

dụng nó thì các bên tham gia phải thỏa thuận và ghi rõ vào hợp đồng. Hơn thế nữa, nếu có sự khác biệt, thậm chí đối nghịch với bản quy tắc này thì luật quốc gia sẽ vượt lên trên tất cả và phải được tuân thủ. Một khi ngân hàng phát hành đã ghi rõ trong tín dụng thư được phát hành là: “tham chiếu theo UCP…” (“subject to UCP…”), thì toàn bộ giao dịch tín dụng chứng từ đó phải được tuân thủ theo những quy định trong UCP. Còn nếu các bên thống nhất có quyết định khác với nội dung một số điều UCP quy định thì phải ghi rõ các quyết định ấy trong L/C và nó có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia.

2.1.4.2. Những điểm khác biệt của UCP 600 so với UCP 500

ØĐiều 2 UCP 600

Về hình thức: UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều trong UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…

Cho phép chiết khấu L/C theo hình thức trả chậm.

ØĐiều 3 UCP 600

- Cho phép dùng thuật ngữ "hạng nhất", "nổi tiếng"….để chỉ tư cách người phát hành chứng từ, trừ người thụ hưởng. Khác với điều 20 UCP 500.

- Giải thích từ "vào", "vào khoảng". Khác với điều 46c UCP 600 - Tín dụng là không thể hủy bỏ. Loại bỏ điều 6a UCP 500

ØĐiều 4 UCP 600

Không khuyến khích người yêu cầu đưa các văn bản của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ….như là bộ phận cấu thành của thư tín dụng. Đây là điểm mới so với điều 3 UCP 500

Ø Điều 5 UCP 600: thay các bên có liên quan bằng các Ngân hàng. Khác với điều 4 UCP 500.

Theo điều 9a.iv UCP 500 quy định: L/C không được ký phát đòi tiền người yêu cầu mở L/C. Tuy nhiên, nếu L/C quy định hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu mở L/C thì Ngân hàng sẽ xem xét các hối phiếu đó như những

chứng từ phụ. Điều 6c UCP 600 sửa đổi: không được ký phát hối phiếu đòi tiền người mở L/C.

Bất cập ở điều 10b UCP 500: không quy định quyền lựa chọn Ngân hàng trả tiền, nếu L/C quy định đòi tiền Ngân hàng phát hành, Ngân hàng xác nhận hoặc Ngân hàng được chỉ định. Điều 6a UCP 600 sửa đổi: "Tín dụng có giá trị thanh toán tại một Ngân hàng chỉ định thì cũng có giá trị thanh toán tại Ngân hàng phát hành"

ØĐiều 7 UCP 600:

Bỏ khái niệm "chiết khấu hối phiếu" thay bằng khái niệm mới "thương lượng thanh toán". Khác với điều 9a UCP 500.

ØĐiều 9 UCP 600 (tương thích điều 7 UCP 500). Những điểm mới: - Bỏ thuật ngữ "Sự cẩn thận thích đáng"

- Thêm "Phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng và sửa đổi"

- Thêm "kiểm tra tính chân thật bề ngoài của sửa đổi"

- Thêm "Ngân hàng thông báo thứ hai". Trách nhiệm của Ngân hàng thông báo thứ hai:

+ Kiểm tra tính chân thật bề ngoài của thông báo

+ Phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng và sửa đổi. Đây là điểm bất cập vì Ngân hàng thông báo thứ hai đâu trực tiếp tiếp xúc với L/C được mở giữa Ngân hàng phát hành và người thụ hưởng.

ØĐiều 10 UCP 600 (Tương thích điều 9d UCP 500). Những điểm mới: Khi nhận được thông báo chấp nhận hay từ chối sửa đổi, Ngân hàng thông báo phải thông báo cho Ngân hàng yêu cầu sửa đổi.

Quy định thời gian có hiệu lực cho việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi là không được xem xét đến.

ØĐiều 12 UCP 600

(Tương thích điều 10c,d UCP 500). Những điểm mới:

Ngoài chỉ định truyền thống về thanh toán và thương lượng thanh toán, quy định rõ thêm chỉ định về: tiếp nhận chứng từ, chuyển chứng từ, kiểm tra chứng từ.

Tiếp nhận, kiểm tra và chuyển chứng từ không tạo ra nghĩa vụ thanh toán và thương lượng thanh toán.

ØĐiều 13 UCP 600

Thỏa thuận hoàn trả tiền giữa các Ngân hàng (Tương thích điều 19 UCP 500). Điểm mới:

- Đề ra quy tắc lựa chọn áp dụng URR:

+ Muốn áp dụng URR hiện hành thì phải ghi rõ trong thư tín dụng. + Nếu không áp dụng URR thì áp dụng điều 13b UCP 600.

- Ủy quyền hoàn trả không lệ thuộc vào thời gian hiệu lực của tín dụng.

ØĐiều 14 UCP 600 (Tương thích điều 13,21,22,31,37,43 UCP 500). - Bỏ nhóm từ "reasonable time"

- Thời gian kiểm tra rút còn 5 ngày làm việc của Ngân hàng. Thời hạn kiểm tra "không thể rút ngắn hoặc không bị ảnh hưởng bởi các sự cố có trong hoặc sau ngày xuất trình chứng từ rơi đúng vào ngày hết hạn hay ngày xuất trình chậm nhất"

- Ngoài mô tả hàng hóa, còn thêm dịch vụ và thực hiện - Cách ghi địa chỉ:

+Các địa chỉ ghi trong chứng từ không nhất thiết giống nhau như địa chỉ ghi trong tín dụng thư nếu cùng một quốc gia.

