Thang đo Sự hài lịng trong cơngviệc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến sự hài lòng trong công việc thông qua động lực phụng sự công của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 40 - 48)

Mã hóa Nội dung

HL1 Tơi hài lịng với tính chất cơng việc tơi đang làm HL2 Tơi hài lịng về người lãnh đạo nơi tôi đang làm việc

HL3 Tơi hài lịng về sự hợp tác của các đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ chung

HL4 Tơi hài lịng về tổ chức tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn và các cơ hội thăng tiến khi nỗ lực làm việc

HL5 Tơi hài lịng về mức lương nhận đượctừ cơng việc tương xứng so với năng lực và cống hiến

HL6 Xét về mọi mặt, tơi hài lịng với công việc và cảm thấy tự hào khi được làm việc tại tổ chức

Nguồn: Schriesheim và Tsui (1980)

Các câu hỏi của thang đo được đo lường bằng thang đo Likert, thang đo Likert là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó, từ hồn tồn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Trong nghiên cứu này, các thang đo được đo lường bằng thang đo Likert với 5 mức độ: Hồn tồn khơng đồng ý, khơng đồng ý, trung hịa (khơng ý kiến), đồng ý và hồn tồn đồng ý.

3.3. Bảng khảo sát

3.3.1. Thiết kế bảng khảo sát:

Nội dung Bảng khảo sát dự kiến gồm 3 phần chính như sau: Phần I: Giới thiệu mục đích nghiên cứu (Chi tiết xem phụ lục 2).

Phần II: Bao gồm những câu hỏi về các tiêu chí về các nhân tố phong cách chuyển dạng lãnh đạo, động lực phụng sự cơng, Sự hài lịng trong cơng việc. Thang điểm Likert với 5 cấp độ được dùng để đo lường tất cả các nhân tố phong cách chuyển dạng lãnh đạo, động lực phụng sự cơng, Sự hài lịng trong cơng việc, câu trả lời chọn lựa từ điểm 1 “hồn tồn khơng đồng ý” đến điểm 5 “hoàn toàn đồng ý”

(Chi tiết xem phụ lục 2).

Phần III: Bao gồm những câu hỏi thơng tin cá nhân: Giới tính, khoa/phịng làm việc, độ tuổi, thâm niên công tác, thu nhập hàng tháng, chuyên môn đào tạo và bằng cấp cao nhất (Chi tiết xem phụ lục 2).

3.3.2. Các giai đoạn nghiên cứu:

Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp công lập) qua hai giai đoạn: Giai đoạn một là nghiên cứu

định tính thơng qua thảo luận nhóm nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu nhằm làm rõ nghĩa và dễ hiễu các biến quan sát. Giai đoạn hai là nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua việc phát bảng câu hỏi khảo sát đến 200 nhân viên đang làm việc tại các khoa/phòng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mơ hình đo lường cũng như mơ hình lý thuyết và các giả thuyết trong mơ hình.

Với mục tiêu nghiên cứu là xác định sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên thơng qua động lực phụng sự cơng dựa trên những tiêu chí đánh giá của nhân viên về tác động của phong cách lãnh đạo đến các yếu tố trên tại tổ chức. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện theo 2 bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

3.3.2.1. Nghiên cứu định tính và thu thập thơng tin

Mục đích nghiên cứu định tính nhằm tiếp cận và giải thích rõ với các nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám phá những tác động của lãnh đạo đến động lực phụng sự công và những ảnh hưởng của động lực phụng sự đến sự hài lịng trong cơng việc trong tổ chức. Nhằm cung thu thập thông tin để bổ sung cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm vừa để khám phá, vừa để khẳng định điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết để phát triển thang đo phong cách lãnh đạo chuyển dạng, thang đo động lực phụng sự cơng và thang đo sự hài lịng trong cơng việc của nhânviên.

Để nội dung thảo luận nhóm đạt kết quả mong muốn, tác giả chuẩn bị những nội dung về đề tài thật chi tiết và rõ ràng, tập trung vào các củ đề cần nghiên cứu là phong cách lãnh đạo chuyền dạng tại tổ chức ảnh hưởng đến động lực phụng sự cơng và Sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên. Để cuộc thảo luận đạt chất lượng tốt cần phải nêu rõ và giải thích chi tiết các khái niệm trước khi đi sâu vào mục hỏi.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận nhóm theo dàn bài thảo luận (phụ lục 1 kèm theo). Việc thảo luận được thực hiện với nhóm 15 người đang là viên chức, nhân viên các khoa/phịng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

(trong đó gồm: hệ ngoại 4, hệ nội 4, các chuyên khoa lẻ: 1, Nhi: 2, các khoa cận lâm sàng: 2, các phịng chức năng: 2)

Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sâu hơn về quan điểm, ý kiến của nhóm thảo luận hiện cơng tác tại bệnh viện về các nội dung đề cập trong nghiên cứu để phù hợp và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra. Kết quả nghiên cứu định tính đã làm rõ thêm các mục hỏi nhằm đảm bảo các khái niệm đều được đo lường đầy đủ và phù hợp với đặc điểm của bệnh viện. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, các đáp viên nhất trí thang đo Phong cách lãnh đạo gồm 7 biến quan sát, Sự hài lòng trong công việc gồm 6 biến quan sát, động lực phụng sự cơng có 5 biến quan sát. Nhóm nhất trí điều chỉnh cho phù hợp với công việc thực tế tại Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

3.3.2.2. Nghiên cứu định lượng và thu thập thông tin định lượng

Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, tốn học hoặc kỹ thuật vi tính. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mơ hình tốn học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng. Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu trong đó thơng tin được thu thập ở dạng định lượng nhằm giúp chúng ta có thể đo lường bằng số lượng. Nghiên cứu định lượng yêu cầu một câu hỏi cụ thể và thu thập một mẫu dữ liệu số từ hiện tượng quan sát hay từ nghiên cứu người tham gia trả lời các câu hỏi.

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc thu thập dữ liệu sơ cấp từ những đối tượng khảo sát là viên chức, nhân viên các khoa, phòng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

Nghiên cứu này được thực hiện cắt ngang thời gian (Cross-sectional), nghiên cứu cắt ngang thời gian là nghiên cứu được thực hiện tại một thời điểm hay trong khoảng một thời gian ngắn, mỗi đối tượng chỉ thu thập thông tin một lần và không theo dõi xuôi theo thời gian (Khassawneh, Khader, Amarin và Alkafajei, 2006).

Phương pháp thu thập thông tin định lượng thông qua phỏng vấn bảng câu hỏi chi tiết được thiết kế phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành phát 200 phiếu khảo sát tại các khoa/phòng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định theo phương pháp phi xác suất – thuận tiện và thu về 191 phiếu, trong đó có 188 phiếu phù hợp.

3.4. Kích thước mẫu và chọn mẫu

Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu thì việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết. Về nguyên tắc cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng chính xác, tuy nhiên cỡ mẫu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thực hiện nghiên cứu. Đối với nghiên cứu này do hạn chế về chi phí thực hiện nên cỡ mẫu được xác định trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu.

Có nhiều phương pháp chọn mẫu, chúng được chia thành hai nhóm chính bao gồm: (1) phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên, và (2) các phương pháp chọn mẫu khơng theo xác suất, cịn gọi là phi xác suất hay không ngẫu nhiên. Do điều kiện thời gian có hạn nên trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Lý do chọn phương pháp này là vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) số lượng mẫu quan sát bằng 4 hoặc 5 lần số biến. Để chọn kích thướt mẫu phù hợp, đối với phân tích nhân tố (EFA), cỡ mẫu tối thiểu N≥ 5*x (với x là tổng số các biến quan sát). Trong nghiên cứu này, có tất cả 18 biến quan sát cần ước lượng nên kích thước mẫu tối thiểu là 90, nhưng kích thước mẫu tối thiểu cần thiết là 100 quan sát. Do vậy, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cậy, mang tính đại diện cao hơn và dự phòng những trường hợp không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, tác giả sẽ lựa chọn kích thước mẫu là 200 quan sát. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện bằng cách khảo sát viên chức, nhân viên y tế tại các khoa/phòng ở các độ tuổi khác nhau và phân bổ đều theo số lượng nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Kết quả nhận lại 191 phiếu khảo sát trong đó có 188 phiếu khảo sát hợp lệ và 03 phiếu không hợp lệ. Số phiếu không hợp lệ sẽ được bỏ ra trước khi đưa vào phần mềm SPSS. Do đó, mẫu điều tra được chọn là 188 quan sát là phù hợp với yêu cầu và mang tính đại diện của mẫu nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu.

3.5. Quá trình thu thập dữ liệu

Quá trình thu thập dữ liệu được tác giả thực hiện như sau:

 Lựa chọn 200 đối tượng cần được khảo sát. Các đối tượng này là viên chức, nhân viên đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

 Tác giả gọi điện trao đổi với các đối tượng khảo sát về nhu cầu và nội dung, mục đích, hình thức, đối tượng và thời gian tiến hành khảo sát.

 Tiến hành gửi bảng khảo sát cho các đối tượng thông qua phương pháp gửi trực tiếp, đồng thời có giải thích rõ ràng cách trả lời.

 Nhận lại các bảng khảo sát đã được trả lời, đối với các trường hợp chưa rõ ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời, tác giả sẽ gặp trực tiếp để xin ý kiến.

 Tổng hợp các phiếu khảo sát thu lại là 191 phiếu và sàn lọc các phiếu hợp lệ và không hợp lệ, cuối cùng, tổng số phiếu hợp lệ là 188 phiếu.

