ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC L/C SO VỚ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 63 - 64)

CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁC NHƯ: CHUYỂN TIỀN VÀ NHỜ THU

4.2.1 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

ØƯu điểm

Đối với người bán: Có sự đảm bảo của Ngân hàng mở L/C (nếu là L/C có xác nhận thì có bảo đảm của Ngân hàng xác nhận). Người bán sẽ được thanh toán tiền hàng, vì khi mở L/C người mua phải ký quỹ một khoản tiền tương ứng với giá trị hàng hóa. Người mua không thể từ chối thanh toán với bất kỳ lý do nào khi hai bên thực hiện quy định trong L/C lẫn việc lập chứng từ một cách hợp lệ. Bảo đảm thu nhanh sau khi giao hàng và hoàn chỉnh bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc chấp nhận thanh toán của Ngân hàng phát hành (đối với L/C trả sau).

Đối với người mua: Đảm bảo sẽ nhận được số lượng, chất lượng hàng hóa tương ứng với số tiền mà họ đã thanh toán. Nếu vì lý do nào đó người bán giao hàng và lập bộ chứng từ không đúng như trong hợp đồng hoặc yêu cầu của L/C thì người mua có quyền trì hoãn việc thanh toán.

Đối với Ngân hàng: Ở phương thức này sẽ thu được một khoản phí lớn.

ØNhược điểm

Đối với người bán:

Nếu sơ suất trong việc thành lập bộ chứng từ dẫn đến bất hợp lệ không phù hợp với L/C thì có thể bị người mua từ chối hoặc trì hoãn việc thanh toán.

L/C có thể mất giá trị thương mại của nó khi ngưới bán không tuân hành bất cứ điều khoản nào của thư tín dụng.

Đối với người mua:

Phải tốn chi phí cho phương thức này cao hơn phương thức thanh toán khác, khi mở L/C Ngân hàng phát hành thường yêu cầu người xin mở L/C ký quỹ một số tiền nhất định tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Ngân hàng mở L/C và người xin mở L/C, nếu số tiền này quá lớn và thời gian thanh toán dài, có thể gây tình trạng thiếu vốn kinh doanh.

Người bán có thể làm giả chứng từ để nhận tiền mà không giao hàng hoặc giao hàng chậm, phẩm chất kém.

Đối với Ngân hàng:

Ở phương thức này trách nhiệm của Ngân hàng rất nặng và cần phải thận trọng trong việc kiểm tra bộ chứng từ, nếu sai sót trong kiểm tra không nhận ra bộ chứng từ có bất hợp lệ mà vẫn tiến hành thanh toán thì sẽ không đòi được tiền nhà nhập khẩu.

Trong trường hợp hàng hóa đến trước bộ chứng từ mà đơn vị nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng viết đơn bảo lãnh cho họ nhận hàng. Nếu như Ngân hàng không xem xét khách hàng đó có uy tín hay không mà cứ viết đơn bảo lãnh cho họ nhận hàng thì có thể họ sẽ không thanh toán sau khi đã nhận hàng xong.

ØBộ chứng từ thanh toán

Chứng từ tài chính: Hối phiếu. lệnh phiếu, Séc,…

Chứng từ thương mại: Hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận trọng lượng, chứng nhận bảo hiểm, phiếu đóng gói,…

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ (Trang 63 - 64)