+ Các chi tiết phụ thuộc của địa chỉ không nhất thiết giống nhau trên các chứng từ và với tín dụng thư: số fax, telephone, email….

+Địa chỉ của người nhận hàng và thông báo nhận hàng ghi trên chứng từ vận tải phải đúng như địa chỉ trong tín dụng thư.

- Bỏ điều khoản 30 UCP 500 về chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành thay bằng: "Ngân hàng chấp nhận chứng từ vận tải do một bên khác phát hành trừ người chuyên chở, chủ tàu, thuyền trưởng, người cho thuê tàu".

ØĐiều 15 UCP 600: xuất trình phù hợp. Đây là điều khoản mới của UCP 600. - Bất cập của điều 13 UCP 500: ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với điều kiện và điều khoản của tín dụng thư thì tiếp nhận chứng từ, không quy định là có phải thanh toán hay không, UCP 600 quy định: nếu xuất trình phù hợp là phải thanh toán. Cụ thể như sau:

+Ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán và chuyển giao chứng từ cho Ngân hàng phát hành nếu xuất trình phù hợp.

+Ngân hàng chỉ định phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán và chuyển giao chứng từ cho NHPH nếu xuất trình phù hợp.

ØĐiều 16 UCP 600 (Tương thích điều 14 UCP 500). Những điểm mới: - Nếu xuất trình không phù hợp, Ngân hàng phát hành, Ngân hàng xác nhận và Ngân hàng chỉ định có quyền từ chối thanh toán, thương lượng thanh toán. UCP 500 quy định quyền từ chối nhận chứng từ.

- Việc trả lại chứng từ: Điều 14e UCP 500 quy định: "nếu không trả lại chứng từ thì sẽ mất quyền khiếu nại về chứng từ không phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng". Điều 16e UCP 600 đã bổ sung: "có thể trả lại chứng từ cho người xuất trình vào bất cứ thời gian nào". Dù điều 16 UCP 600 đã bổ sung nhưng bất cập của UCP 500 chưa được giải quyết: đó là việc không quy định thời hạn trả lại.

- Ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở tín dụng thư khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ. Thông báo từ chối chứng từ có thêm hai lựa chọn mới:

+ Tạm giữ chứng từ chờ bên mua chấp nhận bất hợp lệ hay bên bán có chỉ thị bổ sung

+ Ngân hàng hành động theo chỉ thị của bên bán trước đó.

ØĐiều 17 UCP 600 (Tương thích điều 20b,c UCP 500). Những điểm mới: - Xuất trình ít nhất một bản gốc của mỗi chứng từ.

- Quy định rõ hơn về định nghĩa chứng từ gốc:

+Có ký hiệu, đóng dấu, ghi chú hoặc chữ ký gốc chân thực của người phát hành chứng từ, hoặc

+ Được viết, đánh máy, đục lỗ hoặc đóng dấu bằng tay của người phát hành chứng từ

+Ghi rõ là chứng từ gốc, trừ khi ghi rõ là không áp dụng đối với chứng từ xuất trình.

ØĐiều 18 UCP 600 (Tương thích điều 13 UCP 500). Những điểm mới: - Phải ghi cùng loại tiền của tín dụng thư.

- Điều 37c UCP 500 quy định: "Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong tín dụng". Điều 18 UCP 600 bổ sung thêm: "Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc cách thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả được thể hiện trong tín dụng thư".

ØĐiều 19 UCP 600 (Tương thích điều 26 UCP 500). Những điểm mới: - Bỏ từ "on its face"

- Người ký B/L là Carrier, Master và đại lý, bỏ MTO.

- Điều 19a ii UCP 600 bổ sung: "Tuy nhiên, nếu chứng từ vận tải chỉ ra bằng cách đóng dấu hoặc ghi chú có ghi ngày gửi hàng, nhận hàng để chở hoặc đã bốc hàng lên tàu thì ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng".

- Bổ sung khái niệm chuyển tải mà điều 26 UCP 500 không có.

ØĐiều 23 UCP 600 (Tương thích điều 27 UCP 500):

Thay "Actual date of dispatch" bằng câu "Actual date of shipment". Như vậy, ấn chỉ chuyến bay trên vận đơn hàng không (AWB) sẽ được xem là ngày giao hàng, bất kể trong L/C có quy định như vậy hay không.

ØĐiều 28 UCP 600: chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm (tương thích điều 34, 35 UCP 500). Điểm mới:

- Ngoài đại lý, thêm "người ủy quyền-Proxy" tham gia bảo hiểm.

- Cho phép Ngân hàng chấp nhận hợp lệ đối với chứng từ bảo hiểm có dẫn chiếu bất kỳ điều khoản loại trừ nào.

=> Nhận xét chung về UCP 600:

Bên cạnh những thành tựu đạt được so với UCP 500 thì UCP 600 vẫn chưa thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các Ngân hàng Việt Nam trong việc tránh các rủi ro và giải quyết các xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ vốn rất phong phú và phức tạp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)