3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu

3.6.1. Kiểm tra và làm sạch dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu của tác giả tập trung vào phân tích tổng thể các dữ liệu điều tra được từ khảo sát thực tế. Việc kiểm tra và làm sạch dữ liệu nhằm mục đích làm sạch số liệu và mô tả sơ bộ (sắp xếp dữ liệu, lược đồ, tính số liệu thống kê ban đầu, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực trị, ngũ phân vị, bảng phân tổ chéo), xem xét tính gắn kết tổng thể, hiển thị dữ liệu, cơ cấu số liệu, phân loại theo phương pháp khảo sát.

Bỡi lẽ, các tập dữ liệu có thể có sai số, sai sót hay bỏ sót. Câu hỏi không phải lúc nào cũng dễ hiểu, người được phỏng vấn không phải lúc nào cũng biết đưa ra câu trả lời cần thiết, tinh thần cuộc điều tra và sự hợp tác, bản chất của việc đặt câu hỏi không phải lúc nào cũng được lĩnh hội. Sau khi được mã hóa dưới dạng số, một biến độc lập khơng cịn chứa các yếu tố cho phép phê duyệt biến đó. Chính vì vậy, tác giả cần thiết phải kiểm tra và rà soát lại tất cả các dữ liệu trước khi sử dụng cho việc phân tích của mình.

3.6.2. Thiết kế mẫu

Việc mô tả mẫu giúp người xem nhìn nhận rõ nét hơn về các đặc trưng của các đối tương khảo sát.Với nghiên cứu này, tác giả tiến hành thống kê các tiêu chí như: Giới tính, khoa/phịng làm việc, độ tuổi, thâm niên cơng tác, thu nhập hàng tháng, chuyên môn đào tạo và bằng cấp cao nhất, trong đó, cụ thể các tiêu chí như sau:

 Giới tính: Nam, nữ.

 Khoa/phịng làm việc: Các phịng chức năng (Hành chính), Khoa cận lâm sàng, các khoa lâm sàng khối nội, các khoa lâm sàng khối ngoại.

 Thâm niên công tác: Dưới 5 năm, từ 5 đến dưới 10 năm, từ 10 đến dưới 15 năm, từ 15 năm trở lên.

 Thu nhập hàng tháng: Dưới 4 triệu đồng, từ 4 đến dưới 7 triệu đồng, từ 7 đến dưới 10 triệu đồng, từ 10 triệu đồng trở lên.

 Chuyên môn đào tạo: Bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và hộ sinh, kỹ thuật viên.

 Bằng cấp cao nhất: Trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học.

3.6.3. Kiểm tra độ tin cậy

Để đánh giá độ tin cậy của các thang đo, tác giả tiến hành phân tích hệ số Cronbach Alpha được sử dụng trước để loại bỏ các biến không phù hợp.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng:

 Hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt.

 Từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được.

 Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu(Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008).

Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được.Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.30 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,60 sẽ đuợc xem xét loại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005).

3.6.4. Phân tích tương quan:

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tương quan thơng qua hệ số tương quan Pearson, được kí hiệu bằng chữ “r”, giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1. Nếu r> 0 thể hiện tương quan đồng biến, ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến khơng có mối liên hệ tuyến tính.

 Nếu r  1: quan hệ giữa hai biến càng chặt

 Nếu r  0: quan hệ giữa hai biến càng yếu

Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan, cụ thể như sau:

 Sig.< 1 % : mối tương quan rất chặt chẽ

 Sig.> 5 % : khơng có mối tương quan

3.6.5. Phân tích mơ hình hồi quy:

Phân tích hồi quy là bước quan trọng trong việc xác định các nhân tố phong cách lãnh đạo chuyển dạng, động lực phụng sự công, Sự hài lịng trong cơng việc tác động với nhau sau khi đã tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan.Với kết quả thu được từ phân tích hồi quy, tác giả phân tích đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình, kết luận mức độ tác động của các nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc, kiểm tra các hiện tượng tự tương quan thông qua hệ số Durbin Watson, đa cộng tuyến thông qua hệ số VIF.

3.6.6. Phân tích T-test và ANOVA:

Sau khi thực hiện phân tích mơ hình hồi quy,tác giả tiến hành phân tích Independent Sample Test, điều kiện để có sự khác biệt là Sig (2-tailed) nhỏ hơn 0.05. Để đánh giá toàn diện hơn sự khác biệt của đối tượng điều tra, tác giả kiểm định phương sai một yếu tố One Way Anova, điều kiện để có sự khác biệt là Sig (2- tailed) nhỏ hơn 0.05.

Tóm tắt Chương 3

Trong Chương 3, tác giả đã cho thấy được phương pháp nghiên cứu, các biến trong từng nhân tố, cũng như các vấn đề cần thiết trong việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát và các bước phân tích như: thiết kế bảng hỏi, các bước điều tra, thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, mơ hình hồi quy,...

CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu:

Thống kê sơ lược các thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát, ta thu thập được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển dạng đến sự hài lòng trong công việc thông qua động lực phụng sự công của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa tỉnh bình định (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)