Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao tiếp nội bộ trong tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Mơ hình nghiên cứu của luận văn được biểu diễn qua sơ đồ bên dưới thể hiện sự ảnh hưởng của các thành phẩn của giao tiếp nội bộ đến các thành phần của sự gắn kết nhân viên trong tổ chức.

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu

H2-1

H3-1

H4-1

H5-1 H1-1 Giao tiếp cấp trên –

cấp dưới

Chất lượng thông tin

Sự cởi mở với cấp trên

Cơ hội cho giao tiếp hướng lên

Độ tin cậy của giao tiếp Sự gắn kết tự nguyện Sự gắn kết nhận thức H1-2 H2-2 H3-2 H4-2 H5-2

Ý nghĩa của các biến thành phần trong mơ hình nghiên cứu được tóm tắt như sau:

Khái niệm Biến thành phần Ý nghĩa

Giao tiếp nội bộ (Internal

Communication)

Giao tiếp cấp trên – cấp dưới (Superior-Subordinate Communication)

Những trao đổi thông tin và ảnh hưởng giữa các thành viên tổ chức. Chất lượng mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên là tốt đẹp

Chất lượng thông tin (Quality of information)

Chất lượng thơng tin: chính xác, đầy đủ, nhất quán, và có giá trị

Sự cởi mở với cấp trên (Superior Openness)

Biết lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu và tránh phản ứng có thể tạo quan hệ tiêu cực hoặc trả lời phản đối

Cơ hội cho giao tiếp hướng lên ( Opportunities for Upward Communication)

Quan điểm và ý kiến của nhân viên được lắng nghe và áp dụng vào công việc.

Độ tin cậy của thông tin (Reliability of Information)

Thông tin và nguồn thông tin là đáng tin cậy Sự gắn kết với tổ chức (Employee Engagement) Sự gắn kết tự nguyện (Emotion, Affecttive)

Gắn bó thân thiết xuất phát từ tình cảm và mang tính tự nguyện của nhân viên đối với tổ chức

Sự gắn kết nhận thức (Rational, Cognitive)

Gắn bó do nhân viên cảm thấy có nghĩa vụ đạo đức, trách nhiệm phải ở lại tổ chức

Thông qua cơ sở lý luận, mơ hình nghiên cứu tập trung phân tích, đo lường sự tác động của giao tiếp nội bộ thông qua 4 thành phần của môi trường giao tiếp do Dennis (1975) phát triển, đến thành phần của sự gắn kết nhân viên trong tổ chức của Tower Perrin (2003) trên cơ sở các giả thuyết sau :

H1-1: Giao tiếp cấp trên – cấp dưới tác động dương đến sự gắn kết tự nguyện H2-1: Chất lượng thông tin tác động dương đến sự gắn kết tự nguyện

H3-1: Sự cởi mở với cấp trên tác động dương đến sự gắn kết tự nguyện

H4-1: Cơ hội cho giao tiếp với cấp trên tác động dương đến sự gắn kết tự nguyện H5-1: Độ tin cậy trong giao tiếp tác động dương đến sự gắn kết tự nguyện

Nhóm 2: Các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhận thức

H1-2: Giao tiếp cấp trên – cấp dưới tác động dương đến sự gắn kết nhận thức H2-2: Chất lượng thông tin tác động dương đến sự gắn kết nhận thức

H3-2: Sự cởi mở với cấp trên tác động dương đến sự gắn kết nhận thức

H4-2: Cơ hội cho giao tiếp với cấp trên tác động dương đến sự gắn kết nhận thức H5-2: Độ tin cậy trong giao tiếp tác động dương đến sự gắn kết nhận thức

Tóm tắt

Chương 1 xem xét các nghiên cứu cơ bản, các lý thuyết liên quan đến giao tiếp nội bộ và sự gắn kết trong tổ chức. Trong chương này cũng đưa ra cơ sở để lựa chọn lý thuyết môi trường giao tiếp nội bộ của Dennis (1975) và lý thuyết sự gắn kết nhân viên của Tower Perrin (2003) để xây dựng mơ hình và tiếp tục phân tích, nghiên cứu cho các chương sau. Mơ hình nghiên cứu gồm 07 khái niệm với 10 giả thuyết được thực hiện nhằm đo lường ảnh hưởng của giao tiếp nội bộ đến sự gắn kết nhân viên trong tổ chức.

CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã trình bày lý thuyết về giao tiếp nội bộ và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Mơ hình nghiên cứu cũng đã được xây dựng kèm theo các giả thuyết. Chương 3 sẽ tiếp tục giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mơ hình và các giả thuyết đã nêu ở chương 1.

Chương 3 gồm các phần: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) phương pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu và (3) xây dựng thang đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giao tiếp nội bộ trong tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)